A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Ng¬ười dám nhận lỗi và sửa lỗi là ng¬ười dũng cảm. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
*KNS : Đảm nhận trách nhiệm .
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 5 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên chữ cho đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
TOÁN
BẢNG CHIA 6
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Lập bảng chia 6
- Cho HS thực hành lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy?
- HS nêu phép nhân.
- GV nêu: các tấm bìa đều có 6 chấm tròn biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- HS viết phép tính tương ứng 6 : 6 = 1; Gọi HS đọc lại.
- Các phép tính còn lại lập tương tự.
Hoạt động 2: Học thuộc bảng chia 6
Hướng dẫn HS học thuộc: Số chia là 6; số bị chia là dãy số đếm thêm 6.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tính nhẩm rồi nêu miệng kết quả.
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia.
- Cả lớp làm vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
Bài 3: - GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải bài toán.
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 4 (dành cho HS khá giỏi): HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 4: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém.
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? về người mẹ trong truyện Người mẹ.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào nháp.
- Gọi 3 HS lên gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau trong từng khổ thơ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Giúp HS phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ.
- 3 HS lên bảng gạch chân dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS viết bài vào VBT.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh.
- HS làm bài vào nháp, sau đó 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, đọc cả mẫu.
- GV nhắc HS có thể tìm nhiều từ so sánh thay cho dấu gạch nối.
- Gọi 1 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
HS nhắc lại những nội dung vừa học (so sánh ngang bằng, so sánh hơn kém, các từ so sánh).
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
CHÍNH TẢ
Tập chép: MÙA THU CỦA EM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: hoa lựu, đỏ nắng, lơ đãng, cái xẻng…
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tên bài viết ở vị trí nào? Những chữ nào trong bài viết hoa?
- HS tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. HS chép bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm bài vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài; Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào VBT theo lời giải đúng.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TẬP LÀM VĂN
TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK).
- HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
II. Đồ dùng dạy - học: Gợi ý về nội dung họp; Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS kể lại chuyện Dại gì mà đổi. Đọc bức điện báo gửi gia đình.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
a) GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập
- Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: Bài “Cuộc họp của chữ viết” đã cho các em biết: Để tổ chức tốt một cuộc họp, cácem phải chú ý những gì?- HS phát biểu, GV chốt lại.
- HS nêu lại trình tự tổ chức cuộc họp.
b) Từng tổ làm việc
HS ngồi theo đơn vị tổ, chọn nội dung họp do tổ trưởng điều khiển.
c) Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp
Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn tổ nào họp có hiệu quả nhất.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộphận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HS khá, giỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận.
- GV treo tranh cho HS quan sát; yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu (theo cặp).
- GV yêu cầu từng cặp lên chỉ và nói.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
- HS quan sát hình 2 (T23 SGK) và đọc các lời hỏi - đáp của nhân vật trong hình vẽ.
- Các nhóm thảo luận tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi mới, ví dụ:
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
+ Trong nước tiểu có chất gì?
+ Trước khi ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu?
- Các nhóm xung phong đặt câu hỏi chỉ định nhóm khác trả lời.
- GV yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét nhóm nào có câu hỏi hay và trả lời tốt.
- GV kết luận: Thận có chức năng lọc máu...
- Cho HS chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và hoạt động của cơ quan này.
* GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài học sau.
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
II. GV chuẩn bị: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng và dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu và đặt các câu hỏi định hướng.
- HS quan sát, nhận xét về màu sắc, kích thước và các bước gấp.
- Liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh .
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ.
- GV hướng dẫn HS từng bước. Sau đó gọi 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- GV tổ chức cho HS tập gấp. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS.
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6, bảng chia 6.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- GV nêu bài toán rồi cho HS nêu lại. GV hỏi để HS trả lời:
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Làm thế nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo?
+ 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Nếu cho em 1/4 số kẹo thì em được mấy cái kẹo?
+ Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?
- Cho HS tự nêu bài giải của bài toán.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài bàng cách trả lời miệng.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Trình bày cách làm bài giải.
- Cả lớp làm vào vở. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 3: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
II. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,…
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết.
- Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,…
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
File đính kèm:
- GA LOP3 SANG 20132014 Tuan 5.doc