Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục đích, yêu cầu:

 A.Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 + Chú ý: Các tiếng từ dễ phát âm sai do phương ngữ: Đê - rốt - xi, Cô- rét - ti, Xtác - đi, Ga- rô - nê, Nen- li, khuỷu tay

 + Đọc đúng giọng các câu cầu khiến, câu cảm.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ: gà tây, bò mộng, chật vật.

 + Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của học sinh bị tật nguyền.

 B . Kể chuyện

 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS nhập vai kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung, phối hợp lời kể điệu bộ, nét mặt.

 2. Rèn kĩ năng nghe.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng HS làm bài cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm bốn. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức(2 nhóm). - Cả lớp nhận xét, tìm ra nhóm thắng cuộc. - 1 HS đọc lại những từ vừa tìm được. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài và truyện vui Cao cờ. - HS tự làm bài vào vở. - 1 HS đọc truyện vui, cả lớp đọc thầm theo. - GV hỏi: + Anh chàng trong chuyện có Cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không?(Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.) +Truyện đáng cười ở điểm nào?(Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận mình là thua.) Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập (điền dấu phẩy vào chỗ chấm) - HS làm bài cá nhân vào VBT. - 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV hỏi: Vì sao em lại đặt dấu phẩy ở ý a, b, c? 4. Củng cố – dặn dò: - Bài học hôm nay học về nội dung gì? - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn dò: Ghi nhớ từ ngữ về chủ đề thể thao, cách sử dụng dấu phẩy. _________________________________ Thủ côngĐ 29 Làm đồng hồ để bàn ( tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết vận dụng kĩ năng cắt dán để làm đồng để bàn bằng giấy thủ công và bìa. - HS làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2/): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Dạy bài mới: (33/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. HS thực hành làm đồng hồ để bàn: - GV gọi 1-2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - GVnhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước: + Bước 1: Cắt giấy. + Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ: làm khung, làm mặt, làm đế, làm chân đồng hồ. + Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh: Dán mặt đồng hồ vào khung. Dán khung vào phần đế. Dán khung đỡ vào mặt sau đồng hồ. - HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - HS thực hành làm các bộ phận của đồng hồ để bàn. - GV nhắc HS dùng bìa cứng để làm mặt và đế đồng hồ. - GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. ______________________________________ Chính tả Đ58 Nghe viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe viết đúng một đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - Làm đúng bài tập phân biệt : s/ x , in/ inh. II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung BT2a. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC(3/): 2 HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp 1 số từ sau: nhảy xa, nhảy sào, sới vật, xiếc, đua xe. Nhận xét. B. Bài mới(32/) 1. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe –viết: a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả. - 2 HS đọc lại bài, lớp theo dõi sách giáo khoa. - GV hỏi: Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục? - HS đọc thầm bài, tập viết những từ khó dễ mắc lỗi. b/ GV đọc, HS viết vào vở. c/ Chấm, chữa bài: GV chấm 4,5 bài. Nhận xét từng bài. 3. Hướng dẫn HS làm BT: - GV chọn cho HS làm bài tập(2a) - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc thầm truyện vui, tự làm bài vào vở. - 1 HS làm bảng lớp. - Nhận xét, chữa bài. Kết quả: bác sĩ - mỗi sáng - xung quanh- thị xã- ra sao - sút. - Gọi 1 số HS đọc lại truyện vui. - GV: Truyện vui trên gây cười ở điểm nào? 4. Củng cố – dặn dò: - Hệ thống kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn: Về nhà xem lại bài. ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 4 tháng 4 năm 2008 Toán Đ145 Phép cộng các số trong phạm vi 100 000. I. Yêu cầu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 ( bao gồm đặt tính và tính). - Củng cố giải toán có lời văn bằng 2 phép tính và tính diện tích hình chữ nhật. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. KTBC: (3’) 1 HS lên bảng làm bài tập 2. Nhận xét. B. Bài mới: ( 32’) 1, GTB. 2, Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng 45 732 + 36 194: - GV ghi phép cộng: 45 732 + 36 194 = ? lên bảng. - 1 HS đọc phép tính rồi nêu nhận xét: Phép cộng số có 5 chữ số với số có 5 chữ số. - Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính tương tự như phép cộng hai số có 4 chữ số. - 1 HS lên bảng làm. - Vài HS nêu lại cách tính rồi cho HS tự viết tổng của phép cộng: 45 732 + 36 194 = 81 926. - GV hỏi: Muốn cộng 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào? ( … ta viết các số hạng sao cho các số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.) 