Giáo án lớp 3-Tuần 28 Trường Tiểu học Vạn Bình

I/ Mục tiêu:

-Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000.

-Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số

*HSKG: làm thêm bài 4b.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu . * HS: VBT, bảng con.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3-Tuần 28 Trường Tiểu học Vạn Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ,31 / 3 / 2011 TOÁN TIẾT 139: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH. I/ Mục tiêu: - Làm quen với khái niệm diện tích, bước đầu có biểu tượng về diện tích hoạt động so sánh diện tích các hình. - Biết được : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì d. tích hình đó bằng tổng diện tích hai hình đã tách. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. Các miếnng bìa, các hình ô vuông thích hợp có các màu khác nhau để minh họa các ví dụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: (5’) Luyện tập. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Ba Hs đọc bảng chia 3. - Nhận xét ghi điểm.- Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: (30-31’) Hoạt Động của giáo viên Hoạt động của hsinh * Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích. a) Giới thiệu biểu tượng về diện tích. - Gv yêu cầu hs quan sát các hình 1, 2, 3. + Ví dụ 1: Gv : Có một hình tròn (miếng bìa đỏ hình tròn), một hình chữ nhật (miếng bìa trắng hình chữ nhật). Đặt hình chữ nhật nằm trong hình tròn. Ta nói: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. + Ví dụ 2: Gv giới thiệu hai hình A, B là hai hình có dạng khác nhau, nhưng có cùng một số ô vuông như nhau. Hai hình A và B có diện tích bằng nhau + Ví dụ 3: Gv giới thiệu hình P tách thành hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và N ( có thể thấy hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông, 10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông). * Hoạt động 2: Làm bài tập Bài tập 1. + Gọi HS đọc các yêu cầu a, b, c trước lớp? + Diện tích hình tam giácABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai, vì sao? + Giáo viên hỏi tương tự ở phần b và c? + Diện tích hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích của 2 hình t.giác ABC và ACD. Bài tập 2. + Yêu cầu học sinh tự làm bài, g.viên chữa bài, nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lới. Bài tập 3. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình vẽ và đoán kết quả? + Gv đưa ra một số hình tam giác cân như hình A, sau đó yêu cầu HS dùng kéo cắt theo đường cao hạ từ đỉnh cân xuống, ghép 2 mảnh của tam giác vừa cắt thành hình vuông và so sánh với hình vuông B. + Có thể yêu cầu học sinh cắt hình B để ghép thành hình tam giác A. *Khắc sâu: so sánh diện tích các hình. Hs quan sát các hình. Hs : nhắc lại. HSY; Hải nhắc lại 4 –5 Hs lặp lại. Hs nhắc lại. + 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. + Sai, vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy Diện tích của tam giác ABC không thể lớn hơn di của tứ giác ABCD. HSY: Hùng trả lời câu a + Học sinh suy nghĩ và trả lời. + Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của 2 hình tam giác ABC và ACD. + Học sinh làm bài và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. + So sánh diện tích của hình A và hình B. + 3 à 4 Học sinh nêu kết quả phỏng đoán của mình. + Học sinh thực hiện thao tác theo hướng dẫn để rút ra kết luận: Diện tích hình A bằng diện tích hình B Tổng kết – dặn dò. . (3’) Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng –ti –mét vuông .Xem trước bài ở SGK/151 Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ năm , 31/ 3 / 2011 CHÍNH TẢ Tiết 56: Nhớ – viết : CÙNG VUI CHƠI. I/ Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ . - Làm đúng bài tập2 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: (5’) “ Cuộc chạy đua trong rừng”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Bài mới:. (30-31’) Hoạt Động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc 1 lần các khổ thơ 2, 3, 4 của bài. Gv mời 2 HS đọc lại bài . Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ. - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. Hs nhớ và viết bài vào vở. - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài. - Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chưã lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2b - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào nháp. - Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. HSKK: Đọc lại các từ khó. Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh nhớ và viết bài vào vở. HSKK: gv dọc để hs viết vào vở Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào nháp. 3 Hs lên bảng thi làm nhanh . Hs nhận xét. Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào nháp. 4.. Tổng kết – dặn dò. (3’) Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu , 01 / 4 / 2011 TOÁN TIẾT 140: ĐƠN VỊ ĐIỆN TÍCH, XĂNG-TI-MÉT VUÔNG. I/ Mục tiêu: - Biết đơn vị đo diện tích : xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. *HSKG làm thêm bài 4. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. Hình vuông cạnh 1cm. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: (5’) Diện tích của một hình. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Ba Hs đọc bảng chia 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: (30-31’) Hoạt Động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2). + Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông. Xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1cm. Xăng-timét vuông viết tắt là cm2. + Phát cho mỗi hs 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này + Vậy dtích của hình vuông này là bao nhiêu? Hoạt động 2: Luyện tập. Bài tập 1. + Bài tập yêu cầu các em đọc và viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông, khi viết kí hiệu xăng-ti-mét vuông (cm2) các em chú ý viết số 2 ở phía bên trên, bên phải của cm. + Yêu cầu học sinh tự làm bài. + Gọi 5 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. + GV chỉ bảng, yêu cầu học sinh đọc lại các số đo vừa viết? *Khắc sâu: Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông Bài tập 2. + Yêu cầu học sinh quan sát hình A, hỏi: Hình A gồm mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? + Học sinh tự làm với hình B. + So sánh d.tích hình A và diện tích hình B? Kết luận: Hai hình có cùng diện tích là 6cm2 nên ta nói diện tích của hai hình bằng nhau. Bài tập 3. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Khi thực hiện các phép tính với các số đo có đơn vị là dtích, chúng ta cũng thực hiện như với các số đo có đơn vị là đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học. + Giáo viên nhận xét cho cho điểm học sinh. Bài tập 4.HSKG + Gọi Học sinh đọc đề bài. + Yêu cầu học sinh làm bài. + Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho HS. + Học sinh cùng đo và báo cáo kết quả: Hình vuông có cạnh là 1cm. + Là 1cm2. HSKK: nhắc lại + Hsinh nghe g.viên nêu yêu cầu của bài tập. + Học sinh làm vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. + Học sinh lên bảng viết. HSKK: Đọc lại các số đo vừa viết + Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2. + Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2, vậy diện tích của hình B là 6 cm2. + Diện tích của hai hình này bằng nhau. + Thực hiện các phép tính với số đo có đơn vị diện tích. + Học sinh nghe hướng dẫn, sau đó làm bài, 2 học sinh lên bảng làm bài. + Học sinh đọc theo SGK. + 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. HSKK lên bảng tính câu a. 4. Tổng kết – dặn dò. . (3’) - Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài: Diện tích hình chữ nhật. Xem trước bài ở SGK/151 Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN TUAN 28.doc
Giáo án liên quan