1.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà
-Chấm vở hai bàn tổ 2
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số .
1. Hướng dẫn phép nhân .
- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân :
14273 x 3 = ?
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và giáo viên ghi bảng như sách giáo khoa.
-Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa .
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 31- Chu Thị Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị bài của học sinh 2.Bài mới a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất “.
b/ Khai thác bài :
-Hđ1 : Quan sát tranh theo cặp .
*Bước 1 :-Hướng dẫn quan sát hình 1 sách giáo khoa
– Hãy chỉ Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt Trăng và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét độ lớn của mặt Trời ,Trái Đất và Mặt Trăng?
-Bước 2 : - Yêu cầu các cặp lên trả lời trước lớp .
-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh .
* Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hđ2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất :
-Bước 1 : - Giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể quay quanh hành tinh .
-Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
-Bước 2 : -Yêu cầu học sinh thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 sách giáo khoa vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
Hđ3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .
-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Mời một số em ra sân chơi thử .
-Yêu cầu học sinh đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu
- Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.Xem trước bài mới .
-Trả lời về nội dung bài học trong bài :
” Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời ” đã học tiết trước
-Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài
- Chia ra từng cặp quan sát hình 1 sách giáo khoa thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý .
-Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .
- Cùng chiều với chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời . Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần .
- Các cặp lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp .
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại .
- Lắng nghe giáo viên giảng để nắm về vệ tinh .
- Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất
- Lớp quan sát hình 2 sách giáo khoa .
- Thực hành vẽ vào vở chiều quay của mt quanh Trái Đất như hình 2 trang 119 sách giáo khoa .
- Học sinh làm việc theo nhóm .
-Một số em đóng vai Mặt Trăng để thực hiện trò chơi : Mặt Trăng quay quanh Trái Đất .
- Quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn
-Về nhà học bài và xem trước bài mới .
Ngày soạn: 17/4/ 2013
Ngày giảng: Thứ sáu 19 /4 /2013
Toán:
LUYỆN TẬP.
A/ Mục tiêu :ªBiết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số trường hợp ở thương có chữ số 0 . Rèn kĩ năng thực hiện phép chia .
Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính
GDHS chăm học.
B/Đồ dùng dạy học - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
C/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà
-Chấm vở hai bàn tổ 4
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố về phép chia các ố có 5 chữ số cho số có 1 chữ số .
1. Hướng dẫn phép chia 28921 : 4 .
- Giáo viên ghi lên bảng phép chia :
28921 : 4 = ?
-Giáo viên nêu vấn đề .
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia ( Nêu miệng cách chia ) .
- Ta thực hiện mỗi lần chia đều thực hiện như các tiết trước . Trong lượt chia cuối cùng ( Hạ 1 ; 1 chia 4 bằng 0 viết 0 ở thương ).
-Hướng dẫn cách viết phép chia theo hàng ngang
b) Luyện tập:
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1 .
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính
-Yêu cầu nêu lại cách thực hiện phép chia .
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở
-Mời hai em lên bảng đặt tính và tính .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi học sinh nêu bài tập 2
-Giáo viên ghi bảng các phép tính
-Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào vở .
-Mời hai học sinh lên bảng giải bài
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3- Gọi học sinh đọc bài 3 .
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài .
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở
-Mời một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4
-Gọi học sinh đọc bài 4.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài .
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở
-Mời một học sinh nêu miệng kết quả nhẩm -Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét đánh gía bài làm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai học sinh lên bảng chữa bài tập số 3 .
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính :
28921 4
09 7230
12
01
1
28921 : 4 = 7234 ( dư 1 )
* Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện
* Hai học sinh nêu lại cách chia .
-Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Nêu lại cách chia .
-Hai học sinh lên bảng tính kết quả .
12760 : 2 = 6380
18752 ; 3 = 6250 ( dư 2)
25704 : 5 = 5140 ( dư 4 )
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Một em đọc đề bài 2 .
-Hai em lên bảng đặt tính và tính
a/ 15273 : 3 = 5091
b/ 18842 : 4 = 4710 ( dư 2 )
c, 36083 : 4 = 9020 ( dư 3 )
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài .
-Một học sinh đọc đề bài 3.