3, Thực hành: Bài 1: - 1 HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập. - HS rự làm bài vào vở. GV gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Vài HS nêu lại cách tính. Bài 2a: (Phần b: bỏ) - HS nêu yêu cầu của bài tập: Đặt tính rồi tính. - HS tự đặt tính rồi tính vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Vài HS nêu lại cách đặt tính và tính 1 vài phép tính cụ thể. Bài 4: - 1 HS đọc bài toán,lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Trước khi chữa bài, GV cho HS nêu các cách giải bài toán và trao đỏi ý kiến để chọn cách giải hợp lí hơn. 4. Củng cố – dặn dò: - Hệ thống kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS: Ghi nhớ cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000. _____________________________________ Tự nhiên xã hội Đ58 Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tiết 2) I- Yêu cầu: Sau bài học, HS biết : + Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và những con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. + Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật, động vật đã học. II Lên lớp: A. KTBC: Lồng bài mới. B. Bài mới: ( 35’) 1, GTB. 2, Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm: - Từng cá nhân báo cáo công việc với nhóm những gì bản thân đã quan sát được và kèm theo ghi chép cá nhân. - Cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện, hoàn thành sản phẩm cá nhân đính vào 1 tờ giấy khổ to. hoàn thiện. - Các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảngvà cử đại diện nhóm trình bày giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp. - Cả lớp và GV đánh giá, nhận xét xem nhóm nào làm tốt những gì, cần rút kinh nghiệm những gì? 3, Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp: - GV điều khiển cả lớp thảo luận theo gợi ý sau: + Nêu đặc điểm chung của động vật? + Nêu đặc điểm chung của thực vật? + Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực vật? 4, Kết luận chung: - Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả. - Trong tự nhiên có rất nhiều loại động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, … khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật. 5, Củng cố – dặn dò: - Hệ thống kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. - dặn: Về nhà quan sát thực vật và động vật và lợi ích của mỗi loài. ______________________________________ Tập làm vănĐ29 Viết về trận thi đấu thể thao. I. Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài làm miệng của tuần trước HS viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem. Bài viết đủ ý diễn đạt rõ ràng thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép 6 câu hỏi gợi ý cho BT 1. III. Các hoạt động dạy học. A. KTBC(3/): 2 HS kể lại bài tập 1 trang 28 B. Bài mới(32/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2, Hướng dẫn HS viết bài: - GV nhắc HS: + Trước hết cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở bài tập 1 (TLV Trang 28) đó là nội dung cơ bản cần kể, tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý. + Viết đỷ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu giúp người nghe hình dung được trận đấu. + Nên ghi vào giấy nháp trước khi viết vào vở. - HS viết bài. - Gọi 1 số HS đọc bài viết. GV chấm, chữa nhanh 1 số bài, cho điểm, nêu nhận xét chung(yêu cầu tạo lập đúng và nhanh văn bản. Không đánh nặng quá vào lỗi chữ viết) 3. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống kiến thức đã học. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn: Chuẩn bị nội dung viết thư cho bạn ở nước ngoài. Thể dục Đ 58 Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ. Trò chơi “Ai kéo khoẻ”. I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi "Ai kéo khoẻ"yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường vệ sinh sạch sẽ. Còi, kẻ vạch trò chơi, mỗi em 1 bông hoa. - Kẻ sẵn 3 vòng tròn lớn trên sân để tập bài thể dục phát triển chung. Kẻ vạch trò chơi Ai kéo khoẻ III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1, Phần mở đầu: (5') - Tập hợp báo cáo. - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Chạy trên địa hình tự nhiên 100m. - Tập khởi động. - Chơi trò chơi "Vòng tròn" 2, Phần cơ bản (20/) *) Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa - Ôn chung cả lớp 2 lần x 8 nhịp cả 8 động tác. + Cả lớp đứng theo đội hình 3 vòng tròn đồng tâm ở giữa có 3 em đứng quay lưng vào nhau. + Tập bài thể dục phát triển chung liên hoàn 2 x 8 nhịp. Tập 2, 3 lần giữa các lần cho các em nghỉ ngơi tích cực. Bước đầu làm quen với cách xếp hàng một bông hoa sống động khi đồng diễn thể dục. - Chia nhóm luyện tập. - GV bao quát chung và giúp đỡ các nhóm. - Biểu diễn giữa các nhóm 1 lần 2 x 8 nhịp. *) Làm quen với trò chơi "Ai kéo khoẻ": - GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi: GV chọn 2 em lên thực hiện động tác cho cả lớp quan sát. GV trực tiếp giúp đỡ cho 2 em nắm cổ tay nhau, tư thế đứng của mỗi em. GV chỉ dẫn cho cả lớp biết thế nào là đúng, sai. - Cho chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức ba đến bốn lần. 3, Phần kết thúc (5/) - Đi thường theo nhịp và hát. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học - Dặn: Về nhà ôn bài thể dục phát triển chung ******************************************************************** Phần kí duyệt của giám hiệu

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (11).doc
Giáo án liên quan