Giáo án Lớp 3 Tuần 6 Thứ 4

- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng trong giải toán

- Giáo dục ý thức cẩn thận tự giác khi làm bài.

* HS đọc được số: 1,2,3,4; làm được các bài tập cộng, trừ trong phạm vi 7.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6 Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Tư ngày 28 tháng 09 năm 2011 TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng trong giải toán - Giáo dục ý thức cẩn thận tự giác khi làm bài. * HS đọc được số: 1,2,3,4; làm được các bài tập cộng, trừ trong phạm vi 7. II.Đồ dùng dạy học: Giáo viên: mẫu của bài 2b, phiếu học tập bài 2. Học sinh: bảng con, vở III.Các hoạt động dạy học: GV HS 1.Ổn định : 2.K/tra b/cũ : (4')3 em làm bài 2b. - Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm như thế nào? - Sửa bài nhận xét 3.Bài mới: (28') HĐ1. Giới thiệu và ghi đề HĐ2: Hướng dẫn luyện tập: * Cho HS đọc: 1,2,3,4. Làm BT. B1/ 4+2=; 4+3=; 1+4=; 4+2=; 2+6= B2/ 6-4=; 7-2=; 5-3=; 3-2=; 7-1= Bài 1: Gọi HS đọc đề. 1a/ Cho học sinh làm trên bảng con. - Theo dõi nhận xét bổ sung. 1b/ Viết mẫu lên bảng. - Gọi HS thực hiện phép tính mẫu. - Gọi HS nhắc lại cách tính. - Y/CHS làm BC, BL bài còn lại. - Theo dõi nhận xét tuyên dương. Bài 2: Yêu cầu tìm gì? - Y/CHS làm vở, bảng nhóm. - Nhận xét tuyên dương. Bài 3: Gọi học sinh đọc đề Hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho học sinh tóm tắt và giải bài vào vở. - Giáo viên chấm 10 vở. Sửa bài nhận xét * Chấm điểm nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: (3') - Nhận xét tiết học - Về làm bài 1 vào vở, xem trước bài sau: Phép chia hết và phép chia có dư - 3 em làm BL, lớp làm BC, NX. - Đặt tính và chia từ trái sang phải * CN làm vở. - CN đọc đặt tính rồi tính - Lớp làm bài BC, BL. - Chú ý. - Lớp làm BC, 1 em BL. - CN nhắc lại. - Lớp làm BC, 2 em làm vở. - (Y) làm vở bài 1. - CN nêu yêu cầu. - Lớp làm vở, 3 em làm BN. - Nhận xét bài BN. - CN đọc đề. - CNTL, NX bổ sung. - Lớp làm vở, 1 em làm BL. - (Y) làm vở bài 2. Bài giải Số trang My đã đọc là: 84 : 2 = 42 ( trang ) Đáp số: 42 trang. - Lắng nghe. TẬP ĐỌC NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I/Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng , tình cảm . - Hiểu nội dung bài : Là những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học (trả lời được các câu hỏi 1,2,3). * HS đọc được: o, đô. II/Chuẩn bị : GV: Tranh minh hoạ , bảng phụ viết đoạn văn cần HD HS luyện đọc . HS: SGK III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định : 2.K/tra b/cũ : (5')- Gọi HS đọc lại bài Bài tập làm văn. - Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: (30')- Giới thiệu và ghi đề HĐ 1: Luyện đọc : - Đọc diễn cảm toàn bài - Hướng dẫn HS luyện đọc , giải nghĩa từ Đọc từng câu : - GV cho HS tiếp nối từng câu. - Theo dõi rút ra từ khó ghi bảng. * Cho HS đọc: ô, đô. Đọc đoạn trước lớp - Chia bài thành 3 đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - HDHS đọc câu dài cần ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ , đọc đúng bài với giọng nhẹ nhàng , tình cảm - Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ náo nức , mơn man , quang đãng . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Tổ chức thi đọc đoạn trong nhóm. - Gọi HS đọc cả bài. - Theo dõi, nhận xét . HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gọi HS đọc đoạn, lớp đọc thầm tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi : C1/ Điều gì gợi tác giả nhớ buổi tựu trường ? C2/ Trong ngày đến trường đầu tiên ,vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn ? - Theo dõi, nhận xét bổ sung những em đọc sai lỗi. Hỏi: Bài văn nói lên điều gì? - Rút ra nội dung bài ghi bảng. - Học thuộc lòng 1 đoạn văn : - YC HS luyện đọc TL đoạn mình thích. - Gọi HS đọc TL trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. HĐ 3: luyện đọc lại bài. - Gọi HS đọc lại cả bài. - Thi đọc cả bài theo nhóm. - Nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố , dặn dò: (4') - Gọi HS nêu lại nội dung bài. - Về nhà tiếp tục học thuộc 1 đoạn văn trong bài . - Chuẩn bị bài sau : Trận bóng dưới lòng đường . - 4 em đọc lại bài, lớp nhận xét. - HS theo dõi . - HS tiếp nối nhau đọc từng câu . - CN, N, lớp luyện đọc. * CN đọc vở. - HS đọc tiếp nối từng đoạn . - CN, N, lớp luyện đọc. - 1 HS đọc chú giải . - Lắng nghe. - Các nhóm luyện đọc . - Các nhóm thi đọc trước lớp. -1 HS đọc lại toàn bài . - 1,2 em đọc một đoạn, lớp đọc thầm tìm hiểu bài. - CNTL, lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường. - CNTL: bỡ ngỡ đứng nép bên người thân , chỉ dám đi từng bước nhẹ. - CNTL: - Những kỉ niệm đẹp đẽ của buổi đầu đi học. - CN, N, lớp đọc lại. - CN tự học thuộc lòng 1 đoạn. - CN đọc trước lớp. - HS lắng nghe . - CN nhắc lại. - Chú ý lắng nghe TỰ NHIÊN & XÃ HỘI CƠ QUAN THẦN KINH I/Mục tiêu: - Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh * HS viết được :ô, đô. II/Chuẩn bị : GV: Các hình trong SGK trang 26,27, phóng to hình cơ quan thần kinh HS: SGK. IIICác hoạt động dạy học: GV HS 1.Ổn định : 2.K/tra b/cũ : (3') – Gọi HS nhắc lại bài học Về hệ cơ quan bài tiết nước tiểu. - Nhận xét bổ sung. 3.Bài mới: (28')- Giới thiệu và ghi đề HĐ1: Quan sát. * Cho HS viết; ô; đô. - Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình. - Cho học sinh quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1 và 2 SGK trang 26 – 27 nhận xét và trả lời câu hỏi C1/ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? C2/ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? - Giáo viên nhận xét bổ sung Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não ( nằm trong hộp sọ), tuỷ sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh HĐ 2: Chơi trò chơi Con thỏ, ăn cỏ, uống nước vào hang - GV hướng dẫn cách chơi. GV hô hiệu lệnh cả lớp cùng chơi. - Theo dõi nhận xét, kết luận và tuyên dương cá nhân đã chơi tốt - Cho các nhóm truởng đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK làm việc theo nhóm đôi. - Gọi Đại diện TLCH đã thảo luận. + Não và tuỷ sống có vai trò gì? + Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bi hỏng? - Theo dõi NX, bổ sung Kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể - Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác laị dẫn luồng thần kinh, từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan. 4. Củng cố - Dặn dò: (3') - Nhận xét tiết học - Về học bài chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh - CN nhắc lại bài học, lớp nhận xét. * Cn viết bài vào vở. - Các cặp quan sát H1 và H2, trả lời câu hỏi. - CNTL, lớp bổ sung. - CNTL, NX. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Cả lớp cùng chơi. - 3 nhóm trưởng đọc, lớp đọc thầm. - Đại diện nhóm TLCH, lớp NS. - Lắng nghe. - Chú ý lắng nghe

File đính kèm:

  • docThứ 4.doc
Giáo án liên quan