Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Năm học: 2013 - 2014

- Biết cách đọc, viết các số có 5 chữ số (trong naờm chửừ soỏ ủoự coự chửừ soỏ laứ chửừ soỏ 0).

- Tieỏp tuùc nhaọn bieỏt thửự tửù cuỷa caực soỏ coự 5 chửừ soỏ.

- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.

- Hoàn thành BT 1, 2, 3, 4; trang 145.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhắc HS biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. - GV hướng dẫn, điều chỉnh cho HS luyện đọc cá nhân. - Cho HS luyện đọc theo nhóm, đọc diễn cảm bài văn. - GV gọi từng cặp đọc trước lớp. - Lớp nhận xét, GV chỉnh sửa lỗi phát âm giọng đọc cho HS. Lưu ý HS đọc đúng giọng. - Mời một số HS khá, giỏi đọc, đọc diễn cảm bài văn. - GV nhận xét, tuyên dương. - Nêu nội dung của bài văn. (Câu chuyện nhằm nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng cận thận chu đáo). Củng cố, dặn dò: (2p) 2HS nêu lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương sự cố gắng của học sinh. GV nhận xét tiết học. _______________________________ Luyện toán luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về so sánh các số có 5 chữ số, thực hiện các phép tính. - Nâng cao một số kiến thức. II. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài :` (1p) Hướng dẫn HS làm bài tập: HS làm ở ô li (32p) Bài 1: >; <; = 45003 … 45053; 54003 … 54053 82745 … 81753; 30218 … 9278 40032 … 40032; 5100 … 5110. HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. Nhận xét bài ở bảng, Yêu cầu HS giải thích cách điền dấu ở 1 số bài. Bài 2: Tính nhẩm. 60 000 + 300 = …; 54 000 + 5400 = …. 24 000 + 46 000 = …; 89 000 + 11 000 = … 3500 + 37 000 = …; 74 000 + 16 000 = … HS tự làm. Gọi HS trình bày miệng kết quả. GV chấm bài, nhận xét. Bài 3: Đặt tính rồi tính. 8473 - 3240 2078 + 4920 6842 : 2 2031 x 3 GV cho HS làm bài trên bảng con. GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. Nếu lấy ba chữ số 2, 1, 5 làm chữ số hàng chục, bốn chữ số 3, 4, 6, 8 làm chữ số hàng đơn vị, thì: Có được bao nhiêu số có hai chữ số. Hãy viết tất cả các số có hai chữ số đó. HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài. GV nhận xét. Giải: Mỗi chữ số ở hàng chục ứng với 4 chữ số ở hàng đơn vị được 4 số có hai chữ số. Ba chữ số ở hàng chục ứng với 4 chữ số ở hàng đơn vị được các số có hai chữ số là: 4 x 3 = 12 (số) Đáp số: 12 số. Các số có hai chữ số đó là: 23, 24, 26, 28, 13, 14, 16, 18, 53, 54, 56, 58. Củng cố - dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. Nhận xét chung tiết học. _________________________________ Thể dục (Thầy Dũng dạy). ______________________________ Tiếng Anh (Cô Nhung dạy). ______________________________ Âm nhạc (Cô Hòa dạy). ___________________________________ Tiết 2: Luyện tiếng việt ôn kể về trận thi đấu thể thao A. Mục tiêu - Củng cố về một trận thi đấu thể thao đã được chứng kiến. Dựa vào nôi dung vừa kể, viết được một đoạn văn ngắn nói về trận thi đấu thể thao. B. Nội dung ôn luyện 1. Giới thiệu bài 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm miệng trước lớp. Bài tập 1: GV nêu y/c BT. - Dựa vào các gợi ý sau để trả lời các câu hỏi. + Trận đấu đó là môn thể thao nào ? + Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em cùng xem với những ai ? + Trận đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? Giữa đội nào với đội nào ? + Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào ? Các cổ động viên cổ vũ ra sao ? + Kết quả của trận đấu ra sao ? - Yêu cầu HS ngồi cạnh nhau dựa vào gợi ý kể cho nhau nghe. HS làm việc theo cặp. - Gọi 4 – 5 cặp kể trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. Bài tập 2: GV cho HS viết một đoạn văn ngắn dựa vào nội dung vừa kể. GV theo dõi HS viết Gọi HS đọc bài viết trước lớp. