Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Năm 2010

 I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy bài, biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

- Luyện đọc đúng các từ: sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh

- Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Trả lời các câu hỏi SGK.

 Kể chuyện: Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 II.Chuẩn bị đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 28 Năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cặp HS tập kể. - Một số em thi kể trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. - Một em đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp viết bài. - 4 em đọc bài viết của mình. - Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất. ------------------------------------------------- Toán: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH - XĂNG-TI-MÉT VUÔNG A/ Mục tiêu : - Biết đơn vị đo diện tích: xăng – ti – mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng – ti – mét vuông. B/ Đồ dùng dạy học:: - GV HD HS cắt mỗi em một hình vuông cạnh 1cm bằng giấy (Tiết phụ đạo). C/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : - Đưa ra 1 hình vuông A gồm 4 ô vuông, 1 hình chữ nhật B gồm 5 ô vuông. Yêu cầu HS so sánh diện tích của 2 hình A và B - Nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Giới thiệu xăng-ti-mét vuông : - Giới thiệu: Để đo diện tích các hình ta dùng đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1cm. - Cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm ra đo. - KL: Đó là 1 xăng-ti-mét vuông. - Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2 - Ghi bảng: 3cm2 ; 9cm2 ; 279cm2, gọi HS đọc. - GV đọc, gọi 2HS lên bảng ghi: mười lăm xăng-ti-mét vuông. Hai mươi ba xăng-ti-mét vuông. c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời 3 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu. - Hướng dẫn HS phân tích mẫu: Hình A gồm 6 ô vuông 1cm2 . Diện tich hình A bằng 6cm2 - Yêu cầu HS tự làm câu còn lại. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3: - Gọi một em nêu yêu cầu bài. - Mời 3 em đại diện cho 3 dãy lên bảng tính. - Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con. - Nhận xét bài làm của học sinh. b) Củng cố - dặn dò: - Về nhà xem lại các BT đã làm. - HD HS cách giải bài toán 4 (Nếu còn thời gian). - 2 em trả lời miệng, cả lớp nhận xét về kết quả của bạn. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Cả lớp theo dõi. - Lấy hình vuông ra đo. - 2 em nhắc lại. - 3 em đọc các số trên bảng. - 2 em lên bảng viết. - Một em nêu yêu cầu của BT. - Lớp tự làm bài, - 2 em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung. + Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông:120 cm2 + Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông: Viết là 1500 cm2 + Mười nghìn xăng-ti-mét vuông: 10 000 cm2 - Một em nêu yêu cầu của bài. - Lớp tự làm bài. - 2 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. + Hình B có 6 ô vuông 1cm2 nên hình B có diện tích bằng 6 cm2 + Diịen tích hình A bằng diện tích hình B. - Một em nêu yêu cầu của bài. - Hai em lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. a/ 18 cm2 + 26 cm2 = 44 cm2 40 cm2 – 17 cm2 = 23 cm2 b/ 6 cm2 x 4 = 24 cm2 32cm2 : 4 = 8 cm2 - Một em đọc bài toán. - Cùng GV phân tích bài toán. - Cả lớp làm vào vở. - Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. BT4: Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là : 300 – 280 = 20 (cm2 ) Đ/S : 20 cm2 ------------------------------------------------------ Tự nhiên-xã hội: MẶT TRỜI A/ Mục tiêu: Nám được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Nêu được một số việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nguồn nhiệt của Mặt Trời. B/Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. C/ Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Thú tiết 2". - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: * Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. Bước 1: Thảo luận theo nhóm - Chia nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? + Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao? + Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt * Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý : + Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ? + Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? Bước 2: - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận. * Hoạt động 3: Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGKvà kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. - Mời một số em trả lời trước lớp. - Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - Giáo viên kết luận: Ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu sử dụng năng lượng của Mặt Trời: pin Mặt Trời. b) Củng cố - dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Xem trước bài mới. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm chung của thú rừng. + Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ? - Lớp theo dõi. - Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất: + Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng. + Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào. + Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt. - Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. - Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm . + Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo …Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. + Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống. - Một số em lên lên kể trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. ---------------------------------------------------- Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 1) A/ Mục đích yêu cầu: - Bước đầu biết cách làm đồng hồ để bàn. - Làm được một số bộ phận của đồng hồ để bàn. B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu đồng hồ để bàn. - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu ... C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu và giới thiệu. + Cái đồng hồ có mấy phần ? Đó là những bộ phận nào ? + Màu sắc của cái đồng hồ để bàn như thế nào ? - Cho liên hệ với cái đồng hồ trong thực tế nêu tác dụng của đồng hồ ? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu. Bước 1: Cắt giấy . Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ + Làm khung đồng hồ. + Làm mặt đồng hồ + Làm đế đồng hồ + Làm chân đỡ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - Cho HS tập làm đồng hồ để bàn. b) Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Lớp quan sát hình mẫu. + Đồng hồ để bàn có kim chỉ giờ, chỉ phút và kim chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ.... - Có màu sắc đẹp. - Đồng hồ dùng để biết thời gian. - Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu. - 2 em nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn. - Tập làm một số bộ phận của đồng hồ để bàn (Làm khung). - Hai học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. - HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học. ====================================================== SINH HOẠT SAO A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng. - Chơi trò chơi "Trò chơi cướp cờ". B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Tổ chức cho HS ôn tập: - Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập. - Giao nhiệm vụ cho lớp. - Theo dõi, uốn nắn cho các em. * Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Trò chơi cướp cờ".. - Nêu tên trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức. - Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc. * Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm. - Lắng nghe, nhận nhiệm vụ. - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ... - Ôn về chủ đề và các ngày lễ trong năm. - Cả lớp tham gia chơi trò chơi. ====================================================== SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu: - Đánh giá công tác tuần 28 - Phổ biến kế hoạch tuần 29. II. Lên lớp: - Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt. + Tổ trưởng nêu những việc đã làm và chưa làm của tổ. + Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần Tổ đề nghị tuyên dương bạn...., nhắc nhở bạn ... .GV Nhận xét chung: 1,Ưu điểm: -Đi học đều đúng giờ. - Thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Sách vở đồ dùng học tập, đầy đủ - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu - Về nhà có chuẩn bị bài ở nhà. 2,Tồn tại: - Còn HS vắng học : Y Thiếp ( ở nhà chăm sóc cha) - Trực nhật một số buổi làm vệ sinh chưa sạch - Một số em chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài - Một số em còn nói chuyện riêng trong lớp học III.Kế hoạch tuần 29 - Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên - Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. - Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu - Ở nhà luyện đọc thật nhiều - Viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà. - HS ôn luyện các bài hát, bài múa. - Chơi trò chơi "Thò thụt" -----------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctuan 28 CKT.doc
Giáo án liên quan