1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, rửa bát đĩa.
- Ngắt nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :Qua câu chuyện của bạn Cô-li-a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình đã nói.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6 Trường Tiểu học Cổ Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gọi 1 - 2 em học sinh khá kể trước lớp để làm mẫu
- Học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể có tự nhiên không? nói đã thành câu chưa?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 số học sinh kể trước lớp
- Từ 5 - 6 em kể, cả lớp theo dõi và nhận xét
- Nhận xét bài kể của học sinh.
3. Viết đoạn văn
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập.
- Học sinh viết bài
- Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài trước lớp
- 5 học sinh đọc bài.
- Nhận xét cho điểm học sinh .
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu buổi đầu đi học của một người thân trong gia đình và tập kể lại buổi đó.
- Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 30:Luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về:
+ Thực hiện phép tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
+ Giải bài toán có liên quan đến tìm 1/3 của 1 số.
+ Mối quan hệ giữa số dư và số chia trong phép chia ( số dư luôn nhỏ hơn số chia).
2. Kỹ năng: áp dụng tốt vào việc giải các bài toán.
3. Giáo dục: Ham học môn học
II. Chuẩn bị:
- Hệ thống bài luyện tập.
- Chép bài 3 lên bảng ( 2 lần)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- 1. Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 29.
- 3 học sinh làm trên bảng, lớp làm vở bài tập.
- Hai học sinh đọc bảng nhân, chia 6.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
- Học sinh nghe
2.2. Luyện tập
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- Yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình
- Tìm các phép tính chia hết trong bài
- Đều là phép chia có dư, không có phép tính nào là phép chia hết.
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2 : Tiến hành như bài tập 1.
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Lớp có 27 học sinh, 1/3 số học sinh đó là học sinh giỏi.
- Lớp đó có bao nhiêu học sinh giỏi?
`- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài.
* Muốn tìm 1/3 của một số ta làm thế nào?
- Học sinh cả lớp làm vở bài tập
Giải
Lớp đó có số học sinh giỏi là:
27 : 3 = 9 (em)
Đáp số: 9 em.
- Học sinh trả lời.
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc
- Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào?
- Số dư chỉ có thể là : 0, 1, 2.
- Có số dư lớn hơn số chia không?
- Không có
-Vậy khi số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào?
- Số dư lớn nhất là số 2.
- Khoanh tròn vào chữ nào?
- Chữ B
* Mở rộng:
- Tìm số dư lớn nhất trong các phép chia với số chia là 4, 5, 6.
- Tìm số chia có số dư lớn nhất là 1, 2, 3, 4.
- Số dư lớn nhất trong các phép chia với số chia là 4, 5, 6 là: 2, 3, 4, 5.
- Số chia là: 2, 3, 4, 5.
D. Củng cố- dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia trong phép chia có dư.
- Luyện tập
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Nhận xét giờ học
- Học sinh về nhà luyện tập thêm.
Chính tả
Bài 12: Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nghe và viết lại chính xác đoạn “ Cũng như tôi.....cảnh lạ”
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt eo/oeo ; tìm đúng các từ có chứa s/x ; ươn/ ương.
2. Kỹ năng: Viết đúng, đẹp bài viết.
3. Giáo dục: Có ý thức viết đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ viết sẵn các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức:
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ sau: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu.
- 3 học sinh viết
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung
- Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn.
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lẫn
- Bỡ ngỡ, nép, quãng trời, rụt rè.
- Học sinh đọc và viết các từ tìm được
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- 3 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu
d. Viết chính tả
- Giáo viên đọc cho học sinh viết
- Học sinh viết
e. Soát lỗi
g.Chấm bài
3.Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1học sinh đọc yêu cầu trong SGK
+Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chốt
- Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu
*Bài 3: Yêu cầu học sinh làm nhóm
- Tự làm bài: siêng năng, xa, xiết.
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những từ vừa tìm
- Luyện tập ở nhà.
Tuần 6
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
Tập làm văn (BS)
Tổ chức cuộc họp tổ
(Nội dung: Giúp đỡ nhau học tập)
I. Mục tiêu:
- Trên cơ sở HS đã nắm được tiến trình của một cuộc họp tổ, GV hướng dẫn kỹ hơn nội dung chuẩn bị cuộc họp: Giúp đỡ nhau học tập.
- HS xác định đúng nội dung và tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp.
