Giáo án Lớp 3 Tuần 33 Trường Tiểu học Yên Giang

A. Mục tiêu:

- Hs biết cách vệ sinh trường lớp.

- Giúp Hs có kỹ năng lao động.

- Giúp Hs có ý thức tự giác lao động.

B. Đồ dùng dạy học:

Đồ dùng: Xô, chậu, chổi, hót rác, giẻ lau.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 33 Trường Tiểu học Yên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Củng cố về nhân, chia số có 5 chữ số Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 36 170 : 5 b) 72 859 : 6 c) 62 370 : 9 d) 45 388 : 9 - Y/c HS làm vào bảng con, GV kiểm tra nhận xét. Bài 2: Tìm x x - 48 515 + 21 142 = 54 147 x 8 = 17 296 - Y/c HS làm bài vào vở. - GV chữa chung trên bảng. Bài 3: Hai cái bình lọc nước giá 240 000 đ. Hỏi mua 5 cái bình lọc nước cùng loại thì phải trả bao nhiêu tiền? - Y/c HS đọc đề bài tóm tắt bài toán rồi giải. - Gv nhận xét chung bài làm của HS trên bảng. III. Củng cố dặn dò - Gv hệ thống lại nội dung bài học - GV nhận xét tiết học - HS làm bài vào bảng con. Kết quả: a) 7234 b) 12 143 (dư 1) c) 6930 d) 5043 (dư 1) - HS nêu cách làm và làm bài vào vở x - 48 515 + 21 142 = 54 147 x - 48 515 = 54 147 - 21 142 x - 48 515 = 33 005 x = 33 005 + 48 515 x = 81 520 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở. Bài giải: Giá tiền mỗi cái bình lọc nước là: 240 000 : 2 = 120 000(đồng) Mua 5 cái bình lọc nước hết số tiền là: 120 000 x 5 = 600 000(đồng) Đáp số: 600 000 đồng Thủ công Làm quạt giấy tròn ( tiết 3) A. Mục tiêu: - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. B. Chuẩn bị: - Gấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán. - Tranh quy trình gấp quạt tròn. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HĐ 3: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí - Gv gọi 1 hoặc 2 hs nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn - Gv nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn. + Bước 1: Cắt giấy; + Bước 2: Gấp dán quạt + Bước 3: Làm quạt cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Hs thực hành làm quạt giấy tròn. Gv gợi ý cho hs trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường mày song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt. - Gv nhắc hs: Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kỹ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa.Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều. - Trong quá trình thực hành, gv quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho hs trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm. - gv đánh giá sản phẩm của hs và tuyên dương những sản phẩm đẹp. III. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét về sựchuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của hs. - NX tiết học. - 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS thực hành gấp quạt giấy tròn. - HS trưng bày sản phẩm của mình trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét. Luyện từ và câu Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Mặt trời xanh của tôi A. Mục tiêu: giúp học sinh: - Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “ mặt trời xanh” và nững dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ. B. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HĐ1: Luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng tha thiết, trìu mến. b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ: GV theo dõi, HD HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: Chia bài làm 4 đoạn, YC HS nối tiếp nhau đọc bài.GV theo dõi, HD các em nghỉ hơi đúng, đọc với giọng thích hợp. - Giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm: + Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm đôi. GV theo dõi, HD các nhóm đọc đúng. + Gọi 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp. - Đọc đồng thanh. 3. HĐ 2: Luyện đọc lại - HD HS đọc diễn cảm bài thơ, - HD HS học thuộc lòng bài thơi - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng. - Nhận xet, bình chọn học sinh dọc bài hay nhất. III. Củng cố dặn dò: - NX tiết học - YC HS về nhà xem lại bài và CB bài sau - Lắng nghe GV giới thiệu. - Lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc nối tiếp nhau1- 2 lần ( mỗi em 2 dòng thơ). Sửa lỗi phát âm theo HD của GV. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài. - Lắng nghe GV giải thích kết hợp đọc chú giải để hiểu nghĩa từ mới. + HS đọc bài theo nhóm, các bạn trong nhóm nghe, sửa lỗi cho nhau. + 1- 2 nhóm đọc bài trước lớp. - HS đọc đồng cả bài. - HS luyện dọc theo nhóm bàn. - HS học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. Luyện viết Bài 49( kiểu chữ đứng) A. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: T, S, Th - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. B. