Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Năm học: 2013 - 2014

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, từ đó có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khoẻ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD kỹ năng sống: Xác định giá trị bằng phương pháp Trình bày ý kiến cá nhân.

- GD HS chăm luyện tập để bồi bổ sức khoẻ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61780 Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi) HS đọc bài toán, quan sát hình vẽ. Nêu kích thước của chiều dài và chiều rộng, nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật sau đó vận dụng quy tắc vào giải bài toán. HS chữa miệng bài toán. GV nhận xét. Giải: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 9 x 6 = 54 (cm2) Đáp số: 54 cm2 Bài 4: Gọi HS đọc bài toán GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán + Bài toán cho biết gì ? Quãng đường AB dài 2350m và CD dài 3km. + Bài toán hỏi gì ? Tính độ dài AD. + Muốn tính độ dài AD thì ta phải làm như thế nào ? Tính độ dài AC. GV cho HS hoàn thành bài vào vở và gọi 1 em lên chữa bài. GV cùng HS nhận xét kết quả bài làm. Bài giải Quãng đường AC dài là: 2350 -350 = 2000(m) Quãng đường AD dài là: 2000 + 3000 = 5000(m) Đổi 5000m = 5km ĐS: 5km Củng cố, dặn dò: (2’) GV chấm một số vở. GV nhận xét tiết học. ___________________________ Hoạt động tập thể Sinh hoạt cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận xét đánh giá những việc làm trong tuần. - Chỉnh đốn nề nếp học tập. - Biết được kế hoạch tuần sau. II. Hoạt động dạy - học: Đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. Lớp trưởng đánh giá tình hình của lớp trong tuần qua. Cả lớp lắng nghe: + Về mặt học tập: Nêu những mặt tốt đã đạt được và cả những mặt còn hạn chế, cần khắc phục. + Về nền nếp thể dục, sinh hoạt Sao: Nêu những việc đã làm được và những việc chưa làm được, cần tiến hành vào thời gian tiếp theo. + Về vệ sinh, trực nhật: Nhận xét cả vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp: Tuyên dương những cá nhân điển hình, xuất sắc trong phong trào vệ sinh, trực nhật. + Về phong trào “ Giữ vở sạch-viết chữ đẹp”: Đánh giá chung. Thảo luận. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, GV bao quát lớp. - Đại diện tổ phát biểu ý kiến. GV phát biểu ý kiến. - GV chốt lại những ưu điểm, hạn chế của lớp trong tuần qua. - Giải đáp thắc mắc của học sinh ( nếu có ). - Nhắc nhở tập thể, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch của lớp. - GV phổ biến kế hoạch tuần tới . + Thực hiện tốt chương trình thời khoá biểu tuần 30. + Duy trì nền nếp sinh hoạt Sao và sinh hoạt 15 phút đầu giờ. + Tăng cường công tác vệ sinh, trực nhật. + Thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở, viết chữ đẹp. _______________________________ Buổi chiều Luyện viết luyện viết tên riêng và câu tục ngữ I. Mục tiêu: - Viết tên riêng: Trường Sơn cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan - Rèn luyện cho HS viết đúng, đều, đẹp và nhanh. Ngồi viết đúng tư thế. II. Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: (1p) Hướng dẫn viết: (32p) Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Gọi 1 em đọc từ ứng dụng Trường Sơn. - GV viết mẫu. HS theo dõi. Trường Sơn - Hướng dẫn HS viết. - HS viết bảng con từ ứng dụng. - Trường Sơn là tên riêng ta phải viết như thế nào? (viết hoa). - Những chữ nào ta phải viết hoa? - GV nhận xét, sửa sai cho HS. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Gọi 1 em đọc câu ứng dụng, GV viết mẫu lên bảng. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. HS theo dõi. Tập viết nháp một số tiếng khó. (búp, ngoan, ...). GV sửa sai cho HS. Hướng dẫn viết vào vở. - GV nêu yêu cầu bài viết. - HS viết, GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Nhắc nhở HS viết liền nét giữa các tiếng, độ cao của chữ ..... - GV chấm một số vở. Nhận xét chữ viết của HS. Củng cố, dặn dò: (2p) - Tuyên dương những HS tiến bộ. - GV nhận xét tiết học. _______________________________ Luyện tiếng Việt: Luyện: Nhân hoá ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? I. Mục tiêu: - Ôn luyện về nhân hóa. - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn đoạn thơ bài tập 1. - Các câu trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp II. Hoạt động dạy - học: 1) Hoạt động 1: Ôn luyện kiến thức cũ: 5phút - Yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại 3 cách nhân hóa đã học. - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có hình ảnh nhân hóa. - 1 HS đặt một câu theo mẫu câu hỏi Để làm gì? và trả lời. 2) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập : 28 phút Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và nêu tên các sự vật, con vật được nhân hóa và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào: Đám ma bác Giun Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến Con đi trước, Kiến Già theo sau Cầm hương Kiến Đất bạc đầu Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai… - 1 HS đoc nội dung bài tập GV đã viết sẵn trên bảng lớp, cả lớp đọc thầm. - Một HS đọc lại đoạn thơ. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp tìm sự vật được nhân hóa và được nhân hóa bằng những từ ngữ nào? - Mời đại diện 1 số cặp báo cáo kết quả. