A. Tập đọc
- Đọc dúng giọng câu cảm, câu cầu khiến.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
B. Kể chuyện
- Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật. HS khá , giỏi có thể kể toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe : Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 29 Trường tiểu học An Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
* GV hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài
Bài tập 1 ( tr 62) BTT3 Số ?
Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh thực hiện vào vở – mời học sinh đọc kết quả trước lớp( GV ghi bảng ) – Nhận xét , chữa bài .
Chiều dài
Chiều rộng
Diện tích hình chữ nhật
Chu vi hình chữ nhật
15 cm
9cm
15 x 9 = 135 ( cm2 )
(15 + 9 ) x 2 = 48 ( cm )
12cm
6cm
12 x 6 = 72 ( cm2 )
(12 + 6 ) x 2 = 36 ( cm )
20cm
8cm
20 x 8 = 16 0 ( cm2 )
(20 + 8 ) x 2 = 5 6 ( cm )
25cm
7cm
25 x 7 = 175 ( cm2 )
(25 + 7 ) x 2 = 6 4 ( cm )
* Bài tập 2 ( tr 63 )BTT3
- Học sinh nêu yêu cầu của bài – Học sinh thực hiện vào vở – 1 em thực hiện trên bảng lớp – Nhận xét , chữa bài .
* Bài tập 3 ( tr 64 ) BTT3
- Học sinh đọc bài toán – Học sinh thực hiện vào vở – 1 em thực hiện trên bảng lớp - Nhận xét , chữa bài .
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 25 x 8 = 200 ( cm2 )
Diện tích hình chữ nhật DEGH là : 15 x 7 = 105 ( cm2 )
Diện tích hình H là : 200 + 105 = 305 ( cm2 )
Đáp số : 305 cm
* Bài tập 3 ( tr 64 ) BTT3
- Học sinh đọc bài toán – Học sinh thực hiện vào vở – 1 em thực hiện trên bảng lớp - Nhận xét , chữa bài .
Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là :
8 x 3 = 24 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là
24 x 8 = 192 ( cm2 )
Chu vi hình chữ nhật là :
( 24 + 8 ) x 2 = 64 ( cm )
Đáp số : 192 cm2 ; 64 cm
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn dò tiết sau
Tập viết
Tiết 29 : Ôn chữ hoa T (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T . Viết tên riêng: Trường Sơn và câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan bằng cỡ chữ nhỏ .
- Rèn tư thế ngồi học đúng cách cho HS .
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu chữ T và từ Trường Sơn , viết sẵn trên bảng câu ứng dụng
III. Các HĐ dạy học:
A. KTBC: - Nhắc lại từ và câu ứng dụng T28 ? (2HS)
- GV đọc: Thăng Long, Thể dục (HS viết bảng con )
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
2. HD viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ viết hoa
- HS mở vở quan sát , tìm các chữ viết hoa có trong bài ? ( T, S, B )
- GV giới thiệu chữ mẫu , HS QS nhận xét cấu tạo , cỡ chữ .
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
- HS nghe , quan sát và tập viết Tr, S trên bảng con
- GV theo dõi , sửa sai cho HS .
b. Luyện viết từ ứng dụng
- GV GT từ ứng dụng, gọi 2 HS đọc lại .
- GV GT : Tr.S là tên dãy núi kéo dài suốt từ miền Trung nước ta (1000km)
- HS tập viết trên bảng con+ GV theo dõi, sửa sai cho HS .
c. Luyện viết câu từ ứng dụng
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV: Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi….
- HS tập viết trên bảng con : Trẻ em , Biết . GV nhận xét , sửa .
d. HD viết vào VTV
- GV nêu yêu cầu , nhắc nhở tư thế ngồi viết , để vở .
- HS viết vào vở TV+ GV quan sát, uốn nắn cho HS .
e. Chấm chữa bài
- GV thu vở chấm điểm
- NX bài viết . Khuyến khích ( nhắc nhở )
. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài . Liên hệ thực tế : Học theo lời dạy của Bác .
- Nhận xét giờ .HD về nhà : Chuẩn bị bài sau .
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 29 : Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
I. Mục tiêu :
- HS biết thể hiện sự kính trọng , biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng , quý mến các bạn gái trong lớp , trong trường .
- Rèn tư thế ngồi học đúng cách cho HS .
II. Tài liệu và phương tiện :
- GV : Kế hoạch , nội dung hoạt động
- HS : Giấy mời , hoa , bưu thiếp , quà tặng , lời chúc mừng , các bài hát …về ngày 8/3.
III. Các bước tiến hành :
* Bước 1 : Chuẩn bị
- Thời gian : Phổ biến kế hoạch , nôi dung trước 1 tuần
- HS CB trang trí lớp học : Bàn , ghế , trải bàn , lọ hoa …trước 1 ngày .
- Gửi giấy mời: trước 1-2 ngày
*Bước 2 : Chúc mừng cô giáo và các bạn gái
- Các bạn nam tổ chức ra cửa đón cô giáo và các bạn gái
- Đại diện HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam đồng thanh : Chúc mừng 8/3 !
