Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Năm 2011-2012

 1.Tập đọc:

 *Mục tiêu chung:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh; nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha trang nói riêng và Việt Nam nói chung. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

*Mục tiêu riêng:

 - HS khuyết tật đọc được 1 đến 2 câu.

 2.Kể chuyện

 *Mục tiêu chung:

 - Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi biết kể câu chuyện theo lời của bà khách.

 *Mục tiêu riêng:

 - HS khuyết tật lắng nghe theo dõi bạn kể.

 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài tập. Thø n¨m ngµy 5 th¸ng 04 n¨m 2012 Chiều TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. - So sánh được độ lớn của trái đất, mặt trăng và mặt trời: trái đất lớn hơn mặt trăng; Mặt trời lớn hơn trái đất nhiều lần. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học - GV: quả địa cầu - HS: SGK. III.Các hoạt động dạy học *Giới thiệu bài HĐ1: Quan sát tranh theo cặp *Mục tiều: Bước đầu biết mối quan hệ giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng. *Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1/118 và trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 2: GV gọi một số HS trả lời câu câu hỏi. HS cùng GV bổ sung câu trả lời. *Kết luận: Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo hướng cùng chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Trái đất lớn hơn mặt trăng, còn mặt trời lớn hơn trái đất nhiều lần. HĐ2: Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất *Mục tiều: - Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất. - Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. *Cách tiến hành: Bước 1: GV giảng cho HS biết vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. Bước 2: HS vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất như hình 2 trong SGK/119 rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. *GVKL: Mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất. HĐ3: Chơi trò chơi mặt trăng chuyển động quanh trái đất *Mục tiều: Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. Tạo hứng thú học tập *Cách tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm và hướng dẫn cách chơi. Bước 2: HS thực hành chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi. Bước 3: GV gọi một số HS lên biểu diễn trước lớp. - GV cùng các bạn trong lớp quan sát nhận xét. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. Hướng dẫn HS về học bài. Thø s¸u ngµy 6 th¸ng 04 n¨m 2012 Sáng: TOÁN Tiết 155: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. - Giải bài toán bằng hai phép tính. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết thực hiện các phép tính đơn giản (trường hợp không nhớ). *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: bảng phụ - HS: bảng con III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS làm bảng con 14729 : 2; 25295 : 4 *Giới thiệu bài HĐ2: Luyện tập Bài 1: - GV viết phép chia 28921 : 4 lên bảng và hướng dẫn HS đặt tính và tính. - HS làm bảng con. Trình bày cách làm. GV củng cố cho HS kĩ năng đặt tính và tính. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài: 62840 : 2; 88440 : 4 12760 2 18752 3 25704 5 07 6380 07 6250 07 5140 16 15 20 00 02 04 0 2 4 Bài 2: HS làm bảng con theo dãy bàn. Đại diện dãy trình bày cách làm và thống nhất kết quả. GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 42682 : 2; 36936 : 3. 15273 3 18842 4 36083 4 02 5091 28 4710 00 9020 27 04 08 03 02 03 0 2 3 Bài 3: - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn , cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ, trình bày bài trên bảng, Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. Bài giải Số thóc nếp có trong kho là: 27280 : 4 = 6820 (kg) Số thóc tẻ có trong kho là: 27280 – 6820 = 20460 (kg) Đáp số: 20460kg thóc tẻ và 6820kg thóc nếp. Bài 4: HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn, HS nhẩm bài và nêu miệng kết quả. 15000 : 3 = 5000; 24000 : 4 = 6000; 56000 : 7 = 8000 H§4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập. TẬP LÀM VĂN Tiết 31: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật trao đổi cùng các bạn về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ ghi 5 bước tổ chức cuộc họp - HS: SGK III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - 3 HS lại lá thư viết cho người bạn thân. - Cả lớp cùng GV nhận xét cho điểm. * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài - Goị một số HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc HS chú ý: +) Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (đã học ở kì I). GV mở bảng phụ, gọi 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp. +) Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông ngòi,...). Sau đó, nêu những việc làm thiết thực, cụ thể HS cần làm để bảo vệ hoặc không xả nước bẩn xuống ao hồ; chăm sóc, quét dọn nhà cửa, ngõ, xóm, trường lớp; không bẻ cây, ngắt hoa ở nơi công cộng, không bắn chim; tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người xung quanh,... - GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - Hai, ba nhóm thi tổ chức cuộc họp. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất. Nhóm trưởng điều khiển đúng trình tự các bước, phát biểu đàng hoàng, tự tin. Các bạn trong nhóm tham gia góp ý kiến sôi nổi, nêu được việc làm thiết thực. HĐ3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần 32. THỦ CÔNG Tiết 301 LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T1) I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Rèn cho HS đôi tay khéo léo. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật nắm được cách làm quạt giấy tròn. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu quạt giấy tròn, tranh quy trình - HS: giấy màu, chỉ, kéo, hồ dán. III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. *Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét. +) Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một. +) Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm. +) Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng. HĐ3: Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Cắt giấy - Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16ô để gấp quạt. - Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16ô, rộng 12ô để làm cán quạt. Bước 2: Gấp, dán quạt - Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp để lấy dấu giữa. - Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất. - Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt. Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt - Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16ô với nếp gấp rộng 1ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt. - Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cánh quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt. - Mở hai cán quạt, để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn. - GV tóm tắt lại các bước làm quạt giấy tròn và tổ chức cho HS tập gấp quạt giấy tròn. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho giờ học sau. Chiều: TOÁN (ôn) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Củng cố kĩ năng chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. - Giải bài toán bằng hai phép tính. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết thực hiện các phép tính đơn giản (trường hợp không nhớ). *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: bảng phụ - HS: bảng con III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS làm bảng con 15607 : 5; 27068 : 6 *Giới thiệu bài HĐ2: Luyện tập Bài 1: Tính - HS làm bảng con. Trình bày cách làm. GV củng cố cho HS kĩ năng đặt tính và tính. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài: 62360 : 2; 86460 : 4 18540 2 21421 3 33686 4 05 927 04 7140 16 8421 14 12 08 00 01 06 0 1 2 Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con theo dãy bàn. Đại diện dãy trình bày cách làm và thống nhất kết quả. GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia 46822 : 2; 33666 : 3. 10600 5 24903 6 30176 7 06 2120 09 4150 21 4310 10 30 07 00 03 06 0 3 6 Bài 3: Người ta đã chuẩn bị 10848kg đường kính và bột để làm bánh, số đó là đường kính. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu ki-lô-gam ? - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn , cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ, trình bày bài trên bảng, Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. Bài giải Số đường kính có là: 10848 : 4 = 2712 (kg) Số bột có là: 10848 – 2712 = 8136 (kg) Đáp số: 2712kg đường và 8136kg bột. H§3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập. SINH HOẠT TẬP THẺ KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 31 I.Mục tiêu - Qua nhận xét, HS nhận thấy ưu, nhược điểm của mình và bạn trong tuần. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Nắm được phương hướng hoạt động tuần 32. II.Chuẩn bị GV: nội dung sinh hoạt - HS: chuẩn bị ý kiến, sổ theo dõi III.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức - Hát tập thể 2. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về các mặt: +) Đạo đức +) Học tập +) Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL. - Tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ. - HS phát biểu ý kiến. * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 31. - Bình xét tuyên dương phê bình. 3. Phương hướng hoạt động tuần 32 - Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục tồn tại còn mắc phải. - Thực hiện tốt kế hoạch của trường và lớp đề ra. - Chăm sóc tốt bồn hoa được phân công.

File đính kèm:

  • docTuan 31.doc
Giáo án liên quan