A. Tập đọc: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Bước đầu kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh hoạ.
- HSKG biết kể lại câu chuyện theo lời của bà khách.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK
- Cho HS chơi trò chơi.
- Từ 8 hình tam giác đó xếp thành hình như SGK.
- GV chấm chữa bài cho HS.
C. Củng cố- Dặn dò: 5’
Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- HSKG so sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 118, 119, quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.10’
Mục tiêu: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
* Bước 1: HS nhóm đôi quan sát hình 1 trang 118 SGK và TLCH.
+ Chỉ mặt trời, trái đất, mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất.
+ Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng quanh trái đất ( cùng chiều hay ngược chiều).
+ Nhận xét độ lớn của mặt trời và mặt trăng.
* Bước 2: - Một vài HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét.
- GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.10’
Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ mạt trăng quay xung quanh trái đất.
* Bước 1: GV cho HS biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- GV hỏi: Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
- GV: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- Đối với HS khá giỏi: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần bằng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).
* Bước 2: - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 T119 vào vở BT rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi nhận xét về sơ đồ của nhau.
- GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.10’
* Bước 1: GV chia nhóm xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
* Bước 2: Thực hành chơi trò chơi theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả Địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho Mặt Trăng luôn hướng về quả địa cầu như hình vẽ ở trang 119 SGK.
* Bước 3: Gọi một số HS lên biểu diễn trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
* GV nhận xét giờ học; dặn dò.
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng quy định bài chính tả.
- Làm đúng bài tập (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 2 lần BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: hình dáng, rung mành, giao việc, lơ lửng, cõi tiên.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài hát trồng cây.
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.
- HS đọc thầm 2, 3 lượt các khổ thơ 1, 2, 3, 4.
- HS nêu nhận xét: Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
b. HS viết bài: Yêu cầu HS gấp sách và nhớ viết bài vào vở.
c. Chấm và chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2 (lựa chọn)
- HS đọc bài tập 2a, tự làm bài vào vở bài tập.
- GV mời 2 HS thi làm bài nhanh, đúng trên bảng lớp để chữa.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 câu văn. GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn thành BT2b.
TẬP LÀM VĂN
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- KNS: Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm.
- Bảng phụ ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 - 3 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
- Một số HS giải thích yêu cầu của bài theo gợi ý: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường .
- GV hướng dẫn HS để trả lời được câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo. sau đó nêu những việc làm thiết rtực, cụ thể để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
- HS tiến hành cuộc họp theo tổ.
- Các tổ thi đua tổ chức cuộc họp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc HS: Các em trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
- HS làm bài vào VBT.
- Một số HS đọc bài viết của mình. GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2011
THỦ CÔNG
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Quạt tròn.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu quạt giấy tròn. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút chì, thước kẻ, kéo.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV cho HS quan sát quạt giấy rồi đặt câu hỏi để HS nhận xét.
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ ...
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- GV vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn HS làm từng bước.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp, dán quạt.
+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- GV cho HS quan sát tranh qui trình làm quạt giấy tròn.
- Gọi một số HS nhắc lại qui trình gấp quạt.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm quạt.
- HS thực hành, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: - GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia như ở SGK. GV lưu ý HS ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp số 0 ở thương; thương có tận cùng là 0.
- Tương tự HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Bài 3: - Một HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, tóm tắt, tìm phép tính phù hợp.
- HS làm bài vào vở. Một HS chữa bài lên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 4: - GVhướng dẫn HS tính nhẩm: 12000 : 6 = ?
Nhẩm: 12 nghìn : 6 = 2 nghìn
Vậy: 12000 : 6 = 2000
- Tương tự HS làm phần còn lại.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV hệ thống toàn bài. Dặn HS về nhà ôn bài.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần:
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên một vài các nước mà em biết (BT1).
- Viết được tên các nước vừa kể (BT2).
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ hoặc quả địa cầu, 3 tờ phiếu viết câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm miệng BT1 và BT3 (Tiết LTVC tuần30).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - Một học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV treo bản đồ lên bảng hoặc đặt quả địa cầu trên bàn GV.
- Một số HS lên bảng, quan sát bản đồ hoặc quả địa cầu, tìm tên các nước.
- HS nối tiếp nhau lên bảng dùng que chỉ trên bản đồ. VD: Lào, Cam- pu- chia, Thái Lan...
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 nhóm thi làm bài theo cách tiếp sức. Đại diện các nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại ý đúng. Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS đọc lại bài.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- GV dán 3 tờ phiếu; mời 3 HS lên làm bài. GV cùng HS phân tích, chốt lời giải đúng:
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại BT.
File đính kèm:
- GAlop 3 Tuan 31CKTKNGTKNSGDBien dao.doc