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung bài viết của bạn. GV nhận xét và chấm một số bài và khuyến khích trước lớp. C. Dặn dò GV nhận xét tiết học –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Luyện toán ôn về Diện tích của một hình A. Mục tiêu - Củng cố cho HS về khái niệm diện tích của một hình - Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. B. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn hs làm bài tập: Bài tập 1: GV nêu y/c. Đọc Viết Sáu xăng-ti-mét vuông 6cm2 Một trăm năm mươi xăng-ti-mét vuông 1305cm2 26 000cm2 - HS làm vào vở sau đó gọi 1 em nêu kết quả - Cho hs nhận xét Bài tập 2: GV vẽ hình lên bảng và cho HS làm. A B C D - Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích tam giác BCD. - Diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích tứ giác ABCD. - Diện tích hình tứ giác ABCD bằng diện tích tam giác BCD và tam giác ABD. Bài tập 3: Tính: a) 48 cm2 + 12 cm2 = ........ cm2 96 cm2 – 62 cm2 = ........ cm2 b) 36 cm2 x 3 = ........cm2 48 cm2 : 4 = ........ cm2 GV cho HS hoàn thành bài sau đó gọi lên bảng chữa bài. GV cùng HS nhận xét kết quả bài làm. Bài tập 4: (dành cho HS K,G hoàn thành thêm) Phải cộng vào số lớn nhất có bốn chữ số một số nào đó để được số lớn nhất có năm chữ số. Sô đó là: GV cho HS làm sau đó gọi nêu kết quả. – GV chấm một số bài. C. Củng cố dặn dò: Nhận xét bài làm của HS tiết 2: luyện tiếng việt luyện đọc bài: cùng vui chơi A. Mục tiêu - HS đọc thành tiếng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các câu, các cụm từ. - Học thuộc lòng toàn bài thơ B. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung ôn luyện. a. Giáo viên đọc mẫu toàn bàì. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn đọc từng câu, mỗi HS đọc 2 dòng của bài. - Hướng dẫn đọc từng khổ thơ trong bài theo nhóm 4 HS nối nhau, mỗi nhóm đọc 1 khổ thơ. - GV kêt hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các câu và cụm từ. c. Học thuộc lòng bài thơ GV tổ chức cho HS đọc bài trong nhóm sau đó gọi đại diện các tổ lên thi đọc bài trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay và thuộc bài C. Dặn dò. GV nhận xét tiết học. Tiết 3: Hoạt động tập thể chơi trò chơi dân gian “trò chơi nhảy dây và đá cầu” A. Mục tiêu - Tổ chức trò chơi nhảy dây theo nhóm. Sau tiết học HS biết tổ chức trò chơi nhảy dây theo nhóm 3 -5 bạn. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi đá cầu theo cặp. B. Chuẩn bị Mỗi nhóm 1 dây dài 4m, 2HS chuẩn bị 1 cầu C. Các hình thức tổ chức trò chơi. 1. Giới thiệu tên trò chơi. 2. Tổ chức chơi trò chơi. GV chia lớp thành 2 tổ, tổ bạn nam chơi trò chơi đá cầu, tổ bạn nữ chơi trò chơi nhảy dây sau đó đổi trò chơi cho nhau. Mỗi tổ chia ra các nhóm nhỏ để chơi. GV theo dõi và giúp đỡ các tổ chơi trò chơi. Các tổ chơi thử theo thứ tự để bạn nào trong tổ cũng được tham gia chơi. GV gọi một số nhóm lên chơi thử trước các bạn trong cùng lớp. GV nhận xét và sửa sai cho HS các nhóm GV tuyên dương những nhóm tổ chức chơi tốt và nhắc nhở các nhóm yếu hơn. D. Dặn dò GV nhận xét tiết học Về nhà tiếp tục chơi các trò chơi dân gian để tiết sau tiếp tục tổ chức các trò chơi dân gian Tiết 2: Luyện tiếng việt ôn về Nhân hóa - Ôn tập và cách đặt câu hỏi để làm gì ? A. Mục tiêu - Củng cố về nhân hóa, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? - Ôn luyện về dấu câu. B. Các hoạt động dạy học 1. Gới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: GV nêu y/c. Đọc doạn văn sau: Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. GV hướng dẫn và cho HS hoàn thành bài vào vở ô li sau đó gọi lên bảng chữa bài. Tìm từ ngữ trong đoạn trên để điền vào từng ô trống cho phù hợp: Từ gọi chim như gọi người Từ tả chim như tả người thím, chú, anh, bác Nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm Gọi HS nhận xét kết quả. GV nhận xét chung. Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau: a) Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng. b) Hưng chăm sóc con gà nòi để chuẩn bị cho cuộc thi chọi gà ngày mai. c) Hai chị em Hoa ăn cơm sớm để đi xem đấu vật. GV cho HS đọc kỹ y/c và làm vào vở. Gọi HS đọc kết quả làm trước lớp. Gọi 3 HS lên bảng chữa bài. Kết quả: a) Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để làm gì ? b) Hưng chăm sóc con gà nòi để làm gì ? c) Hai chị em Hoa ăn cơm sớm để làm gì ? Bài tập 3: Một HS sinh đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi rồi tự làm bài. Điền vào ô trống dấu chám, chấm hỏi hoặc dấu chấm than: Sợ hết hồn Sau trận đấu quyền anh, huấn luyện viên an ủi cậu học trò tại trận: - Em đừng buồn thi đấu thì cũng phải có lúc thắng lúc thua chứ dù sao, ở hiệp ba em cũng đã làm đối phương sợ hết hồn. Cậu học trò ngạc nhiên: - Hiệp ba em đánh tốt lắm ạ - Không vừa vào hiệp đấu được mấy giây, bị trúng đòn, em đã ngã lăn ra sàn đấu võ sĩ kia sợ hết hồn vì anh ta tưởng đã đám chết em. Cả lớp và GV nhận xét, viết lời giải đúng. Bài tập 4: (dành cho HS K,G) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đận. a) Cậu bé rất sợ hãi khi đứng trên cầu nhảy. b) Mọi người khích lệ cậu bé để cậu mạnh dạn nhảy xuống nước. c) Người cha rất tự hào vì con trai đã chiến thắng nỗi sợ hãi. GV cho HS làm sau đó gọi lên bảng chữa bài. GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Tiết 3: Tự học thực hành tham quan thiên nhiên ở đại phương I. Mục tiêu: - Giúp HS biết được những cảnh đẹp ở địa phương. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những danh lam thắng cảnh của quê hương. II. Hoạt động dạy - học: Bài cũ: Bài mới: Tổ chức theo lớp. Cách tiến hành. Bước 1: Chuẩn bị. * Đối với GV: Xây dựng kế hoạch buổi tham quan. - Thành lập Ban tổ chức buổi tham quan. - Chuẩn bị phương tiện tham quan. - Chuẩn bị nội dung câu hỏi, câu đố ... có liên quan đến cảnh đẹp ở quê hương. Bước 2: Tiến hành tham quan. - GV giới thiệu lí do, mục đích của buổi tham quan. - Giới thiệu hướng dẫn viên. - Hướng dẫn viên hướng dẫn HS tham quan. - Kể chuyện về quá trình hình thành, phát triển của danh lam thắng cảnh. - Các sự kiện lịch sử, danh nhân văn hóa có liên quan. - Kết thúc buổi tham quan, GV chủ nhiệm đưa ra một số trò chơi, câu đố, bài thơ để tạo ra sự thoải mái, thư giản cho các em. - Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ do tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị. Bước 3: Tổng kết, đánh giá buổi tham quan. - Kết thúc buổi tham quan, GV chủ nhiệm tổ chức cho HS tổng kết các kết quả của buổi tham quan. - GV nhận xét ý thức, thái độ của HS trong buổi tham quan. - Các con cần có ý thức bảo vệ, xây dựng nền văn hóa cho quê hương mình ngày càng đẹp hơn. Củng cố, dặn dò: ________________________________ > =

File đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 28.doc
Giáo án liên quan