-Cả lớp thực hiện vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài
* Giải : -Số kg thóc Nếp trong kho là :
27280 : 4 = 6820 (kg)
-Số kg thóc Tẻ trong kho là :
27280 – 6820 = 20460 (kg)
Đ/S: Nếp : 6820 kg ; Tẻ : 20460 kg
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Một học sinh nêu cách nhẩm .
* Nhẩm : 15 nghìn : 3 = 5 nghìn
-Vậy 15 000 : 3 = 5 000
- Một em khác nhận xét bài bạn .
-Vài học em nêu lại nội dung bài
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
-----------------------------------------------
Tập làm văn :
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
A/ Mục tiêu ª Rèn kĩ năng viết : Biết cùng với các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?” , bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( Nêu những việc làm thiết thực , cụ thể )
-Rèn kĩ năng viết : - Viết được một đoạn văn ngắn , thuật lại gọn , rõ đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường .
B/Đồ dùng dạy học :-Tranh ảnh đẹp về các loại cây hoa , cảnh thiên nhiên , ảnh về môi trường bị tàn phá hủy hoại . Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp , Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp .
C/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng đọc lá thư gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài đã học ở tiết tập làm văn tuần 30
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ thảo luận và viết thành một đoạn văn nói về việc làm bảo vệ môi trường ...
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
-Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập .
-Nhắc nhớ về trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp .
-Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là : Em cần làm gì để bảo vệ môi trường .
-Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển cuộc họp .
- Mở bảng phụ đã viết sẵn các gợi ý cuộc họp .
-Mời một em đọc .
* Mời ba nhóm thi tổ chức cuộc họp .
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu nội dung về cácbiện pháp bảo vệ môi trường của nhóm mình trước lớp .
- Nhận xét đánh giá khên những nhóm đề ra nhiều biện pháp hay .
Bài 2 : - Gọi một em nêu đề bài .
- Nhắc học sinh nhớ lại những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường mà các nhóm đã nêu .
-Yêu cầu thực hiện viết lại các biện pháp bảo vệ môi trường vào vở .
-Mời lần lượt một số em đọc bài văn trước lớp c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung
-Nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
-Hai em lên bảng “ Đọc lá thư viết để gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài qua bài TLV đã học.”
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Một em nhắc lại trình tự 5 bước về tổ chức một cuộc họp …
-Lắng nghe để nắm các yêu cầu khi tổ chức cuộc họp .
- Lớp chia thành các nhóm để tổ chức cuộc họp .
- Một em đọc lại các gợi ý về thảo luận bảo vệ môi trường
- Thực hiện họp đưa ra các ý kiến , một em ghi lại các ý kiến của bạn mình trong tổù .
-Các nhóm cử đại diện báo cáo nội dung họp của nhóm trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn nhóm có biện pháp hay nhất .
- Một em đọc yêu cầi đề bài .
- Hai em nêu lại các biện pháp bảo vệ môi trường .
-Thực hiện viết vào vở .
-Một số em đọc bài viết trước lớp .
-Lớp lắng nghe và nhận xét .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
---------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
A. Mục đích:
- Đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần học vừa qua
- Đề ra phương hướng hoạt động của tuần tới
- Phê bình và tuyên dương những học sinh tích cực trong học tập
- Giáo dục học sinh có ý thức trong việc phê bình và phê bình
B. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
* Lớp trưởng nhận xét:
-Ý kiến của hs
* Đánh giá của GV:
- Nhìn chung các em đi học đầy đủ , ổn định sĩ số .
- Đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vở sách bao nhãn cẩn thận .
- Học bài và làm bài đầy đủ .
- Duy trì tốt nền nếp và sĩ số
- Công tác rèn chữ giữ vở có tiến bộ .
- Lao động tham gia nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập .Tuần sau cố gắng hơn.
- Tham gia tốt mọi hoạt động của lớp, trường đề ra.- Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân.
*/ Tồn tại: Chữ viết con xấu chưa có ý thức giữ vở, cần rèn viết nhiều hơn.
Một số em ngồi học thiếu nghiêm túc
2. Kế hoạch tuần tới : tuần 32
- Duy trì tốt sĩ số và nền nếp ra vào lớp
- Tập ca múa hát giữa giờ.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Vệ sinh thân thể trước khi đến trường
- Luyện đọc nhiều lần bài Tập đọc . Viết chính tả ở nhà nhiều hơn.
3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
Chơi trò chơi: ôn trò chơi “ Mèo đuổi chuột” học mới trò chơi “ Rồng Rắn lên mây”
--------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 31.doc