I. Mục tiêu:
- Biết làm tính với các số đo theo đơn vị đo của các đại lượng, độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam
- Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học.(BTCL: 1,2,3,4)
II. Chuẩn bị
- 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật để làm bài 3
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 34 Thứ 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính với các số đo theo đơn vị đo của các đại lượng, độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam
- Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học.(BTCL: 1,2,3,4)
II. Chuẩn bị
- 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật để làm bài 3
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
- Sửa bài 4 của tiết 166
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ !:(30’). Hướng dẫn ôn tập
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm
- Câu trả lời nào là câu đúng ?
- Em đã làm như thế nào để biết B là câu trả lời đúng.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
* Bài 2
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp. Chú ý yêu cầu học sinh giải thích cách làm.
- Còn cách nào để tính được trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam.
* Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi 2 học sinh lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài hoặc dán kim phút vào đồng hồ đã có kim chỉ giờ.
* Nhận xét bài làm của học sinh
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào ?
* Bài 4
- Cho học sinh tự đọc đề toán, tóm tắt và làm bài.
H Đ 2:(3’) Củng cố - dặn dò
* Giáo viên tổng kết giờ học* Dặn: Học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm
* Bài sau: Ôn tập hình học
- 2 học sinh lên làm bài
- Làm bài vào vở bài tập
- B là câu trả lời đúng
- Đổi 7m3cm = 703cm, nên khoanh vào chữ B
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần.
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh làm 1 phần.
- Quả cam nặng bằng 2 quả cân và nặng 300gam vì 200g + 100g = 300g
- Quả đu đủ nặng bằng 2 quả cân và nặng 700g vì 500g + 200g = 700g
- Quả đu đủ nặng hơn quả cam:
700g – 300g = 400g
- Ta thấy có 2 quả cân 200g bằng nhau vậy quả đu đủ nặng hơn quả cam là:
500g – 100g = 400g
- Đọc yêu cầu trong SGK
- 2 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp vẽ theo kim phút vào đồng hồ.
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15 phút vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ở vạch ghi số 10, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
- Chú ý lắng nghe
MĨ THUẬT
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI MÙA HÈ
I- Mục tiêu:
- Hs hiểu được nội dung đề tài
- Biết sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài
- Vẽ được bức tranh và vẽ màu theo ý thích
II- Chuẩn bị: Giáo viên: - Một số tranh ảnh về đề tài mùa hè
- Tranh vẽ về mùa hè của hs lớp trước
Học sinh : - Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
/ Khởi động: 1’
2/ Bài cũ: 1’ Kiểm tra dụng cụ
3/ Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: 5’ Tìm chọn nội dung đề tài
+ Giới thiệu tranh và nêu câu hỏi gợi ý để hs tìm hiểu về mùa hè?
- Thời tiết mùa hè như thế nào?
- Cảnh vật ở mùa hè thường có những màu sắc nào?
- Cây nào chỉ nở hoa vào mùa hè?
- Mùa hè có những hoạt động vui chơi nào?
* Hoạt động 2: 5’ Cách vẽ
+ Giáo viên gợi ý cho hs
+ Nhớ lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ to, rõ để nổi bật nội dung.
+ Vẽ hình ảnh phụ sau
+ Vẽ màu theo ý thích làm nổi bật cảnh mùa hè.
* Hoạt động 3: 18’ Thực hành
- Giáo viên khuyến khích hs mạnh dạn thể hiện những ý tưởng của mình
- Gợi ý hs tìm ra những thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điều chỉnh.
+ Nhắc hs: Vẽ thay đổi các hình dáng người để bài vẽ sinh động.
- Thay đổi cách vẽ màu tạo sự hấp dẫn cho tranh
* Hoạt động 4: 5’ Củng cố, nhận xét
+ Giáo viên cùng hs chọn một số bài vẽ và gợi ý để hs nhận xét, đánh giá về nội dung tranh, các hình ảnh được sắp xếp trong tranh, màu sắc… Khen các em có bài vẽ đẹp.
Vẽ tranh tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi?
- Thời tiết mùa hè oi bức, nóng nực.
- Cây cối xanh tốt, trời trong xanh, nắng chói chang.
- Cây phượng.
