I. Mục tiêu: - Giúp HS :
- Thực hành tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
- Giải các bài toán có liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của1số.
II. các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:(3 phút).
- 1 HS lên bảng làm bài 2.
- Nx cho điểm.
2. Bài mới: ( 32 phút).
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Nguyễn Thị Bích Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia?
- GV: + 8 chia 2 được 4, không còn thừa. Ta nói 8 chia 2 là phép chia hết(8:2=4)
+ 9 chia 2 được 4, còn thừa 1. Ta nói 9 chia 2 là phép chia có dư, 1 là số dư.
*) Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
3. Luyện tập :
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm phần a), lớp làm vào vở nháp.
-Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về các phép chia trong bài toán này?( .... phép chia hết)
*) Phần b, c HS tiến hành làm tương tự như phần a
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu cách tìm “ một phần hai”, “ một phần ba”của một số, sau đó làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Hướng dẫn: Bài tập YC các em kiểm tra các phép chia trong bài. Muốn biết phép tính đó đúng hay sai, các em cần thực hiện lại từng phép tính và so sánh các bước tính, so sánh kết quả phép tính của mình với bài tập.
Bài 4:- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:Hình nào đã khoanh vào một phần hai số ô tô.
- HS làm bài vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm, NX bài làm.
- 3 HS lên bảng làm phần a, lớp làm vào vở nháp.
- Hai HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
- HS nêu YC bài tập( ghi Đ,S )
- HS làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
- HS trả lời , nx bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- NX tiết học, dặn dò HS.
Luyện từ và câu $ 6
Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rông vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
2. Ôn tập về dấu phẩy.
II. Đồ dùng - dạy học: VBT- TV3- tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
A.Bài cũ:( 3 phút).
- Hai HS làm miệng BT2 và 3( tiếtLTVC, tuần 5).
- GV, nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:(32 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- GV nhắc lại các bước thực hiện .
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV chia lớp thành 2 nhóm tổ chức cho HS chơi trò chơi trong thời gian 2 phút
- Nhận xét tìm ra nhóm thắng cuộc.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Kết quả: 1. Lên lớp 5. Cha mẹ 9. Giảng bài
2.Diễu hành 6. Ra chơi 10. Thông minh
3. Sách giáo khoa 7. Học giỏi 11. Cô giáo
4. Thời khoá biểu 8. Lười học
Bài 2:
- GV cùng HS nhận xét bổ sung.
VD: - Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
- Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
- Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ đội và giữ gìn danh dự Đội.
- 3, 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn văn YC của BT.
- Cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu(LÊN LớP).
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập( Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp).
- Cả lớp đọc thầm từng câu văn, làm bài vào vở bài tập.
- 1 Hs lên bảng làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về tìm giải các ô chữ trên báo nhi đồng.
- NX giờ học.
Chính tả Đ 12
Nhớ lại buổi đầu đi học.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nghe - viết, trình bày đúng 1 đoạn văn bản trong bài: Nhớ lại buổi đầu đi học. Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu; ghi đúng các dấu câu.
- Phân biệt được cặp vần khó eo/ oeo.
II. Các hoạt động dạy - học:
A.Bài cũ:( 3 phút).
- GV đọc: khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp; - Nhận xét, chữa bài.
B. Dạy bài mới:(32 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc thong thả, rõ dàng 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả.
b. GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc HS soát lỗi.
c. Chấm, chữa bài: GV chấm 1 số bài cho HS, NX từng bài.
3. Bài tập chính tả:
Bài 2:
- NX, chốt lại ý đúng. HS chữa bài trong VBT.
Kết quả: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
Bài 3:
- GV chọn cho HS làm bài tập (3a).
Kết quả: a) siêng năng – xa – xiết.
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài.
- 2 HS lên bảng , dưới lớp tập viết chữ khó ra vở nháp.( bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng,..)
- HS viết bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu bài tập ( điền vần eo/ oeo).
- Lớp làm vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
-HS khá, giỏi.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, NX, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò: - GV rút kinh nghiệm giờ học.
- Dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2008
Toán Đ 30
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
-Nhận biết về phép chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần ba của một số.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:( 3 phút).
- 1 HS lên bảng làm bài 3.
- NX, cho điểm.
B. Bài mới: ( 32 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở thực hành.
- Chữa bài cho HS :
Hỏi: Tìm các phép tính chia hết trong bài? ( Trong bài các phép tính đều là các phép tính có dư.)
Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Chữa bài và chốt bài làm đúng.
Bài giải
Lớp đó có số học sinh giỏi là:
27 : 3 = 9 ( học sinh)
Đáp số: 9 học sinh.
Bài 4:
Hỏi: + Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là những số nào?
+ Có số dư lớn hơn số chia không?
+ Vậy trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào?
+ Vậy khoanh tròn vào số nào ?
- NX, bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu bài toán
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở thực hành.
- 1, 2 HS đọc bài toán.
- HS suy nghĩ vàtìm cách giải.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- 1, 2 đọc đề bài.
- HS khá, giỏi trả lời
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS .
Tập làm văn Đ 6
Kể lại buổi đầu em đi học.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu), diễn đạt ràng.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3 phút).
- 1 HS nêu tên bài TLV tuần trước?
- Hỏi: Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý những gì? Nêu vai trò của người điều khiển cuộc họp?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:(32 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:- GV nêu MĐ, YC tiết học ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai trường hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp,..
- GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết như thế nào? Ai dẫn em đến lớp? Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc như thế nào?
Bài 2:
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu.
- GV nhắc nhở HS trước khi viết bài: viết giản dị , chân thật những điều vừa kể, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Một HS giỏi kể mẫu, cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- 3, 4HS thi kể trước lớp.
- Một HS đọc yêu cầu.
- HS viết vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn những HS nào chưa viết xong về nhà viết hoàn chỉnh bài.
giáo dục tập thể(tuần 6)
bình tuần
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu, nhược điểm trong tuần, hướng khắc phục
- Nắm được công tác trong tuần tới, có ý thức thực hiện tốt các công việc
- HS có ý thức phê và tự phê
II. Chuẩn bị:
Các tổ tổng kết thi đua.
ND sinh hoạt, ý kiến của TPT, ĐSĐ
III. Tiến hành bình tuần
Đánh giá các mặt giáo dục trong tuần
- Lớp trưởng lên bình tuần trước lớp
- các tổ bổ sung ý kiến, bình xét thi đua
+ GV CN nhận xét tuần về các mặt
* Đạo đức
- .............................................................................................................................
-...............................................................................................................................
* Học tập
-...............................................................................................................................
-...............................................................................................................................
* Văn- thể- vệ
-...............................................................................................................................
-...............................................................................................................................
+ Lớp bình bầu cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần
Tổ:............................................................................................................................
- Cá nhân: .................................................................................................................
2) GVCN phổ biến công tác tuần tới
-................................................................................................................................
-................................................................................................................................
-................................................................................................................................
3) Hoạt động văn nghệ:
- GV tổ chức cho HS vui văn nghệ: hát, múa, đọc thơ....
- GV động viên, khuyến khích các em
Phần nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (3).doc