I. Mục tiêu
-Biết tính diện tích các hình chữ nhật ,hình vuông,và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật ,hình vuông.
II. Chuẩn bị
- 8 miếng bìa hình tam giác màu xanh và màu đỏ
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 34 Tháng 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ 1:. Hướng dẫn ôn tập
* Bài 1
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
- Em tính diện tích mỗi hình bằng cách nào ?
- Ai có nhận xét gì về hình A và D.
* Nhận xét bài làm của học sinh
* Bài 2
- Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài và làm bài.
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật.
* Nhận xét, cho điểm học sinh
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
* Giáo viên hỏi: Diện tích hình H bằng tổng diện tích các hình chữ nhật nào ?
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý khi tính theo cách diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG cần chú ý đến tính số đo cạnh BC.
- Gọi học sinh có cách tính diện tích khác nhau lên bảng làm
H Đ 2: Củng cố - dặn dò
* Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý.
* Bài sau: Ôn tập về giải toán
- Làm bài vào vở bài tập
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
- Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông.
- Hình A và D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1cm2 ghép lại.
- Làm bài vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm, mỗi học sinh làm 1 phần.
Bài giải
a. Chu vi hình chữ nhật là
( 12 + 6 ) x 2 = 36 ( cm )
Chu vi hình vuông là:
9 x 4 = 36 ( cm )
Chu vi hai hình bằng nhau
ĐS: 36 cm ; 36 cm
b. Diện tích hình chữ nhật là
12 x 6 = 72 ( cm2 )
Diện tích hình vuông là:
9 x 9 = 81 ( cm2 )
Diện tích hình vuông lớn hơn hình chữ nhật
ĐS: 72 cm2 ; 81 cm2
- 4 học sinh nhắc lại
- Em tìm cách tính diện tích hình H có kích thước như sau:
- Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
* Cách 1
Độ dài đoạn HG là:
6 + 3 = 9 ( cm )
Diện tích hình ABCD
6 x 3 = 18 ( cm2 )
Diện tích hình GDKH là:
3 x 9 = 27 (cm2 )
Diện tích hình H là:
27 + 18 = 45 ( cm2 )
ĐS: 45 cm2
-- Chú ý lắng nghe
CHÍNH TẢ: NGHE - VIẾT
DÒNG SUỐI THỨC
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng bài thơ lục bát
- Làm đúng bài tập 2a/b
II. Chuẩn bị
- Bài tập 3a hoặc 3b phô tô vào giấy to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
- Gọi 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp tên các nước trong khu vực Đông Nam Á đã học ở tiết trước.
* Nhận xét và cho điểm học sinh.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết bài thơ: Dòng suối thức và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/dấu ngã.
H Đ 1: Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài viết
- Giáo viên đọc bài thơ 1 lần
* Hỏi: Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào ?
- Trong đêm chỉ có dòng suối thức để làm gì ?
* Kết luận: Dòng suối rất chăm chỉ, không những không nâng nhịp chày mà con nâng giấc ngủ cho muôn vật.
b. Hướng dẫn cách trình bày.
- Bài thơ có mấy khổ thơ ? Được trình bày theo thể thơ nào ?
- Giữa 2 khổ thơ trình bày như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
H Đ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2
Lưu ý: Giáo viên phần b
a. Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Gọi học sinh làm bài của mình.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần b
- Phát giấy và bút dạ và yêu cầu học sinh tự làm bài trong nhóm.
- Gọi học sinh lên bảng dán bài và đọc bài.
- Gọi học sinh chữa bài
- Chốt lại lời giải đúng
H Đ 3: Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị và chuẩn bị bài sau. Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
- 1 học sinh đọc và viết: Ma – lai – xi – a; Mi – an – ma; Phi – lip – pin; Thái – Lan; Xin – ga - po
- Nghe giáo viên đọc, sau đó 3 học sinh đọc lại
- Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng ru à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chăn mây, quả sim ngủ ngay vệ đường, bắp ngô vàng ngủ trên nương, tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh. Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên.
- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo
- Bài thơ có 2 khổ thơ, được trình bày theo thể thơ lục bát.
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. Dòng 6 chữ viết lùi vào 2ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1ô.
- 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Học sinh tự viết.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Học sinh tự làm bài
- 2 học sinh đọc: vũ trụ, chân trời
- Lời giải: vũ trụ, tên lửa
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
- Học sinh tự làm bài trong nhóm
- 4 học sinh dán bài, đọc bài
- 1 học sinh chữa bài
* Lời giải: cũng – cũng - cả - điểm - cả - điểm - thể - điểm.
