Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Võ Duy Khánh

A.TẬP ĐỌC

1.Đọc thành tiếng:

_ Đọc đúng các kiểu câu, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật

2.Đọc hiểu:

_ Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện :Mọi người trong cộng đồng phải biết quan tâm đến nhau

 ( Trả lời được các câu hỏi)

 - HS khuyết tật đọc được bài tập đọc ở mức độ tương đối và trả lời một số câu hỏi ngắn gọn .

 B.KỂ CHUYỆN

_ Kể lại đượctừng đoạn câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Võ Duy Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ thứ 7 _ Dòng thơ thứ 7 _ Dòng thơ thứ 8 _Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa _2 học sinh lên bảng viết, học sinh cả lớp viết bảng con:làm mật sáng đêm, sống chăng,nhân gian _ Học sinh tự nhớ lại và viết bài vào vở. _ Học sinh đổi vở chéo cho nhau. _ 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. _Học sinh tự làm bài trong nhóm _ 2 nhóm đọc lời giải của mình . Các nhóm khác có ý kiến bổ sung (rán-de-giao thừa,cuồn cuộn-chuồng-luống) 4.Củng cố Dặn dò _Bài nhà:Về nhà nếu viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng _Chuẩn bị bài: Ôn tập 5. :_ Giáo viên nhận xét tiết học, …………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN-TIẾT 8 KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng nói :Học sinh kể về một người hàng xóm theo gợi ý 2.Rèn kĩ năng viết :Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ), diễn đạt rõ ràng Hs khuyết tật biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm 2.Học sinh : Sách giáo khoa, vở. III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ :Một hoặc hai học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn. Sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện GV: Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay,các em nghe kể về người hàng xóm cuả mình và làm bài viết. ­ Hoạt động : Hướng dẫn học sinh thực hiện làm bài tập a)Bài tập 1: (HSTB-Y-KT) _Học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý (Kể về một người hàng xóm mà em quý mến ….) Cả lớp đọc thầm theo _Giáo viên nhắc học sinh : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm.Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý,cũng có thể kể kĩ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng , tính tình của người đó , tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em. _ Gọi 1 học sinh khá kể mẫu. _ Yêu cầu học sinh kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý _ Gọi một số học sinh kể trước lớp _ Giáo viên nhận xét , bổ sung vào bài kể cho từng học sinh ­Hoạt động 2 :Học sinh thực hiện làm bài vào vở (HSTB-K) b) Bài tập 2: Học sinh kể về người hàng xóm mà mình biết. _ Gọi một số học sinh đọc yêu cầu của bài 2 _ Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp _ Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _ 2 học sinh đọc trước lớp . Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. _Học sinh suy nghĩ về người hàng xóm.Có thể kể 5 đến 7 câu theo những gợi ý. _ 1 học sinh kể trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét _Học sinh làm việc theo cặp _ 5 đến 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét _Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 _Học sinh làm bài vào vở 4.Củng cố .Dặn dò:_ _Bài nhà: Về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh _Chuẩn bị bài : Ôn tập 5. Giáo viên nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------------------ TOÁN –TIẾT 40 LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : HSTìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết _Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số _Xem giờ trên đồng hồ . - HS khuyết tật làm được bài tập ở mức độ tương đối II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Sách giáo khoa. 2.Học sinh : Sách giáo khoa, bảng con , vở , III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ : Tìm số chia HS Nêu lại quy tắt ( Trong phép chia hết tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương) GV: Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta học cách tìm số bị chia chưa biết, số chia, số bị trừ, số trừ, số hạng.Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số và xem giờ trên đồng hồ . ­Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện tập +Bài 1:(Củng cố về cách tìm x) _ Bài toán yêu cầu tính gì ? _ Yêu cầu học sinh tự làm bài +Bài( 2 HSTB-Y) _ Yêu cầu học sinh tự làm bài +Bài 3 (HSK-G) _ Gọi 1 học sinh đọc đề bài _Yêu cầu học sinh tự làm bài it1 _ Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số . +Bài 4 _Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ . _Vậy khoanh vào câu trả lời nào ? _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _ Bài toán yêu cầu tính x _ 6 học sinh lên bảnglàm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con _ Học sinh nêu cách tìm số hạng , số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết _4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau _Trong thùng có 36 lít dầu . Sau khi sử dụng,số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có .Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ? Bài làm Số lít dầu còn lại là: 36 : 3 = 12 ( lít) Đáp số:12 lít dầu _Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấysố đó chia cho số phần bằng nhau . _Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút _ Khoanh vào câu B 4.Củng cố Dặn dò á :_ _Bài nhà: Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính _Chuẩn bị bài : Góc vuông, góc không vuông 5. Giáo viên nhận xét tiết học …………………………………………………………………………………………………………………………………………… TỰ NHIÊN XÃ HỘI-TIẾT 8 VỆ SINH THẦN KINH ( Tiếp theo) I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng _Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. _Lập thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi HS khuyết tật biết cách vệ sinh thần kinh II.Chuẩn bị : 1,Giáo viên :Các hình trong SGK trang 34, 35 2.Học sinh :Sách giáo khoa. III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ :Nêu một số việc làm có lợi hoặc có hại cho thần kinh GV: Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận *Mục tiêu : Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ *Cách tiến hành : +Bước 1 :Học sinh làm việc theo cặp _ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh quay mặt lại với nhau thảo luận _Theo bạn,khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? _Có khi nào bạn ngủ ít không ?Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó. _Nêu những điều kiện để giấc ngủ tốt? _Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ? _Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày +Bước 2 : Làm việc cả lớp _Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp. Mỗi học sinh chỉ nói về một hình. Các học sinh khác góp ý, bổ sung * ­Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày. *Mục tiêu : Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, và vui chơi …một cách hợp lí . *Cách tiến hành +Bước 1 : Hướng dẫn học sinh cả lớp _Thời gian :Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi. _Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình _ Giáo viên gọi vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian treo trên lớp +Bước 2 : Làm việc cá nhân _ Giáo viên cho các em tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK +Bước 3 Làm việc theo cặp _ Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện. +Bước 4 : Làm việc cả lớp _Giáo viên gọi vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp . _ Học sinh hoạt động theo cặp và trình bày trườc lớp . _ Học sinh nghe giáo viên nêu kết luận. Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày. _3 học sinh lên bảng điền thử thời gian biểu _2 bạn cùng một bàn cùng thảo luận . _ Học sinh lên trình bày trước lớp . *Kết luận :Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học,vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập 4.Củng cố Dặên dò _Bài nhà: Xem sách và bài học / 33 , 34 _Chuẩn bị bài :Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khoẻ 5. :_ Giáo viên nhận xét tiết học ……………………………………………………………………………….. SINH HOẠT LỚP-TUẦN 8 I. TRỌNG TÂM: - Đánh giá`, nhận xét hoạt động của tuần qua. - Đề ra phương hướng hoạt động của tuần tới. II. CÁC BƯỚC : * Đánh giá hoạt động tuần qua: - Đạo đức: ……………………………………………………………… - Chuyên cần: ………………………………………………………….. - Vệ sinh: + Vệ sinh chung: ……………………………………………………… + Vệ sinh cá nhân: ………………………………………………………. - Học tập: ……………………………………………………………….. - Các hoạt động khác: ……………………………………………….,… - Tuyên dương:. *Phương hướng hoạt động tuần tới : . Phụ đạo học sinh yếu - Ổn định nề nếp lớp. - Thực hiện đơi bạn học tập./.

File đính kèm:

  • docTUAN 8.doc
Giáo án liên quan