Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Năm 2011-2012

 1.Tập đọc:

 *Mục tiêu chung:

 - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

 - Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

*Mục tiêu riêng:

 - HS khuyết tật đọc được 1 đến 2 câu.

 2.Kể chuyện:

 *Mục tiêu chung:

 Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá giỏi biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa con.

 *Mục tiêu riêng:

 - HS khuyết tật lắng nghe theo dõi bạn kể.

 * Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. HĐ3: Quan sát ngoài trời *Mục tiêu: HS biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. *Cách tiến hành: Bước 1: HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý: - Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật. - Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất ? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, HS và GV bổ sung. GVKL: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. HĐ4: Làm việc với SGK *Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. *Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4/111 SGK và nêu những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. Bước 2: HS nối tiếp nhau trả lời. Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. GVKL: Con người đã sử dụng ánh sáng mặt trời để: phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước, ... HĐ5: Củng cố dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. Hướng dẫn HS về học bài. Thø s¸u ngµy 16 th¸ng 03 n¨m 2012 Sáng: TOÁN Tiết 140: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG-TI-MÉT VUÔNG I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: Hình vuông cạnh 1cm - HS: bảng con III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập 3/150 SGK. *Giới thiệu bài HĐ2: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông - Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị diện tích thường gặp là xăng - ti - mét vuông. - Xăng - ti - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1cm. - Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm2 HĐ3: Luyện tập Bài 1: HS làm bài vào bảng con. Cả lớp thống nhất kết quả. GV gọi HS đọc các số vừa viết. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài. Đọc Viết Năm xăng-ti-mét vuông 5cm2 Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông 120cm2 Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông 1500cm2 Mười nghìn xăng-ti-mét-vuông 10 000cm2 Bài 2: - HS làm bài vào vở. Đại diện HS trình bày bài làm, giải thích cách làm. Lớp đổi vở nhận xét chữa bài. - GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài. *Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2. B *Diện tích hình B bằng 6cm.2. * Diện tích hình A bằng diện tích hình B Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn cách làm. - HS Làm bài ra bảng con. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài. a) 18cm2 + 26cm2 = 44cm2 40cm2 – 17cm2 = 23cm2 b) 6cm2 2 = 12cm2 32cm2 : 4cm2 = 8cm2 H§4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập. TẬP LÀM VĂN Tiết 28: KỂ LẠI TRẬN TH ĐẤU THỂ THAO I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, dựa theo gợi ý bài tập 1. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật kể lại được một nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ viết gợi ý - HS: SGK III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc lại bài văn kể về lễ hội ở địa phương. - GV cùng cả lớp nhận xét. * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Kể lại một trận thi đấu thể thao ở trường em. - GV gắn bảng phụ, gọi một số HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV nhắc HS: - Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý. - Một HS giỏi kể mẫu. GV nhận xét. - Từng cặp HS tập kể. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. - Một số HS thi kể trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, kể được khá đầy đủ, giúp người nghe hào hứng theo dõi và hình dung ra trận đấu. - GV hướng dẫn HS tập nói về trận thi đấu thể thao dựa theo gợi ý trong SGK. VD: Chiều thứ bẩy tuần qua, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội 5A và 5B. Đúng 14 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội lớp 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn vào lưới nhặt bóng. Được cô chủ nhiệm động viên, đội 5A củng cố đội hình. Từ một đường chuyền tạt trái, Tuấn Hùng một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng một động tác giả, Tuấn Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành đối phương, rồi bất ngờ tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lượn qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội 5A. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo của các cổ động viên. Chung cuộc 5A thắng 5B. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu hay và hấp dẫn. HĐ3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà học bài. THỦ CÔNG Tiết 28: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1) I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Biết cách làm đồng hồ để bàn. - Rèn cho HS đôi tay khéo léo. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật nắm được cách làm đồng hồ để bàn. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu đồng hồ để bàn, tranh quy trình - HS: giấy màu, bìa, kéo, bút chì. III.Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. *Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn (H.1). HS quan sát và nêu nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ ... HĐ3: Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Cắt giấy - Cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24ô, rộng 16ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10ô, rộng 5ô. - Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14ô, rộng 8ô để làm mặt đồng hồ. Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ) * Làm khung đồng hồ: Lấy một tờ giấy thủ công dài 24ô, rộng 16ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp. - Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2). - Gấp hình 2 lên 2ô theo dấu gấp. *Làm mặt đồng hồ: Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ. - Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ, sau đó viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ. Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ gời, chỉ phút, chỉ giây. *Làm đế đồng hồ: GV hướng thao tác như hình 7 và hình 8. *Làm chân đỡ đồng hồ: GV hướng dẫn thao tác như hình 9 và hình 10. Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh - GV hướng dẫn HS từng bước: +) Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ. +) Dán khung đồng hồ vào phần đế +) Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ. - GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho HS tập làm mặt đồng hồ để bàn. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho giờ học sau. Chiều: TOÁN (ôn) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu *Mục tiêu chung: - Giúp HS củng cố kĩ năng viết các số trong phạm vi 100 000. - Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Giải bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. *Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết đọc và biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. *Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II.Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ - HS: Vở bài tập toán, bảng con III.Các hoạt động dạy học *Giới thiệu bài HĐ1: Luyện tập Bài 1: Số Đọc số Viết ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy 32 047 tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm 86 025 bảy mươi nghìn không trăm linh ba 70 003 tám mươi chín nghìn một trăm linh chín 89 109 chín mươi bảy nghìn không trăm mười 97 010 - GV đọc số, HS viết vào bảng con. Cả lớp cùng GV nhận xét, thống nhất kết quả. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài vào vở. Đổi vở nhận xét chữa bài, thống nhất kết quả đúng. HS khuyết tật làm bài dưới sự hướng dẫn của GV. a) 4396; 4397; 4398; 4399; 4400; 4401. b) 34 568; 34 569; 34 570; 34 571; 34 572; 34 573. c) 99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100 000. Bài 3: Tìm x - HS làm bài vào vở. Chữa bài và thống nhất kết quả. GV củng cố cho HS cách tìm thành phần chưa biết. a) x + 2143 = 4465 x = 4465 – 2134 x = 2331 b) x – 3421 = 5645 x = 5645 + 3421 x = 9066 c) x 3 = 6963 x = 6963 : 3 x = 2321 Bài 4: Một ô tô chạy quãng đường dài 100km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì ô tô chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ? - HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, trình bày bài trên bảng. Cả lớp thống nhất kết quả. Bài giải 1 lít xăng ô tô chạy được số ki-lô-mét là: 100 : 10 = 10 (km) 8 lít xăng ô tô chạy được quãng đường dài là: 10 8 = 80 (km) Đáp số: 80 km. H§2: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập. SINH HOẠT TẬP THẺ KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 28 I.Mục tiêu - Qua nhận xét, HS nhận thấy ưu, nhược điểm của mình và bạn trong tuần. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Nắm được phương hướng hoạt động tuần 28. II.Chuẩn bị GV: nội dung sinh hoạt - HS: chuẩn bị ý kiến, sổ theo dõi III.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức - Hát tập thể 2. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về các mặt: +) Đạo đức +) Học tập +) Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL. - Tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ. - HS phát biểu ý kiến. * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 28. - Bình xét tuyên dương phê bình. 3. Phương hướng hoạt động tuần 29 - Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục tồn tại còn mắc phải. - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3. - Thực hiện tốt kế hoạch của trường và lớp đề ra.

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc
Giáo án liên quan