Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Võ Duy Khánh

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng,chú ý các từ ngữ:

 _ Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( bác đứng tuổi Quang );

 biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

 2.Rèn kĩ năng đọc,hiểu:

 - Trả lời được các câu hỏi trong bài.

 _ Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường

 vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật lệ giao thông, quy tắc chung của cộng đồng.(TLCHTSGK)

 - HS khuyết tật đọc được bài tập đọc ở mức độ tương đối và trả lời một số câu hỏi ngắn gọn .

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Võ Duy Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếp sống văn minh nơi công cộng : Bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới khoẻ mạnh phải biết nhường chỗ cho những người già yếu _ Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về nội dung họp _Một học sinh đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng lớp _ Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự .Chỉ định người đóng vai tổ trưởng + Tổ trưởng chọn nội dung họp +Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các tổ họp.Cả lớp nhận xét 4.Củng cố.Dặn dò á: _ Bài nhà: Học sinh nhớ cách tổ chức, điều khiển cuộc họp _Chuẩn bị bài :Kể về một người hàng xóm 5.Giáo viên nhận xét tiết học ……………………………………………………………………. …………………………………………………………….. TOÁN-TIẾT 35 BẢNG CHIA 7 I.Mục tiêu : HS: Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 và học thuộc bảng chia. HS Thực hành chia cho 7,áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan - HS khuyết tật viết và làm được bài tập ở mức độ tương đối. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn 2.Học sinh : Bảng từ và các tấm bìa có 7 chấm tròn III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7 . GV: Kiểm tra VBT về nhà của HS GV : Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Giới thiệu bài:Tiết học toán này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 7 để thành lập bảng chia 7 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 7 ­Hoạt động 1 :Lập bảng chia 7 _Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi : _ Lấy một tấm bìa có 7 chấm tròn . Vậy 7 lấy một lần được mấy ? _ Hãy viết phép tính tương ứng với 7 được lấy một lần được 7 _ Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn.Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? _Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa _ Vậy 7 chia 7 được mấy ? _Viết lên bảng 7 : 7 = 1 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân và phép chia vừa lập được _Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán : Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? _ Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai tấm bìa _Tại sao em lại lập được phép tính này ? _Trên các tấm bìa có 14 chấm tròn , biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ? _ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu _ Vậy 14 chia 7 được mấy ? _Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2 lên bảng,sau đó cho học sinh cả lớp đọc hai phép tính nhân,chia vừa lập được _ Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác _Học thuộc bảng chia 7:Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 7 vừa xây dựng được _Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của phép tính chia trong bảng chia 7 _ Có nhận xét giø về các số bị chia trong bảng chia7 _ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 7 ? _ Yêu cầu học sinh tự học thuộc lòng bảng chia 7 _ Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 7 ­Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành +Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? _ Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài. _ Nhận xét bài của học sinh +Bài 2 :Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài _ Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên lớp _ Hỏi : Khi đã biết 7 x 5 = 35 , có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 được không?Vì sao ? _ Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại. +Bài 3 :Gọi 1 học sinh đọc đề bài _ Bài toán cho biết những gì ? _Bài toán hỏi gì ? _ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán _ Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng +Bài 4 :Gọi 1 học sinh đọc đề bài _ Yêu cầu học sinh tự làm bài _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _ 7 lấy 1 được 7 _ Viết phép tính 7 x 1 = 7 _ Có 1 tấm bìa _ Phép tính 7 : 7 = 1 ( tấm bìa ) _ 7 chia 7 được 1 _Đọc 7 nhân 1 = 7, 7 chia 7 = 1 _Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 14 chấm tròn. _ Phép tính 7 x 2 = 14 _Vì mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn , lấy 2 tấm bìa, vậy 