- Lần lượt từng HS nam lên nói 1 câu chúc mừng ngắn gọn và tặng hoa hoặc quà …cho cô giáo và các bạn gái ( Theo sự phân công )
- Cô giáo và các bạn nữ nói lời cảm ơn các bạn nam .
- Tiếp phần liên hoan văn nghệ : Các bạn nam lên hát , đọc thơ , kể chuyện ..về chủ đề 8/3 . Cô giáo và các bạn nữ cùng tham gia .
- Phần kết thúc : Cả lớp cùng hát tập thể bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết ’’ .
*Bước 3 : Tổng kết , đánh giá
- GV nhận xét giờ , HD về nhà , chuẩn bị bài sau .
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012
Sáng Luyện từ và câu
Tiết 29 từ ngữ về thể thao – dấu phẩy
- Mở rộng vốn từ về chủ điểm Thể thao : kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thaoqua làm bài tập 2
- Rèn tư thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh .
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về môn thể thao được nói đén ở BT1.
- Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ : 2 em
2 . Dạy học bài mới .
a. Giới thiệu bài
b. Hớng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Từng HS làm bài cái nhân. Sau đó, trao đổi theo nhóm.
- Một HS lên bảng chữa bài. GV và cả lớp nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 :
- Một HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui Cao cờ ; làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại các từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao : đợc, thua, thắng, không ăn, hoà.
- Một HS kể lại truyện vui, cả lớp đọc lại truyện và tìm hiểu nội dung bài.
Bài tập 3 :
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi SGK rồi tự làm bài.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân tích, chốt lại lời giải đúng.
- GV gọi vài em đọc lại lời giải đúng.
* Lời giải :
Câu a : Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, …
Câu b : Muốn cơ thể khoẻ mạnh, …
Câu c : Để trở thành con ngoan, trò giỏi,…
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà.
Toán
Tiết 144 luyện tập
I. Mục tiêu
* Giúp HS :
- Biết tính diện tích hình vuông.
- Giáo dục HS tự giác học bộ môn.
- Rèn tư thế ngồi viết đúng qui định cho học sinh .
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học toán.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ : 2 em
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 :
- HS làm bài vào vở, sau đó lên bảng chữa bài.
a) Diện tích hình vuông là :
7 x 7 = 49 (cm2)
b) Diện tích hình vuông là :
5 x 5 = 25 (cm2)
Bài 2 :
- HS tự làm bài, một em lên bảng chữa bài. Dới lớp đổi chéo bài kiểm tra.
Bài giải
Diện tích một viên gạch men là :
10 x 10 = 100 (cm2)
Diện tích 9 viên gạch men là :
100 x 9 = 900 (cm2)
Đáp số : 900cm2.
Bài 3 :
- HS làm bài vào vở, GV chấm – chữa bài.
a) Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
5 x 3 = 15 (cm2)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông EGHI là :
4 x 4 = 16 (cm2)
Chu vi hình vuông là :
4 x 4 = 16 (cm).
b) Diện tích hình chữ nhật ABCD bé hơn diện tích hình vuông EGHI.
Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình vuông EGHI.
IV. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
chính tả ( Nghe- viết )
Tiết 58 lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu
* Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
- Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (s/x, in/inh).
- Rèn cho HS ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
- 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
- VBT.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 3 em
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Một HS đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
- Hai HS đọc 3 khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài :
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Cho biết vì sao phải viết hoa những chữ ấy ? (Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng phải viết hoa).
- HS tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b) GV đọc HS viết bài vào vở.
- GV quan sát nhắc nhở.
c) Chấm, chữa bài.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT2.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào VBT.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, lập tổ trọng tài. HS làm bài cá nhân, mỗi em viết ra nháp các từ tìm được. GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp làm bài tập vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
- Vài HS đọc lại lời giảiđúng.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả .
- Nhớ và kể lại truyện vui trong bài tập 2.
nhiên và xã hội
Tiết 58 thực hành đi thăm thiên nhiên (tiếp)
Sau bài học, HS biết :
- Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
- Khái quát hoá những điểm chung của những thực vật và động vật đã học.
- Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK trang 108, 109.
- Giấy khổ A4, bút chì màu.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 2 : Làm việc tại lớp
* HĐ 1 : Làm việc theo nhóm
- Từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm theo bản vẽ phác thác hoặc ghi chép cá nhân.
- Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và đính vào một tờ giấy khổ to.
- Sau khi đã hoàn thiện, các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng. Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
- GV và HS cùng đánh giá, nhận xét xem các nhóm làm tốt ở mặt nào và cần rút kinh nghiệm gì.
*HĐ 2 : Thảo luận
GV điều khiển HS thảo luận theo các gợi ý sau :
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật ; đặc điểm chung của động vật .
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật và động vật.
* Kết luận : SVG
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
File đính kèm:
- Tuan 29.doc