- Bảng phụ viết sẵn trình tự, diễn biến của cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Dạy-học bài mới:
- Gọi 1 HS đọc đầu bài.
- Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp tình hình của tổ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
- Làm thế nào để tìm cách đánh giá vấn đề?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- Tiến hành họp tổ:
+ Các tổ chuẩn bị nọi dung cuộc họp của tổ mình.
- Thi tổ chức cuộc họp:
+ 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
+ Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt nhất, đạt hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tự chuẩn bị thêm nội dung các cuộc họp khác.
Hoạt động học
- Giúp đỡ nhau học tập.
- Người chủ toạ.
- Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ góp ý kiến.
- Cả tổ bàn bạc để phân công sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ.
+ Lớp theo dõi nội dung, cách tiến hành của từng tổ.
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2008
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS
- Bảng chia 6.
- Tìm một phần mấy của 1 số.
II. Chuẩn bị:
- Hệ thống bài tập để HS luyện tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Luyện tập:
* Bài 1:
- GV ghi đầu bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài của HS.
* Bài 2:
- GV ghi đầu bài và yêu cầu HS đọc.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 3:
- GV ghi đầu bài.
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt , làm bài toán.
- Nhận xét, chữa bài của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1/2 của 10kg là …kg 1/5 của 20 HS là …HS
1/3 của 27 quả cam là …quả
1/6 của 36l là …l.
- Lấy số đó chia số phần.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Tìm:
a. Tìm 1/6 của 60 c. 1/5 của 45kg
b. 1/6 của 42cm d. 1/4 của 32dm.
- Tìm một trong các phần bằng nhau của các số đã cho.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Có 24 cây ăn quả, trong đó số cây cam chiếm ẳ số cây. Hỏi trong vườn có ? cây cam?
- 1 HS trả lời.
- 1 HS làm trên bảng,lớp làm vào vở.
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
Chính tả (BS)
Bài tập làm văn
I. Mục tiêu:
- HS viết chính xác đoạn 1 của bài “Bài tập làm văn” (có lần … giặt khăn mùi xoa).
- Giúp các em làm một số bài tập phân biệt g/gh; ươn/ương.
II. Chuẩn bị:
- Bài tập chính tả chép sẵn lên bảng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn viét chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung:
- GV đọc đoạn viết.
- Cô giáo giao cho lớp đề văn ntn ? -Cô-li-a đã kể những việc gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm từ khó.
- Yêu cầu HS viết từ khó.
c. Hướng dẫn cách trình bày.
d. Viết chính tả.
e. Soát lỗi.
3 Luyện tập:
- Bài 1:
- Tìm 5 từ có vần ươn, 5 từ có vần ương.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài rồi tự làm bài: thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Bài 2:
- Ghi đầu bài, gọi 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động học
- 2 HS đọc lại.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
- Quét nhà, rửa bát đĩa, giặt khăn mùi xoa.
- Loay hoay, quét nhà, khăn mùi xoa.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Gọi 2 HS đọc đầu bài.
Điền vào chỗ trống g hay gh:
+ Non sông …ấm vóc.
+ …ạo trắng nước trong.
+ …i lòng tạc dạ.
+ Lên thác xuống …ềnh.
+ …à trống nuôi con.
+ …ét cay …ét đắng.
Thể dục( BS)
ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập cho HS kỹ hơn một số kỹ năng ĐHĐN đã học. Yêu cầu các em thực hiện đúng kĩ thuật, đúng đội hình luyện tập.
- Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”. yêu cầu biết cách chơi thành thạo.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Số lần
T.Gian
Phương pháp
Mở đầu
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo. GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- HS vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc ở sân trường.
40m
2-3’
1’
- Theo 4 hàng dọc
- Theo 4 hàng dọc
Cơ bản
- Ôn t/h hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Chơi trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy”.
8-10’
6-8’
- Gọi một vài HS tập tốt lên tập mẫu.
+ GV nhắc lại động tác để HS nắm chắc.
+ Cho HS tập theo, GV kiểm tra, uốn nắn các em ở các tổ tập chưa tốt.
+ Cho cả lớp tập lại toàn bộ.
- Yêu cầu HS nhác lại cách chơi.
- Cho HS chơi.
Kết thúc
- Đứng xung quanh vòng tròn hát bài “Bài ca đi học”.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- Giao BTVN: Ôn các động tác ĐHĐN đã học.
1’
2’
- Tự ôn luyện ở nhà 15-20’.
File đính kèm:
- tuan 6 da sua.doc