I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
GD KNS: KN xác định giá trị, KN tự nhận thức về bản thân, KN lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm học: 2012 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh dài được h6. Tương tự, gấp theo đưêng dấu gấp h6 được h7.
Lật h7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống h5, h6 được h8. Gấp theo đưêng dấu gấp của h8 được h9. Lật mặt sau h9, gấp giống mặt trước được h10.
* Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (h11). Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền PĐKM (h12).
HS vừa thao tác vừa nêu cách gấp. HS khác nhận xét các thao tác của bạn
C. Củng cố dặn dò: Mang mẫu đang làm dở để hoàn thành tiếp
---------------------------------------------***-------------------------------------------
Thể dục
Tiết 14 ĐỘNG TÁC NHẢY – TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ ”
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
- Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
II.Địa diểm – phương tiện
Trên sân trường – còi
III.Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 – 2 phút
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 1 – 2 phút.
- Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung đó học: 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình hàng ngang, dàn hàng để ôn các động tác đó học. --Do cán sự lớp điều khiển.
-Trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ”: 1 – 2 phút.
phần cơ bản
* Động tác nhảy: 4 – 5 lần.
- GV nêu tên động tác, vừa làm mẩu vừa giải thích cho HS bắt chước.
- GV hô nhịp cho HS tập
- Ôn 3 động tác bụng, toàn thân, nhảy: 1 lần, mồi động tác 2 x 8 nhịp
- Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”: 8 – 10 phút. GV nêu tên trò chơi, chọn 2 em đóng vai “dê” lạc đàn và 1 em đóng vai “ người đi tìm”. GV giải thích cách chơi cho 3 em và cả lớp rồi cho 3 em bịt mắt và chơi thử. Khi thấy các em đó biết cách chơi, GV cho các em dừng lại rồi tuyên bố trò chơi chính thức bắt đầu. GV lần lượt đổi vai chơi. GV nhận xét sau các lần chơi.
Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay, hát: 1 phút
- Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc
- Cúi người thả lỏng: 8 – 10 lần
- Nhảy thả lỏng: 5 – 6 lần
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học và giao BT về nhà: 1 – 2 phút.
------------------------------***-----------------------------
Thứ sáu ngày dạy 19 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 35 26 + 5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy - học:
que tớnh - VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: Chữa bài tập số 4.
GV gọi HS lên bảng chữa bài. HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu phép cộng 26 + 5.
GV nêu bài toán: Có 26 que tính thêm 5 que tính nữa. Hái có tất cả bao nhiêu que tính?
Học sinh thao tác trên que tính và nêu ra kết quả
- Dẫn ra phép tính: 26 + 5.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả
- GV viết lên bảng 26 + 5 = 31
- GV viết phép tính và hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính
- Gọi học sinh nêu cách thực hiện 26
+ 5
31
Học sinh làm bảng con: 36 + 8 44 + 6 56 + 7
2. Thực hành:
+ Bài 1: (dòng 1)
HS nêu yêu cầu BT
HS tự làm bài.
+ Bài 2: (GV HD HS về nhà làm thêm)
+ Bài 3: Luyện giải toán về nhiều hơn.
Bài giải:
Số điểm 10 trong tháng này là:
15 + 5 = 21 (điểm 10)
Đáp số: 21điểm 10
+ Bài 4: HS đo đoạn thẳng rồi trả lời.
Đoạn thẳng AB dài 7cm
Đoạn thẳng BC dài 5cm
Đoạn thẳng AC dài 12cm.
3.Củng cố - dặn dò: Dặn HS làm bài trong VBT.
---------------------------------------***----------------------------------------
Chính tả( Nghe viết)
Tiết 14 CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
- Làm được BT2, BT3a,b.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
Chữa bài tập: Điền iên hay iêng
B.Bài mới:
1.Giới thiêu bài.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
GV đọc đề bài và 2 khổ thơ cuối.
- Khi cô dạy gió và nắng thế nào? (Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp)
- Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm 10 cô cho? (Yêu thương em ngắm mói. Những điểm 10 cô cho)
Mỗi dùng thơ có mấy chữ? (5 chữ)
Các chữ đầu của dùng thơ viết như thế nào? (Viết hoa)
b. HS tập viết chữ khó.
Học sinh viết bảng con các tiếng khó: thoảng, ghé, hương nhài, ngắm mãi, yêu thương
3. Hướng dẫn học sinh viết vở
GV đọc, HS viết vào vở.
Đọc cho học sinh dò bài
- GV chấm bài - nhận xét.
4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
+ Bài 2: HS nêu yêu cầu BT
HS làm bài vào vở
HS lên bảng chữa bài
HS khác nhận xét
+ Bài 3: HS làm bài vở bài tập.
Chữa bài: Điền lần lượt các tiếng có: tre, che, trăng, trắng
C.Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học.
-----------------------------***--------------------------------
Tập làm văn
Tiết 7 KỂ NGẮN THEO TRANH
LUYỆN TẬP THỜI KHÓA BIỂU
I.Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên bút của cô giáo (BT1).
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
- GD KNS:Kn thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. Lắng nghe tích cực.
Kn quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh của câu chuyện: Bút của cô giáo, thời khoá biểu
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Chữa bài tập tuần 6.
Luyện học sinh đặt câu theo mẫu có từ: Không...đâu, đâu … có, có …đâu
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2.Hướng dẫn làm bài tập.
