1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: làm văn , loay hoay , rửa bát đĩa , ngắn ngủi , vất vả .
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
72 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6 Năm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùp
Năm nay, em đã là học sinh lớp ba nhưng em vẫn nhớ như in buổi đi học đầu tiên của mình.
Hôm đó là một ngày thu trong xanh. Em dậy từ sáng sớm. Mẹ giúp em chuẩn bị quần áo, sách vở, rồi đưa cho em chiếc cặp sách và nói : “Mẹ mong con sẽ luôn cố gắng học giỏi. Nhớ nghe lời cô giáo, con nhé.” Bố chở em đến trường. Trường của em mang tên Phạm Ngũ Lão. Đến cổng trường, bố chỉ lớp học cho em và bảo : “ Con hãy tự đi vào lớp của mình được không ?”. Nhưng em không dám. Thế là bố đã dắt tay em đến trước cô giáo. Cô đưa em vào lớp, chỉ chỗ ngồi cho em. Hôm đó, cô giáo dặn dò chúng em thật nhiều điều nhưng em không nhớ hết.
Buổi học đầu tiên của em bắt đầu như thế đấy.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay.
Hát
Học sinh lắng nghe Giáo viên nêu
Cả lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa.
Học sinh làm việc theo nhóm đôi
Cá nhân
Lớp nhận xét.
Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Học sinh làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét và bình chọn.
Thực hành
động não
giảng giải
Thực hành
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Yêu cầu HS tập kể lại buổi đầu đi học của một người thân trong gia đình.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe – kể Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp.
§ § §
Toán
( 8 giờ 45’ – 9 giờ 25’ )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
Kĩ năng: nhận biết nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, nội dung ôn tập.
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Phép chia hết và phép chia có dư
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 33’ )
Bài 1 : đặt tính rồi tính và viết ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đúng ghi Đ, sai ghi S
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn : bài tập yêu cầu các em kiểm tra các phép tính chia trong bài. Muốn biết các phép tính đó đúng hay sai, các em cần thực hiện lại từng phép tính và so sánh các bước tính, so sánh kết quả phép tính của mình với bài tập
Giáo viên cho học sinh tự làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
HS làm bài
Bài 3 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 4 : viết số thích hợp vào chỗ chấm
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
( 4’ )
HS đọc
HS làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Ghi S vì 80 : 4 = 20
Ghi Đ vì 45 : 5 = 9
Ghi S vì 48 : 2 không dư còn bài lại ghi dư và số dư = số chia là 6
Ghi S vì 19 : 2 = 9 dư 1. trong bài số dư lớn hơn số chia.
Lớp nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét
HS đọc
HS làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét
Thi đua
trò chơi
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : bảng nhân 7
Mĩ thuật
( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ )
Làm bài tập
(10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ )
Tự nhiên xã hội
( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ )
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Kĩ năng : HS biết gọi tên và chỉ được vị trí và nêu được vai trò của các bộ phận của cơ quan thần kinh đúng, chính xác.
Thái độ : Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 26, 27, hình cơ quan thần kinh phóng to, SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương Pháp
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : cơ quan thần kinh ( 1’ )
Giáo viên hỏi :
+ Khi chạm tay vào vật nóng, em phản ứng như thế nào ?
+ Khi gặp trời lạnh, em thấy thế nào ?
Giáo viên giới thiệu : tất cả những phản ứng đó của cơ thể đều do một cơ quan điều khiển mà hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cơ quan này qua bài : “Cơ quan thần kinh”
Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1 : quan sát ( 10’ )
Mục tiêu : Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 26, 27 trong SGK và thảo luận :
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào ? Kể tên và chỉ các bộ phận đó trên hình vẽ.
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?
Bước 2 : làm việc cả lớp.
Giáo viên treo hình sơ đồ câm, gọi 1 học sinh lên đính tên các bộ phận của cơ quan thần kinh
Giáo viên đính thẻ : tên cơ quan thần kinh.
Gọi học sinh đọc và chỉ tên các bộ phận : não, tuỷ sống, các dây thần kinh và nhấn mạnh não được bảo vệ bởi hộp sọ, tuỷ sống được bảo vệ bởi cột sống.
Giáo viên vừa chỉ vào hình vẽ vừa giảng : từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong ( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, … ) và các cơ quan bên ngoài ( mắt, mũi, tai, lưỡi, da, … ) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não.
Kết Luận : cơ quan thần kinh gồm 3 bộ phận : bộ não ( nằm trong hộp sọ ), tuỷ sống ( nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh.
Hoạt động 2 : thảo luận ( 23’ )
Mục tiêu : Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Cách tiến hành :
Bước 1 : chơi trò chơi
Giáo viên cho cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi sự phản ứng nhanh của học sinh. Ví dụ như trò chơi : “Con thỏ”
Khi các em chơi xong, Giáo viên hỏi :
+ Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ?
Bước 2 : thảo luận nhóm
Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và trả lời câu hỏi :
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì ?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ?
+ Nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ?
Bước 3 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên giáo dục : mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể. Nếu bị tổn thướng sẽ làm cơ thể hoạt động không bình thường, không tốt với sức khỏe vì thế chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn chúng.
Kết Luận:
Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan
Hát
Học sinh trả lời.
Khi chạm tay vào vật nóng, em co giật tay trở lại.
Khi gặp trời lạnh, em thấy người run, hắt hơi, sổ mũi.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và trả lời.
Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc cơ thể bạn.
Học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh nhắc lại
Học sinh đọc và chỉ tên
Các học sinh khác nghe và nhận xét, bổ sung.
Học sinh tham gia chơi.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết và trả lời :
Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
Nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ hoạt động không bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đại diện các nhóm trình bày
Học sinh lắng nghe.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Trực quan
Thảo luận
Quan sát
Đàm thoại
Động não
Giảng giải
Trò chơi
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 13 : Hoạt động thần kinh.
§ § §
Rèn chữ viết
( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ )
GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết.
Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa D, Đ, H cỡ nhỏ.
Cho học sinh viết tên riêng : Kim Đồng
Cho HS luyện viết ở vở
Nhận xét
HS viết bảng con.
HS viết vào vở.
File đính kèm:
- GA lop 3 tuan 6.doc