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: Đặt 2 câu sử dụng cách nhân hóa và chỉ ra sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong câu em vừa đặt. - HS nhắc lại các cách nhân hóa đã học. - Một số học sinh khá nối tiếp mỗi em đặt một câu, GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sụng. - Yêu cầu HS đặt câu vào vở, sau đó nối tiếp một số em chữa bài trên bảng lớp, nêu các sự vật được nhân hóa và cách nhân hóa. - Bình chọn, tuyên dương những em đặt được câu hay. Bài 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì? a) Em chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng. b) Để cơ thể khỏe mạnh em cần thường xuyên luyện tập thể thao. c) Mọi người khích lên để cậu mạnh dạn nhảy xuống nước. - HS đọc yêu cầu bài tập, một em đọc lại 3 câu văn. - Hỏi: 3 câu trên thuộc mẫu câu nào? (mẫu câu hỏi Để làm gì?) - Yêu cầu 1 HS khá tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? ở phần a). - Tương tự yêu cầu HS làm bài vào vở. - 3 em chữa bài trên bảng lớp. Bài 4: (HS khá, giỏi): Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5 câu) miêu tả cảnh vật trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. - GV gợi ý cảnh vật có thể là vườn cây, vườn hoa hay dòng sông… - HS tự làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ. Chữa bài trên bảng phụ, nhận xét. - Một vài em đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương những em viết đoạn văn hay, có hình ảnh. 3) Củng cố, dặn dò: 2p - HS nhắc lại các cách nhân hoá. - GV nhận xét giờ học. ____________________________ Tự học Luyện toán, luyện chữ và Đặt câu I. Mục tiêu: Ôn tập một số kiến thức của toán, đặt câu và luyện chữ. HS xác định được mình cần bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. II. Hoạt động dạy - học: ổn định lớp: (1p) GV chia lớp thành 4 nhóm. Luyện tập: (32p) * GV nêu yêu cầu tiết học. - Nhóm 1: Luyện chữ. - Nhóm 2: Luyện tính giá trị của biểu thức và giải bài toán về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Nhóm 3: Tập đặt câu. HS tự ghép vào các nhóm. - GV hỗ trợ nội dung cần luyện. + Nhóm luyện chữ cần sửa chữ ngay ngắn, viết đúng nét khuyết, đúng khoảng cách giữa các con chữ. + Nhóm luyện giải toán; GV ra lại các bài toán ở SGK chỉ thay đổi số. GV hướng giải mẫu cho 1 bài. + Nhóm tập đặt câu. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? HS tự đặt câu, chữa bài. GV nhận xét, bổ sung. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc có hiệu quả. _______________________________ Thể dục (Thầy Dũng dạy). ______________________________ Tiếng Anh (Cô Nhung dạy). ______________________________ Âm nhạc (Cô Hòa dạy). __________________________________ Luyện viết Buổi học thể dục I. Mục tiêu: Luyện cho HS viết đúng, đẹp đoạn 2 trong bài Buổi học thể dục. Rèn luyện tư thế ngồi viết cho HS. II. Hoạt động dạy - học: Hướng dẫn viết: (10p) Gọi 2HS đọc đoạn cần viết trong bài. Lớp theo dõi. Cho HS tìm những từ ngữ khó viết, luyện viết nháp. GV nêu ra một số từ ngữ: Nen-li, thấp thỏm, tuột tay, ngã xuống, khuyến khích…. HS luyện viết các từ trên vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai. Luyện viết: (23p) GV đọc cho HS viết. HS viết và khảo bài. Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và khảo bài. HS sửa lỗi trong bài. GV chấm một số vở, sửa sai cho HS. Nêu nhận xét chung. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. ___________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: Tự nhiên và xã hội thực hành thăm thiên nhiên (Tiếp) ( Đã soạn vào chiều thứ 5/5/2012 ) –––––––––––––––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Luyện Toán củng cố về Phép cộng các số trong phạm vi 100000 A. Mục tiêu - Củng cố về cộng các số trong phạm vi 100.000 - Ôn về giải bài toán có lời vă bằng hai phép tính. B. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giụựi thieọu baứi 2. Nội dung ôn luyện: ( Làm bài vào vở ô li ) Bài tập 1: GV nêu y/c và ghi nội dung bài tập lên bảng; hướng dẫn HS cách thực hiện và cho HS hoàn thành bài vào vở sau đó gọi lên bảng chữa bài. Đặt tính rồi tính: 23615 + 42869 ; 98460 + 8947 ; 12350 + 65185 ; 4620 + 91824 47409 + 48566 ; 81567 + 9278 ; 9889 + 90111 Bài tập 2: GV nêu bài toán Một cửa hàng buổi sáng bán được 24610 kg gạo, buổi chiều bán được gấp đôi số kg gạo buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo ? GV hướng dẫn HS làm - Bài toán cho biết gì ? - Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu kg gạo thì ta phải tìm cái gì ? Gọi HS lên bảng chữa bài Bài giải Số kg gạo bán trong buổi chiều là: 24610 x 2 = 49220 ( kg ) Số kg gạo bán trong cả ngày là: 49220 + 24610 = 73830 ( kg ) ĐS: 73830 kg gạo GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài tập 3: GV nêu bài toán. Số dân ở huyện A là 12 500 người, ở huyện B là 10 800 người. Tính ra ở cả hai huyện có số nam là 11 600 người. Tính số nữ của cả hai huyện là bao nhiêu người ? GV hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Gọi HS nhận xét kết quả. Bài giải Số dân của cả hai huyện là: 12500 +10800 = 23 300(người) Số nữ của cả hai huyện là: 23 300 - 11 600 = 11 700(nữ) ĐS: 11 700 nữ Bài tập 4: (dành cho HS K,G hoàn thành) Tìm số liền sau và số liền trước của số bé nhất có năm chữ số. GV hướng dẫn HS làm sau đó gọi nêu kết quả. Số bé nhất có năm chữ số là 10.000 Vậy số liền trước số có năm chữ số là 9999 và số liền sau là 10.001 C. Dặn dò: GV nhận xét tiết học. > =

File đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 29.doc
Giáo án liên quan