+ Bài 1:(miệng) Học sinh nêu yêu cầu
GV hướng dẫn học sinh từng bức tranh
* Tranh 1:
+ Tranh vẽ 2 bạn HS đang làm gì? (Giờ tập viết, hai bạn HS chuẩn bị viết bài)
+ Bạn trai nói gì? (Bạn trai nói: Tớ quên không mang bút)
+ Bạn kia trả lời sao? (Bạn kia đáp: Tớ chỉ có một cái bút)
+ 2-3 HS tập kể hoàn chỉnh 1 tranh(tranh 1)
* Tranh 2:
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Cô giáo đến và đưa bót cho bạn trai).
+ Bạn nói gì với cô? (Bạn nói: “Em cảm ơn cô ạ !”)
* Tranh 3.
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Hai bạn đang chăm chó viết bài)
* Tranh 4:
+ Tranh vẽ cảnh gì? (Bạn HS nhận được điểm 10 bài viết)
+ Mẹ bạn nói gì? (Mẹ bạn mĩm cười nói: “Mẹ rất vui vì con được điểm 10 và vì con đó biết ơn cô giáo”)
- HS kể toàn bé câu chuyện.
+ Bài 2: (viết)
- Học sinh xác định yêu cầu.
- Học sinh chuẩn bị thời khoá biểu trước mặt nêu các tiết học trong các ngày
- HS viết thêi khoá biểu ngày hôm sau vào vở.
- 2 HS làm bài vào phiếu BT đính lên bảng để chữa bài
- Cả lớp và GV chữa bài
+ Bài 3: (miệng)
Học sinh thảo luận nhóm đôi:
- Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì?
- Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
3. Củng cố dặn dò: Về kể lại chuyện: Bút của cô giáo.
-----------------------------***------------------------------
Tiết 7 MỸ THUẬT
Giáo viên chuyên biệt dạy
---------------------------------------***----------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Luyện tập làm văn
KỂ NGẮN THEO TRANH
I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh vẽ kể câu chuyện có tên “ Bút của cô giáo”
- Luyện tập về thời khóa biểu.
III. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa SGK trang 62
II. Các hoạt động dạy học
- GV hướng dẫn HS làm các BT
- HS thảo luận, làm bài.
- HS trình bày bài làm của mình.
- HS khác nhận xét bổ sung.
* Bài 1: Quan sát từng tranh theo thứ tự 1, 2, 3, 4; đọc lời nhân vật trong tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Hai bạn HS đang làm gì? Bỗng bạn trai nói với bạn gái ngồi bên cạnh điều gì? Bạn gái nói với bạn trai như thế nào?
+ Tranh 2: Cô giáo đến làm gì? Bạn trai nói gì với cô giáo?
+ Tranh 3: Cả hai bạn làm bài với thái đé ra sao?
+ Tranh 4: Về nhà, bạn trai khoe điều gì với mẹ? Mẹ bạn nói thế nào?
* Bài 2: Viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp em.
* Bài 3: Dựa vào thời khóa biểu ở BT 2, trả lêi câu hái:
a, Ngày mai có mấy tiết?
b, Đó là những tiết gì?
c, Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
* Dặn: HS về nhà xem lại các BT
------------------------------***-----------------------------
Tiết 2:
LUYỆN TOÁN
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Bảng 6 cộng với một số và làm các BT có liên quan.
- Giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học
- GV hướng dẫn HS làm các BT.
- HS tự làm các BT vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
+ Bài 1: Tính nhẩm
6 + 1 = 6 + 2 = 6 + 3 = 6 + 4 = 6 + 5 =
6 + 6 = 6 + 7 = 6 + 8 = 6 + 9 = 6 + 0 =
+ Bài 2: Tính
6 6 6 6 6
+ + + + +
4 5 6 7 8
+ Bài 3: Số? 7 +... = 12 6 +... = 11 6 +... = 15
6 +... = 12 8 +... = 11 9 +... =15
>
<
=
+ Bài 4:
6 + 8... 8 + 6 9 + 8 – 5... 11
? 6 + 6... 6 + 8 6 + 7 – 3... 11
8 + 8... 8 + 6 7 + 6 – 2... 11
+ Bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
Lan có 16 quyển vở. Lan ít hơn Mai 3 quyển nữa. Hỏi Mai có bao nhiêu quyển vở?
- Dặn: HS về nhà xem lại các BT
------------------------------***------------------------------
Tiết 3
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu:
- HS thấy được ưu, nhược điểm của mình trong tuần qua để có hướng khắc phục, sữa chữa tốt.Tự giác phê và tự phê.
- Phương hướng tuần tới: Thi đua học tốt, mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10.
II. Lên lớp:
Nội dung sinh hoạt:
1. Tổ trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình.
HS bổ sung
2. Lớp trưởng nhận xét chung
3.GV tổng kết.
- Ưu: Các em đi học chuyên cần, học và làm bài tương đối đầy đủ.Vệ sinh lớp học sạch sẽ. Một số em rất tiến bộ trong học tập. Các em thực hiện vệ sinh cá nhân và lớp sạch sẽ
- Tồn tại: Vẫn còn 1 số em chưa hoàn thành bài hay quên vở ( Thảo Nguyên, Phương Quân) một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học( Hưng, Tài, Vũ).
III. Phương hướng:
- Đi học đều, học và làm bài đầy đủ, vệ sinh lớp, cá nhân sạch sẽ.
- Rèn nề nếp và chuẩn bị dự thi vở sạch chữ đẹp của trường.
- Tham gia tốt đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 – 10 và ngày 20 - 11
- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ
* Sinh hoạt văn nghệ.
-------------------------------------------------***------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an tuan 7 lop 2.doc