7 được lấy 2 lần , nghĩa là 7 x 2 _ Có tất cả hai tấm bìa _Phép tính 14 : 7 = 2 ( tấm bìa ) _ 14 chia 7 bằng 2 _Đọc phép tính 7 nhân 2 bằng 14,14 chia 7 bằng 2 _ Lập bảng chia 7 7 : 7 = 1 42 : 7 = 6 14 : 7 = 2 49 : 7 = 7 21 : 7 = 3 56 : 7 = 8 28 : 7 = 4 63: 7 = 9 35 : 7 = 5 70 : 7 = 10 _ Các phép chia trong bảng chia 7 đều có dạng một số chia cho 7 _ Đây là dãy số đếm thêm 7 ,bắt đầu từ 7 _ Các kết quả lần lượt là : 1 , 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 _ Tự học thuộc lòng bảng chia 7 _Các học sinh thi đọc cá nhân . Các tổ thi đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn _ Tính nhẩm _ Học sinh tính miệng,sau đó học sinh nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp _ 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bảng con. _ Học sinh dưới lớp nhận xét _ Khi đã biết 7 x 5 = 35 có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 =7 , và nếu lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thừa số kia _ Học sinh đọc đề bài . _ Bài toán cho biết có 56 học sinh xếp thành 7 hàng _Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh _ 1 học sinh lên bảng làm bài . Học sinh cả lớp làm bài vở. Bài giải Mỗi hàng có số học sinh là 56 : 7 = 8 ( hoc sinh ) Đáp số : 8 học sinh _ Học sinh đọc đề bài . _ 1 học sinh lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở. 4.Củng cố Dặn dò _Gọi một vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 7 _Bài nhà:Học thuộc lòng bảng chia _Chuẩn bị bài: Luyện tập ……………………………………………………………………. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI –TIẾT 14 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiết 2) I.Mục tiêu: *Học sinh biết: _Vai trò của não trong việc điều khiển những hoạt động có suy nghĩ của con người . _Nêu một ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể . - HS khuyết tật biết được vai trò của nảo ở mức độ tương đối. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Các hình ảnh trong sách giáo khoa trang 30, 31 . 2.Học sinh: Sách giáo khoa. III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên hỏi : Phản xạ là gì ? ( Là phản ứng tự nhiên của cơ thể) GV : Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ­Giới thiệu :Tiết hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tiếp về hoạt động thần kinh qua bài:Hoạt động thần kinh. ­Hoạt động 1 : Làm việc với SGK HS : Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người . +Bước 1 : Làm việc theo nhóm . _Các em quan sát hình1/30 trả lời các câu hỏi sau: _Khi bất ngờ giẫm phải đinh,Nam đã có phản ứng như thế nào?Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển ? _Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ? _Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường ? +Bước 2 : Làm việc cả lớp ­Hoạt động 2 : Thảo luận HS Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể +Bước 1 : Làm việc cá nhân +Bước 2 : Làm việc theo cặp _Cho học sinh thảo luận nhóm đôi +Bước 3 : Làm việc cả lớp _ Giáo viên gọi một số học sinh trình bày các ví dụ của mình . _ Giáo viên đặt thêm các câu hỏi : _Theo các em bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ? _Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. _ Học sinh quan sát hình,làm việc theo nhóm _Nam đã có phản ứng như co chân lại, không đi được.Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển _Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó có tác dụng không để mình và người khác bị thương _ Học sinh thảo luận và trả lời _Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. *Kết luận :Não đã hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường . _Hai học sinh quay mặt lại với nhau lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc cá nhân . _Học sinh xung phong trình bày trước lớp ví dụ cá nhân _Bộ phận của cơ quan thần kinh não giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học _Là điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể *Kết luận:Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ . 4.Củng cố Dặn dò: _Gọi 2 em đọc phần Bạn cần biết _ Bài nhà: Xem lại phần bài học trang 30 _Chuẩn bị bài : Vệ sinh thần kinh 5. Nhận xét ……………………………………………………………………………….. SINH HOẠT LỚP-TUẦN 7 I. TRỌNG TÂM: - Đánh giá`, nhận xét hoạt động của tuần qua. - Đề ra phương hướng hoạt động của tuần tới. II. CÁC BƯỚC : * Đánh giá hoạt động tuần qua: - Đạo đức: ……………………………………………………………… - Chuyên cần: ………………………………………………………….. - Vệ sinh: + Vệ sinh chung: ……………………………………………………… + Vệ sinh cá nhân: ………………………………………………………. - Học tập: ……………………………………………………………….. - Các hoạt động khác: ……………………………………………….,… - Tuyên dương:. *Phương hướng hoạt động tuần tới : . Phụ đạo học sinh yếu - Ổn định nề nếp lớp. - Thực hiện đơi bạn học tập./.

File đính kèm:

  • docTUAN 7.doc
Giáo án liên quan