I/ Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi soa, viết lia liạ, ngắn ngủn.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Lời nói của Hs phải đi đôi với việc làm đã nói thì cố làm cho được điều muốn nói.
- Rèn Hs đọc trôi chảy cả bài.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủn, vất vả.
- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
Giáo dục Hs hiểu lời nói phải đi đôi với hàng động.
II/ Kể chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện.
- Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
40 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6 Trường Tiểu Học Phước Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng.
- GV giao nhiệm vụ, cho HS tập luyện theo tổ.
- GV quan sát sửa chữa cho các em.
- Nhận xét, biểu dương tổ tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng.
* Học động tác đi chuyển hướng phải trái:
-Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm .
-Làm mẫu và giải thích động tác, HS tập bắt chước theo . Lúc đầu chậm sau đó tăng nhanh dần.
- Lớp tổ chức tập theo đội hình 3 hàng dọc. Học sinh thực hiện với cự li người cách người 1 – 2 m . Lúc đầu cho học sinh đi theo đường thẳng trước sau đó mới chuyển hướng.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh.
- Cho HS thi đua giữa các tổ, nhận xét tuyên dương.
* Chơi trò chơi : “ Mèo đuổi chuột “
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi (thưởng - phạt).
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các
5 phút
7 phút
12 phút
8phút
5 phút
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
GV
D- Phần bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Kể lại buổi đầu em đi học
A/ Mục tiêu
-Hs kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
-Viết lại được những điều vừa kể thành đoạn văn ngắn.
-Giáo dục Hs biết nhớ lại những kỉ niệm về buổi đầu đi học.
B/ Chuẩn bị : * GV: Bảng lớp ghi gợi ý nội dung cuộc họp.
Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý điều gì?
- Người điều khiển cuộc họp cần phải làm gì?
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
*Bài 1 - Gọi 2 học sinh đọc bài tập ( nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý ), cả lớp đọc thầm theo
- Giáo viên gợi ý cho học sinh :
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết ra sao ? Ai dẫn em tới? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu một học sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.
- Ba – bốn học sinh kể trước lớp .
- Giáo viên nhận xét bình chọn em kể hay nhất.
* Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài (Viết lại những điều em vừa kể).
- Cho cả lớp viết bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em viết tốt nhất.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên.
- Hai học sinh nhắc lại đầu bài .
-Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý .
- Phải xác định nội dung , thời gian ngày đầu được đến trường để kể lại theo trình tự .
- 1HS khá kể mẫu, cả lớp chú ý nhận xét.
- HS ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đến trường của mình .
- ba - bốn học sinh kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp viết bài.
- Đọc bài trước lớp (5 - 7 em), cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
D- Phần bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Toán
Luyện tập
A/ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
- Giáo dục HS yêu tích môn học
B/ Chuẩn bị : 12 cái kẹo, 12 que tính
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện 1 phép tính chia.
-Chấm vở tổ 3 .
-Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
-Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Yêu cầu tự đặt tính rồi tính vào vở .
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp giải vào bảng con.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán rồi tự giải vào vở.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, tự làm bài, sau đó trả lời miệng.
d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- Lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Một em đọc lại yêu cầu bài tập 1.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 4 học sinh lên bảng đặt tính và tính
17 2 35 4
16 8 32 8
1 3
42 5 58 6
40 8 54 9
2 4
- Một em nêu đề bài (Đặt tính rồi tính).
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Cả lớp đọc thầm bài toán, tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở KT chéo bài nhau.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miêng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
(Khoanh vào đáp án B)
-Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
D- Phần bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên xã hội
Cơ quan thần kinh
A/ Mục tiêu Sau bài học, HS biết:
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Nêu vai trò của nã, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 26 và 27. Hình cơ quan thần kinh phóng to.
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nguyên nhân bị các bệnh về cơ quan bài tiết?
- Cần làm gì để giữ VS cơ quan bài tieet nước tiểu?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
*Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận
Bước 1: làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 SGK trang 26 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ ?
+ Trong các cơ quan đó cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ ? Cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?
+ Hãy chỉ vị trí bộ não , tủy sống trên cơ thể em hoặc của bạn ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Treo hình phóng to về cơ quan thần kinh .
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận kết hợp chỉ vào sơ đồ trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận: sách giáo viên .
Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1 :- Cho HS chơi TC “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. Kết thúc TC, HS trả lời câu hỏi:
+ Trong trò chơi em đã dùng những giác quan nào để chơi?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 27 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Não và tủy sống có vai trò gì ?
+ Theo bạn các dây thần kinh và các giác quan có vai trò gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những bộ phận này bị hỏng ?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp (mỗi nhóm trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận: sách giáo viên .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn học sinh về nhà học và xem trước bài mới
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ.
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên .
- Hai học sinh lên chỉ vị trí não và tủy sống trên cơ thể của bạn.
- 2HS lần lượt lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan TK, nói rõ đâu là não,tuỷ sống, các dây TK...
- Lớp theo dõi nhận xét bạn .
- Lớp tham gia chơi trò chơi.
+ Học sinh trả lời theo ý của mình .
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm quan sát hình vẽ trang 27 thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
+ Não có vai trò chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể.
+ Các dây thần kinh dẫn các thông tin từ các cơ quan trên cơ thể về não và tủy sống
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Hai học sinh nhắc lại KL.
- 2 học sinh nêu nội dung bài học .
Về nhà học bài và xem trước bài mới.
D- Phần bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- HONGNHUNG.TUAN 6.doc