A. Tập đọc:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời đ¬ược các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: - Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
- HSKG biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 33 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV đọc HS viết vào nháp, 2 em lên bảng viết: Đông Nam Á, Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào. GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Gọi 2 em đọc đoạn viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
- HS viết đúng: lúa non, giọt sữa, phảng phất,..... vào vở nháp, 2 em viết ở bảng lớp
- Nhận xét sửa sai.
b. GV đọc HS viết bài:
c. Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở. GV theo dõi.
- 2 em đọc câu đố sau khi đã điền vào chỗ chấm. Lớp nhận xét.
- GV đưa tranh HS quan sát, giới thiệu thêm. Đưa ra kết quả đúng:
Bài tập 3 (Lựa chọn)
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV chia lớp thành các nhóm. HS thảo luận theo nhóm để tìm từ, viết vào vở nháp.
- Các nhóm trình bày kết quả. Nhóm nào tìm được từ đúng thì nhóm đó thắng.
- GV chốt lại lời giải đúng, HS chữa bài vào vở BT.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT2b.
TẬP LÀM VĂN
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Yêu cầu cần đạt:
Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh một số loài động vật quí hiếm được nêu trong bài; Truyện tranh Đô- rê- mon; 1 vài tờ giấy khổ A4.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài viết tuần 32.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Gọi HS nêu YC bài. 1 em đọc cả bài A lô, Đô - rê- mon...
- Gọi 2 HS đọc phân vai.
- GV giới thiệu tranh, ảnh về các loại động, thực vật quí hiếm được nêu trong bài báo (nếu có); cho HS xem truyện tranh Đô- rê- mon
Bài tập 2: - Gọi HS nêu YC. GV phát giấy A4 cho 1 vài HS viết bài.
- Cho HS trao đổi theo cặp để viết những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon; GV nhắc HS cách viết.
- Yêu cầu HS viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi 1 số em đọc kết quả ghi chép của mình của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét về bài làm trên giấy A4 dán ở bảng. GV chốt lại lời giải đúng. Cả lớp viết bài vào sổ tay.
- GV chấm 1 số bài viết, nhận xét về các mặt: nội dung, hình thức...
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Dặn HS mua sổ tay để ghi chép những thông tin thú vị, bổ ích.
Thứ 6 ngày 29 tháng 4 năm 2011
THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Quạt tròn.
II. Đồ dùng dạy- học : Mẫu quạt giấy tròn. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
III. Hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV yêu cầu HS nhắc lại từng bước làm quạt giấy tròn.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp, dán quạt.
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- GV cho HS quan sát tranh qui trình làm quạt giấy tròn.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm quạt. GV gợi ý cho HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình, dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
TOÁN
ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết bài 4, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm
- GV ghi phép tính lên bảng. HS tính nhẩm và ghi kết quả ra nháp.
- Gọi 3 em lên chữa bài. Nhắc lại cách tính nhẩm.
Bài 2: Gọi HS nêu YC: Đặt tính rồi tính.
- HS làm vào vở. Gọi 4 em chữa bài và nêu cách tính.
Bài 3: - Gọi HS nêu cách tính x.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở. 2 em làm bài ở bảng phụ. Chữa bài.
Bài 4: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập; GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS làm vào vở và chữa bài ở bảng. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự xếp hình. Gọi 1 em lên xếp. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Cho HS nhắc lại cách tìm số hạng, thừa số chưa biết. GV nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần:
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG thi “Viết chữ đẹp” ở Huyện, phụ đạo HS yếu.
- Tăng cường ôn tập chuẩn bị KTĐK lần 4.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng hợp kết quả BT1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV đọc cho một HS viết trên bảng lớp (hoặc quay bảng), cả lớp viết vào vở hai câu liền nhau, ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm trong BT1 tiết LTVC tuần 32 (Đầu đuôi là... đến hai cái trụ chống trời!).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT và các đoạn thơ, đoạn văn trong BT.
HS trao đổi theo nhóm để tìm các sự vật được minh hoạ và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn a), các nhóm cử người trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV gián phiếu, ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả:
Sự vật
Nhân hoá
Nhân hoá các từ ngữ
chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá các từ ngữ chỉ
hoạt động,đặc điểm của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
lim dim,cười
- HS làm việc độc lập để tìm các sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ ở BT1 (đoạn b), các em chỉ cần ghi tên các sự vật được nhân hoá, cạnh đó viết những từ ngữ dùng để nhân hoá chúng. VD: cơn dông - kéo đến; lá gạo - múa lên, reo lên...
- GV mời 1 HS trình bày, mỗi em tìm hình ảnh nhân hoá và cách nhân hoá trong một câu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV ghi lời giải vào bảng tổng hợp kết quả trên phiếu.
Sự vật được
nhân hoá
Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động,đặc điểm của người
Cơn dông
kéo đến
Lá (cây)gạo
anh em
múa, reo, chào
Cây gạo
thảo, hiển, đứng, hát
- HS nêu cảm nghĩ của các em về các hình ảnh nhân hoá: Thích hình ảnh nào? Vì sao?
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc HS chú ý: Sử dụng phép nhân hoá khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Nếu chọn đề tả một vườn cây, các em có thể tả một vườn cây trong trường, ở làng quê, vườn cây nhỏ nhà mình hoặc nhà hàng xóm.
- GV mời một vài HS nhắc lại tên những bài thơ có những câu thơ tả vườn cây, xem đó như gợi ý cho các em làm bài (VD: Quạt cho bà ngủ. Ngày hội rừng xanh. Bài hát trồng cây. Mặt trời xanh của tôi...)
- HS viết bài. GV chọn đọc một số bài cho cả lớp nghe và nhận xét.
VD: Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên. Ông em chăm chút cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa giấy, hoa trạng nguyên hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cánh hoa trắng muốt, những cánh hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV yêu cầu những HS chưa làm xong BT2 về nhà hoàn chỉnh bài viết.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA PHONG TRÀO
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TƯỢNG ĐÀI LIỆT SĨ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. HS hiểu: Tượng đài liệt sĩ là nơi ghi công những người đã hi sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ Quốc; ghi công của các bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
- Những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh cho
Tổ Quốc.
- Sự cần thiết để chăm sóc bảo vệ tượng đài liệt sĩ.
2. HS tích cực tham gia phong trào chăm sóc bảo vệ tượng đài liệt sĩ.
3. HS có thái độ tôn kính, biết ơn các liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng bằng những việc làm có ý nghĩa.
II. Chuẩn bị: Mỗi HS chuẩn bị 1 dụng cụ: chổi, rổ, cuốc, chậu, dẻ lau...
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em nhớ ơn các anh. Nhạc lời của Trần Ngọc Thành
Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Tổ chức, hướng dẫn HS thực hành chăm sóc tượng đài liệt sĩ.
- GV tập hợp lớp trước khu vực đài tưởng niệm của xã thành 3 hàng dọc theo 3 tổ.
- Phân công nhiệm vụ :
+ Tổ 1 : Quét dọn, xẩy cỏ.
+ Tổ 2 : Nhặt lá, tỉa cành, chăm sóc bồn hoa.
+ Tổ 3 : Lau chùi nhà bia.
- GV lưu ý HS : Trong quá trình làm việc phải tự giác làm việc theo sự phân công của tổ trưởng. Tuyệt đối không trêu đùa, chọc ghẹo, phải đảm bảo an toàn trong lao động.
- HS thực hành theo sự phân công. GV theo dõi, nhắc nhở.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tinh thần làm việc của HS.
File đính kèm:
- GAlop 3 Tuan 33CKTKNGTKNSGDBien dao.doc