Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trần Thị Kim Tuyến

A.Tập đọc :

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ :loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, . . .

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.

 - Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

B. Kể chuyện :

1. Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe : Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trần Thị Kim Tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay sai lỗi. * Chấm, chữa bài - GV chấm 7, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày. c. Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài tập 2a: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 3a: - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1, 2 HS nhìn bảng đọc lại. - HS trả lời câu hỏi - HS tập viết vở nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ viết sai. - HS nhìn SGK, chép bài vào vở. - HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. - Cả lớp làm bài ra vở nháp. -1 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. - HS làm bài vào vở. Sau đó trình bày kết quả. - HS chữa bài vào vở theo lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu tổ trưởng chọn trước nội dung cuộc họp để làm trong tiết tập làm văn tới. Thể dục ( tiết số 10) Bài 10: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật (thấp). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu HS biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật thấp và trò chơi “Mèo đuổi chuột III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân . - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp . 2. Phần cơ bản - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Tập theo tổ, các em thay nhau làm chỉ huy. Sau mỗi lần thực hiện tập hợp hàng ngang xong, có thể cho giải tán rồi tập trung lại để các em nhớ được vị trí của mình trong hàng và dóng hàng cho thẳng. - Ôn đi vượt chướng ngại vật . Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc, cách tập theo dòng nước chảy, mỗi em cách nhau 2- 3m. - Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”. GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. Sau đó GV cho HS học thuộc vần điệu của trò chơi trước khi chơi trò chơi, HS chơi thử 1- 2 lần rồi mới chơi chính thức. 3. Phần kết thúc - Đứng vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. 1 lần 1 lần 4- 5 lần 4- 5 lần 4- 5 lần 1 lần 1- 2 phút 1- 2 phút 1 phút 5- 7 phút 7- 9 phút 6- 8 phút 1 phút 2 phút 1 phút Cả lớp tập Cả lớp tập Cả lớp tập Cả lớp tập Cả lớp tập Cả lớp tập Cả lớp tập Mĩ thuật Bài 5 : Tập nặn tạo dáng tự do Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả I. Mụctiêu - HS nhận biết hình ,khối của một số quả. - Nặn được một quả gần giống với mẫu . II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh ảnh một số loại quả có hình dáng màu sắc đẹp - Một quả mẫu do GV nặn hoặc bài nặn của các em lớp trước. HS : - Đất nặn - Giấy hoặc vở tập vẽ, màu vẽ các loại. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu. 1. Bài cũ : GV KT sự CB của HS 2 Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu vài loại quả và đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận biết: + Tên của quả. + Đặc điểm,hình dáng màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả. - Gợi ý cho HS chọn quả để nặn( hoặc vẽ, xé dán). Hoạt động 2: Cách nặn quả - GVcó thể HD cho HS : + Cách nhào bóp đất nặn cho mềm ,dẻo; + Nặn thành khối có dáng quả trước; + Nặn gọt dần cho giống quả mẫu; + Chỉnh ,sửa và gắn dính các chi tiết - Lưu ý HS :Cần tạo dáng và chọn đất màu cho phù hợp. Hoạt động 3: Thực hành - GVđặt một số quả ở vị trí như vẽ theo mẫu, gợi ý HS chọn quả để nặn. - Yêu cầu HS dùng bảng con đật trên bàn để nhào nặn đất, không làm rơi đất lầm bẩn quần áo. Trong khi HS thực hành GV đến từng bàn để quan sát, HD các em còn lúng túng - Nhắc HS nặn như dẫn HD Hoạt động 4: Nhận xét, Đánh giá - HS trưng bày SP. - Khen ngợi , động viên những HS có bài làm đẹp. 3. Củng cố dặn dò - GVNX dánh giá tiết học - Dặn dò: CB cho bài học sau : Vẽ trang trí Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007 Toán ( tiết số 25) Tìm một trong các phần bằng nhau của một số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. II. Đồ dùng dạy học: -12 cái kẹo (hoặc 12 quả bóng, 12 hình tròn, 12 que tính,…) III. Các hoạt động dạy- học: 1. Bài cũ: - HS chữa bài tập 3 . 2 HS đọc lại bảng nhân chia 6. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số - GVnêu bài toán (như trong SGK) ? Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo? Trong quá trình hỏi - đáp trên, GV dùng hình vẽ, hoặc sơ đồ như trong SGK để minh hoạ. - Cho học sinh tự nêu bài giải của bài toán (như trong SGK). ? Muốn tìmcủa 12 cái kẹo ta làm như thế nào? b.Thực hành: Bài 1: - GV hướng dẫn HS làm miệng ý a. * Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 2: - GV nhận xét, chữa bài. * Củng cố cách giải và trình bày bài giải các bài toán có nội dung thực tế. - HS nêu lại. - HSTL: Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm. - HS tự nêu bài giải. - HSTL: Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau: 12 : 4 = 3 (cái kẹo). Mỗi phần bằng nhau đó (3 cái kẹo) là của số kẹo). - HS nêu yêu cầu. - HS làm miệng ý a. - HS tự làm các ý còn lại. Lần lượt 3 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét. - HS đọc đề toán, xác định yêu cầu của bài. - HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài. 3. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học, - Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn ( tiết số 5) Tập tổ chức cuộc họp I. Mục đích, yêu cầu: HS biết cách tổ chức một cuộc họp. Cụ thể: - Xác định được rõ nội dung cuộc họp. - Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi: - Gợi ý về nội dung họp (theo SGK). - Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (viết theo yêu cầu bài 3, bài “Cuộc họp của chữ viết, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 45). III. Các hoạt động dạy- học : 1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 1 và 2 tiết trước. - 1 HS kể lại câu chuyện“Dại gì mà đổi”. - 2 HS đọc bức điện báo gửi gia đình. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập *. GV giúp HS xác định yêu cầu bài tập. - GV hỏi: Bài “Cuộc họp của chữ viết” đã cho các em biết: Để tổ chức tốt một cuộc họp, các em phải chú những gì? - GV chốt lại: + Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì? + Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp? * Từng tổ làm việc GV yêu cầu HS ngồi theo đơn vị tổ. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. *. Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp - GV bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất - 2 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm. - HS phát biểu. - 2 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp. - Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung họp. - Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành. - Nhắc HS cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp. Đây là năng lực cần có từ tuổi HS, càng cần khi các em trở thành người lớn. Tập viết ( tiết số 5) Ôn chữ hoa :C (tiếp theo) I. Mục đích, yêu cầu : - Củng cố cách viết các chữ viết hoa C (Ch) thông qua bài tập ứng dụng: 1. Viết tên riêng (Chu Văn An) bằng chữ cỡ nhỏ . 2. Viết câu ứng dụng (Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe) bằng chữ cỡ nhỏ . II. Đồ dùng dạy- học : - Mẫu chữ viết hoa Ch - Tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. - Vở tập viết, bảng con, phấn . III. Các hoạt động dạy- học : 1. Bài cũ: - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà - 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Cửu Long, Công. - GV nhận xét, ghi điểm . 2. Dạy bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn viết trên bảng con *. Luyện chữ viết hoa - Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. *.HS viết từ ứng dụng - GV giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước. *Luyện viết câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ. c. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Gv nêu yêu cầu về chữ viết.Nhắc nhở hs ngồi viết đúng tư thế. d. Chấm, chữa bài - GV chấm nhanh 7, 10 bài. - Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Ch,V,A,N. - HS tập viết từng chữ (Ch,V,A) trên bảng con. - HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An - HS nghe - HS tập viết trên bảng con. - HS đọc câu ứng dụng. - HS nghe - HS tập viết trên bảng con: Chim, Người. - HS viết vào vở. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà viết tiếp. Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng. Sinh hoạt Sơ kết tuần 5 I. Mục tiêu Giúp HS - Thấy được những ưu điểm nhược điểm trong tuần. - Từ đó các em có hướng phấn đấu trong những tuần tới. II. Chuẩn bị : Nội dung buổi sinh hoạt . III. các hoạt động dạy- học 1. Sơ kết tuần 5: - Lớp trưởng nhận xét những ưu điểm, nhược điểm trong tuần - Cho cả lớp bình chọn những cá nhân, tổ xuất sắc. - GVNX những ưu điểm, nhược điểm về: + Hạnh kiểm………………………………………………………………………….. . …………………………………………………………………………………………… . + Học lực ...…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........………………………… + Các mặt khác ………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. 2. Phương hướng tuần 6: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. * Sinh hoạt tập thể GV cho HS thi kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò HS về nhà CB bài học tuần sau. Chữ kí và nhận xét của BGH …………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA Lop 3 Tuan 5 buoi 1.doc
Giáo án liên quan