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét chung II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện viết + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết. - Yêu cầu HS viết vào vở nháp - GV nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS viết bài - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 4. Chấm bài, chữa lỗi - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi III. Củng cố, dặn dò - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - HS nêu: T, S, Th - HS nhắc lại quy trình viết: - HS trả lời - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét - HS trả lời: + a, u, o, n,: cao 1 li - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - HS chữa lỗi Tập làm văn Ôn tập viết đoạn văn về lễ hội A. Mục tiêu: - Giúp HS viết được một đoạn văn ngắn về một lễ hội mà HS biết. Lời văn rõ ràng, mạch lạc. B. Các hoạt động dạy: HĐ1: Kể về một số lễ hội Gợi ý: Đó là hội gì ? - Hội được tổ chức khi nào ? ở đâu ? - Mọi người đi xem hội như thế nào ? - Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ? - Hội có những trò vui gì ? - Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ? - Y/c HS kể trước lớp về những lễ hội các em đã thấy, đã xem. - HS kể trước lớp, cả lớp nhận xét. * Lưu ý HS kể về các trò vui có trong lễ hội là chủ yếu HĐ2: Viết về ngày hội - Y/c Hs viết những điều vừa kể thành một đoạn văn (từ 7- 10 câu). chủ yếu viết về các trò vui diễn ra trong lễ hội. Câu văn cần rõ ràng, biết dùng dấu câu đúng chỗ. - GV đi đến từng em hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. VD: Hằng năm cứ vào mùa xuân ở nhiều nơi trên đất nước ta lại mở hội vui xuân. Em đã được biết rất nhiều lễ hội trong đó có hội đua thuyền được tổ chức ở sông Mã, vào mùa hè. Mới tờ mờ sáng mọi người đi xem hội đã đứng chật hai bên bờ sông. Dưới sông hàng chục chiếc thuyền đua đang chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho cuộc đua. Đúng 8 giờ tiếng còi cất lên thì cả chục chiếc thuyền lao mình về phía trước như tên bắn. Hai bên bờ sông tiếng la hò, cổ vũ dậy cả mặt nước. Các chàng trai đang cố hết sức để đưa thuyền mình về đích trước nên ai cũng gò người lại để chèo thuyền... HĐ3: Nhận xét - Y/c học sinh đọc bài trước lớp. - Y/C cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét và chấm điểm một số em. Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011 Toán Luyện giải toán liên quan đến rút về đơn vị A. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố cách giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. biết nhận dạng bài toán và giải đúng các bước. B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ: II. Bài mới: 1. Giới thiêu bài: 2. Củng cố về giải toán rút về đơn vị Bài 1: Có 60 lít dầu chia đều vào 6 can. Hỏi 3 can có bao nhiêu lít dầu? - Y/c HS đọc đề bài, nhận dạng bài toán nêu cách giải. - Trong bài toán trên bước là bước rút về đơn vị? Bài 2: Có 60 lít dầu đựng đều vào 6 can. Nếu dùng loại can khác, mỗi can đựng bằng nửa số dầu ở can đó thì cần bao nhiêu can? - Gv nhận xét chung. Bài 3: Có 10 bao gạo, nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo ở 2 bao nguyên. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao gạo? Gv nhận xét chung. III. Củng cố dặn dò Y/c HS nêu lại các bước giải của bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - GV nhận xét tiết học. - HS đọc đề bài HS lên bảng tóm tắt bài toán rồi giải. Tóm tắt: 6 can : 60 lít 3 can : ....lít ? Bài giải: Mỗi can có số lít là: 60 : 6 = 10 (lít) 3 can có số lít dầu là: 10 x 3 = 30 (lít) Đáp số: 30 lít - Bước tính số lít dầu trong một can. - HS đọc đề tóm tắt bài toán rồi giải. Bài giải: Lúc đầu mõi can đựng được là: 60 : 6 = 10(lít) Can mới đựng được số lít là: 10 : 2 = 5 (lít) Cần số can mới để đựng 60 lít dầu là: 60 : 5 = 12(can) Đáp số: 12 can - Gv hướng dẫn HS giải như sau: Bài giải: Số gạo lấy ra là: 10 x 5 = 50(kg) Số gạo ở 1 bao nguyên là: 50 : 2 = 25 (kg) Có tất cả số gạo là: 25 x 10 = 250(kg) Đáp số: 250 kg gạo Luyện viết Bài 49( kiểu chữ nghiêng) A. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: T, S, Th - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. B. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét chung II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện viết + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết. - Yêu cầu HS viết vào vở nháp - GV nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS viết bài - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 4. Chấm bài, chữa lỗi - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi III. Củng cố, dặn dò - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - HS nêu: T, S, Th - HS nhắc lại quy trình viết: - HS trả lời - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét - HS trả lời: + a, u, o, n,: cao 1 li - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài - HS chữa lỗi

File đính kèm:

  • doctuan 33.doc
Giáo án liên quan