Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đỗ Thị Hương

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng , trừ các số với đơn vị là đồng.

- Giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .

- Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000. 10000.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đỗ Thị Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số ( trong năm chữ số có chữ số là chữ số 0) - Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có năm chữ số. - Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số. II. Các hoạt động dạy học.1 2. HĐ1 ; Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút ) - HS viết và đọc các số sau : năm mươi nghìn bốn trăm, bảy mươi hai nghìn không trăm ba mươi tám. => GV nhận xét. 1. HĐ2 : Luyện tập thực hành ( 33-35 phút ) * Làm VBT : Bài 1,2 - HS nối tiếp đọc các số vừa viết được , chỉ rõ mỗi chữ số thuộc hàng nào . => GV chú ý HS đọc số đầy đủ. * Làm nháp : Bài 3. - HS xếp đúng thứ tự các số có năm chữ số trên tia số . - HS nối tiếp đọc các số đó - Hỏi : Em có nhận xét gì về các số trên tia số ? ( Là các số tròn nghìn ) => GV chốt ; Các số càng xa gốc toạ độ biểu thị các số càng lớn . * Làm vở : Bài 4 - HS nối tiếp đoc kết quả kết hợp nêu cách tính nhẩm., thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. => GV chốt : Muốn tính đúng phải thực hiên đúng thứ tự các phép tính. 3. Củng cố (3 phút ) - HS viết bảng số gồm : 4chục nghìn 5trăm 9chục 5đơn vị.-đọc số đó. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------- Chính tả ôn tập -Tiết 7 I. Mục đích , yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Củng cố, mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Đồ dùng dạy-học: Phiếu ghi bài và câu hỏi Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài : 1- 2' 2. Nội dung : * Kiểm tra học thuộc lòng: 20 - 22' - Kiểm tra những em còn lại và những em chưa đạt yêu cầu ở tiết kiểm tra trước. - Hình thức như ở tiết 6 Bài 2: 14 - 16' - HS đọc bài, xác định yêu cầu. - HS thảo luận nhóm để tìm từ : Bước 1: Ghi chữ vào tất cả các ô trống bắt đầu mỗi từ. Bước 2: Dựa vào nghĩa cho trước ở từng dòng tìm từ thích hợp ghi vào từng ô Bước 3: Sau khi tìm 8 từ, tìm từ hàng dọc - GV chấm , chữa, nhận xét: Chọn nhóm tìm từ nhanh nhất. 3. Củng cố- dặn dò : 1- 2' - Nhận xét giờ học. - Về ôn bài, chuẩn bị kiểm tra viết. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------- Luyện từ và câu Ôn tập tiết 8 Kiểm tra đọc a. Đọc thầm và làm bài tập Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hoá thành sông Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. Vũ Duy Thông B. Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời đúng 1. Suối do đâu mà thành? a. Do sông tạo thành. b. Do biển tạo thành. c. Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. 2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào? Suối gặp bạn, hoá thành sông Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời. Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. Suối và sông là bạn của nhau. Suối, sông và biển là bạn của nhau. 3. Trong câu Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây, sự vật nào được nhân hoá? a. Mây. b. Mưa bụi. c. Bụi. 4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá? a. Suối, sông. b. Sông, biển. c. Suối, biển. 5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào? a. Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người. b. Nói với suối như nói với người. c. Bằng cả hai cách trên. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................ ==================================================== Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 thể dục Bài 54: ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ trò chơi: hoàng anh - hoàng yến I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài, thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác - Chơi trò chơi: "Hoàng Anh - Hoàng Yến". Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn II. Địa điểm - Phương tiện - Sân trường, Còi, cờ, III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 5 - 6' - Giáo viên nhận lớp, phổ biến, nội dung yêu cầu giờ học - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên - Đứng tại chỗ khởi động - Chơi trò chơi: làm theo hiệu lệnh 2. Phần cơ bản: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức * Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa, cờ 17 - 18' - Lớp tập hợp thành 4 hàng ngang 2 lần - Cán sự lớp điều khiển, ôn bài thể dục liên hoàn 2 lần - GV giúp đỡ, sửa sai cho HS - Lớp triển khai đội hình thi đua giữa các tổ - GV tổng kết nhận xét, rút kinh nghiệm *Trò chơi: Hoàng Anh - Hoàng Yến 7 - 8' - GV nêu tên trò chơi - HS nêu lại cách chơi - HS chơi chính thức 3. Phần kết thúc: 4-5' - Đi thường, hít thở sâu - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học - Giao bài về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung ----------------------------- Toán Tiết 135 : Số 100 000 - Luyện tập I . Mục tiêu : Giúp HS : - Nhận biết được số 100 000. - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số . - Nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000. II. Đồ dùng dạy học. - 10 mảnh bìa ghi số 10 000, bảng phụ ghi nội dung bài 3. III. Các hoạt động dạy học . 1. HĐ1 : Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút ) - HS viết và đọc số sau : 70 707, 56 408 – Nêu giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số. => Nhận xét. 2. HĐ2 : Dạy bài mới ( 15 phút ) - GV gắn 7 mảnh bìa ghi số 10 000 lên bảng . - Hỏi : + Cô có mấy chục nghìn ? + HS viết số 70 000 ( bảng ) – GV đọc – HS nối tiếp đọc ( bảy chục nghìn hoặc bảy mươi nghìn ) + Bảy chục nghìn thêm một chục nghìn bằng bao nhiêu ? - HS viết và đọc số 80 000. - GV tiến hành tương tự cho đến số 100 000. - Hỏi : 10 chục còn gọi là gì ?( một trăm ) 10 chục nghìn còn gọi là gì ? ( một trăm nghìn 0 - GV đọc- HS nối tiếp đọc và viết bảng số 100 000. - Hỏi : Số 100 000 gồm mấy chữ số ? Chữ số đầu tiên là chữ số nào ? Các chữ số còn lại là những chữ số nào? Số 100 000 có tận cùng là mấy chữ số 0 ? - HS nối tiếp đọc các số đó theo hai cách. 3. HĐ3 : Luyện tập thực hành (17 phút ) * Làm VBT : Bài 1 - HS điền đúng thứ tự các số có năm chữ số . - HS nối tiếp đọc bài làm ( từng phần ) – Giải thích cách làm. Hỏi : + Em có nhận xét gì về các số ở dáy số thứ nhất và thứ hai ? ( là các số tròn nghìn) - HS nối tiếp đọc các dãy số. * Làm VBT : Bài 2 - HS điền các số thích hợp trên tia số - Đọc bài làm => nhận xét . - Hỏi : Em có nhận xét gì về các số trên tia số ? ( là các số tròn nghìn ) - HS nối tiếp đọc các số trên tia số . Bài 3 - 1 HS làm bài ở bảng phụ . - HS nối tiếp đọc kết quả ( mỗi HS đọc 1 phần ) – Giải thích cách tìm => nhận xét . => GV chốt : Tìm số liền trước lấy số đó trừ 1, tìm số liền sau lấy số đó cộng 1. * Làm vở : Bài 4. - HS đọc thầm và làm bài – GV giúp đỡ HS yếu . - GV chấm , chữa bài . 4. HĐ4 : Củng cố ( 3 phút ) - HS đoc các số tròn nghìn. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------- Tập làm văn Kiểm tra viết 1. Chính tả ( 5 điểm ) Bài viết : Đi hội chùa hương Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mới. Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê. Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên rừng cũng có thơ. 2. Luyện từ và câu: Viết lại các câu văn sau có sử dụng phép nhân hoá a) Mặt trời mọc. b) Chim hót. 3. Tập làm văn ( 5 điểm ) Hàng năm, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội mang đậm nét văn hoá của vùng mình. Em hãy kể lại một lễ hội ở quê hương em. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------ Thủ công Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 2 + 3 ) I- Mục tiêu. - Biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II- Đồ dùng. - Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công. - Tranh qui trình làm lọ hoa gắn tường. - Giấy thủ công, kéo, hồ. III Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : - Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 3. Bài mới. * Hoạt động 3 : Thực hành - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa găn tường bằng cách gấp giấy. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thực hành gấp lọ hoa gắn tường, giáo viên đi từng bàn kiểm tra giúp đỡ học sinh yếu. * Hoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm. - Giáo viên tuyên dụng nhóm có nhiều sản phẩm đẹp. - Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí. - Học sinh dựa vào quy trình làm lọ hoa gắn tường thực hiện các bước gấp lọ hoa gắn tường, lớp theo dõi. + Bước 1 : Gấp phần giấy làm để lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. + Bước 2 : Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. + Bước 3 : Làm thành lọ hoa găn tường. - Học sinh trưng bày theo tổ dán trên tờ khổ to các nhóm bình chọn xem nhóm nào làm đẹp nhất. 4. Dặn dò : - Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh và ý thức làm bài. - Chuẩn bị bài sau làm đồng hồ để bàn

File đính kèm:

  • docTUAN 26.doc
Giáo án liên quan