*********************************
LUYỆN TỪ & CÂU
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN ; DẤU CHẤM , DẤU PHẨY
1Mục tiêu:
-Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đói với thiên nhiên(BT1,BT2)
-Điền đúng dấu chấm ,dấu phẩy vào chỗ thích hợptrong đoạn văn (BT3)
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ( giấy khổ to ) viết sẵn nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn trong bài tập 2, tiết luyện từ và câu tuần 33.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học luyện từ và câu tuần này các em sẽ tìm các từ ngữ theo chủ điểm về thiên nhiên và ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
H Đ 1: Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên kẻ bảng lớp 4 phần, sau đó chia học sinh thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm thi tìm từ theo hình thức tiếp sức. Nhóm 1 và 2 tìm các từ chỉ những thứ có trên mặt đất mà thiên nhiên mang lại. Nhóm 2,3 tìm các từ chỉ những thứ có trong lòng đất mà thiên nhiên mang lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ vừa tìm được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi bảng đáp án trên vào vở.
* Bài 2
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mẫu, sau đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tất cả các ý kiến tìm được vào giấy nháp.
- Gọi đại diện một số cặp học sinh đọc bài làm của mình.
* Nhận xét và yêu cầu học sinh ghi một số việc vào vở bài tập
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn văn, sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài, nhắc học sinh nhớ viết hoa chữ đầu câu.
* Nhận xét và cho điểm học sinh.
H Đ 2: Củng cố - dặn dò
* Giáo viên nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- Học sinh trong cùng nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết từ mình tìm được. Mỗi học sinh lên bảng chỉ viết 1 từ sau đó chuyền phấn cho bạn khác trong nhóm.
* Ví dụ về đáp án:
a) Trên mặt đất: cây cối, hoa quả, rừng, núi, đồng ruộng, đất đai, biển cả, sông ngòi, suối, thác ghềnh, ao hồ, rau, củ, sắn, ngô, khoai, lạc,…
b) Trong lòng đất: than đá, dầu mỏ, khoáng sản, khí đốt, kim cương, vàng, quặng sắt, quặng thiếc, mỏ đồng, mỏ kẽm, đá quý,…
- 1 học sinh lên bảng chỉ cho các bạn khác đọc bài.
- Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp ?
- Học sinh đọc mẫu và làm bài tập theo cặp.
- Một số học sinh đọc, các học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống ?
- Học sinh làm bài. Đáp án:
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi o. Em rất hay hỏi o. Một lần o, em hỏi bố:
+ Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời, có đúng thế không, bố ?
+ Đúng đấy o, con ạ ! Bố Tuấn đáp.
+ Thế ban đêm không có mặt trời thì sao ?
-- Chú ý lắng nghe
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (TT)
I. Mục tiêu:
-Biết so sánh một số dạng hình :Giữa núi và đồi ,giữa cao nguyên và đồng bằng ,giữa sông và suối ..
II. Chuẩn bị
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ 1:(10’) Tìm hiểu về đồi và núi.
* Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2/130SGK, sau đó thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
* Nhận xét, tổng hợp các ý kiến
* Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên thì thoai thoải.
H Đ 2:(10’) Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và ảnh 3, 4, 5 thảo luận nhóm, đưa ra các ý kiến trình bày trước lớp.
* Nhận xét
* Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như: độ cao, màu đất…
H Đ 3:(10’) Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4/131SGK, vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Giáo viên yêu cầu * Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm.
H Đ 4:(3’) Hoạt động kết thúc
- Yêu cầu học sinh về nhà củng cố, ôn tập lại kiến thức đã học về tự nhiên chuẩn bị cho tiết ôn tập và kiểm tra sau.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến.:
* Chẳng hạn:
So sánh
Đồi
Núi
Độ cao
Thấp
Cao hơn
Đỉnh
Tròn
Nhọn
Sườn
Thoai thoải
Dốc
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày trước lớp.
Cao nguyên
Đồng bằng
Giống nhau
Cùng tương đối bằng phẳng
Khác nhau
Cao đất thường màu đỏ
Thấp hơn đất màu nâu
- Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
- đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình về hình vẽ của nhóm mình.
File đính kèm:
- TUAN 34 THU 5.doc