- Thả diều, tắm biển, đi tham quan…
- Học sinh thực hành vẽ.
HS nhận xét
HS theo dõi
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
THÌ THẦM
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đẹp bài chính tả ;trình bày đúng khổ thơ ,dòng thơ 5 chữ
- Viết đúng, đẹp tên một số nước Đông Nam Á
- Làm đúng bài tập 3(a/b)
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a hoặc 2b
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
- Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
* Nhận xét và cho điểm học sinh.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ 1:(17’) Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc bài thơ 1 lần
* Hỏi: Bài thơ nhắc đến sự vật, con vật nào ?
- Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ có mấy khổ ? Cách trình bày các khổ như thế nào ?
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh.
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm từ 7 đến 10 bìa
H Đ 2:(14’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Chú ý: Giáo viên lựa chọn phần b) trong SGK
a. Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi học sinh đọc tên các nước
* Giáo viên giới thiệu: Đây là các nước làng giềng của nước ta, cùng ở trong khu vực Đông Nam Á.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào ?
* Giải thích: Riêng Thái Lan là tên phiên âm Hán Việt nên giống tên riêng Việt Nam.
- Giáo viên lần lượt đọc tên các nước và yêu cầu học sinh viết theo.
* Nhận xét chữ viết của học sinh.
* Bài 3
a. Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh chữa bài
* Chốt lại lời giải đúng
b. Tiến hành tương tự phần a
H Đ 3(5’) Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Dòng suối thức
- Học sinh đọc và viết:
phép cộng, họp nhóm, cái hộp, rộng mở.
- Nghe giáo viên đọc sau đó 1 học sinh đọc lại.
- Bài thơ nhắc đến gió, lá, cây, hoa, ong bướm, trời, sao.
- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao thì thầm với nhau.
- Bài thơ có 2 khổ thơ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
- mênh mông, tưởng.
- 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- 10 học sinh đọc: Ma – lai – xi – a; Phi – líp – pin; Thái Lan; Xin – ga – po
- Viết tên chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch nối.
- 3 học sinh viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở
- Làm bài vào vở:
Đằng trước, ở trên ; là cái chân
-- Chú ý lắng nghe
THỂ DỤC
TUNG BẮT BÓNG THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI
T/CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I/ Mục tiêu:
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động ở mức cơ bản đúng.
+ Học tung và bắt bóng cá nhân. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
+ Trò chơi: “Ai kéo khoẻ”.. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi, dây nhảy.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
+ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
+ Trò chơi: “Tìm quả ăn được”.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ Học tung và bắt bóng cá nhân- Giáo viên nêu tên động tác.
- Lần 1, 2 giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích kĩ thuật động tác.
- Các lần sau lớp trưởng hô - học sinh thực hiện.
* Giáo viên có thể cho một số em thực hiện tốt lên biểu diễn.
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo tổ.Giáo viên theo dõi, chữa sai.
+ Học trò chơi: “Ai kéo khoẻ”.
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.
24-26’
9-10’
6-7’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I Mục tiêu :
-HS nắm được các khu di tích ở địa phương
-HS biết bảo vệ và giữ gìn khu di tích lịch sử ở địa phương .
II Chuẩn bị :
IIICác hoạt động dạy học :
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ 1 : Giới thiệu khu di tích lịch sứ ở địa phương .
-GV giới thiệu khu di tích lịch sử Làng Ông Tía
-CH: Các em đến tham quan khu di tích Làng Ông Tía chưa ?
+Em hãy tả lại quan cảnh của khu di tích
+Em thích nhất là hình ảnh nào ?
-GV nhận xét
H Đ 2:Nêu tóm tắt lich sử của khu di tích
-GV nêu tóm tắt lịch sử của khu di tích
-GD hs tự hào về truyền thống dân tộc
H Đ 3:Liên hệ giáo dục
CH: Để khu di tích sạch đẹp thì chúng ta phái làm gì ?
-GV liên hệ giáo dục hs bảo vệ giữ gìn khu di tích
H Đ 4:Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài
-Nghe
-Chú ý lắng nghe
-Trả lời
-Nghe
-Chú ý lắng nghe
-Trả lời
-- Chú ý lắng nghe
File đính kèm:
- TUAN 34.doc