* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý từ ngữ HS dễ sai : du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, .
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu ND và ý nghĩa câu chuyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó.
* Kể chuyện
+ Rèn kĩ năng nói :
- Có khả năng khái quát ND để đặt tên cho từng đoạn chuyện dựa vào tranh.
- Kể lại được từng đoạn chuyện theo tranh, Giọng kể phù hợp với từng ND.
+ Rèn kĩ năng nghe.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
- d : dao, dây, dê, dế,…
- gi : giường, giá sách, giày da, giẻ lau,…
- HS làm bài vào vở
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (T1)
I. Mục tiêu :
1. HS hiểu
- Thế nào là tôn trọng, tài sản của người khác
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2. HS biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng...
3.Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II.Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 3
- Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,... để chơi đóng vai
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi gặp đám tang ta cần làm gì?
- Nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
a.HĐ1: Xử lý tình huống qua đóng vai
*Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Tiến hành:
- Yêu cầu học sinh thảo luận để xử lý tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận, chuẩn bị lên đóng vai
- Trong những cách giải quyết các nhóm đưa ra, cách nào phù hợp nhất ?
- Em thử nghĩ xem, ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam & Minh nếu thư bị bóc ?
*KL: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b. HĐ2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS hiểu được ntn là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, vì sao cần phải tôn trọng.
*Tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và y/c các nhóm thảo luận
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
*KL: +Thứ tự điền: của riêng, pháp luận, bí mật.
+Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn bảo quản khi sử dụng.
-Hát
- Khi gặp đám tang ta cần nhường đường ngả mũ nón, không chỉ trỏ, cười đùa...
- Học sinh thảo luận xử lý các tình huống và mỗi nhóm thể hiện qua trò chơi đóng vai theo tình huống (BT1 –T39)
- Một số nhóm đóng vai
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến của mình.
- HS nêu ý kiến
- Các nhóm thảo luận những nội dung sau:
a, Điền những từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống
- Thư từ, tài sản của người khác là... mỗi người lên cần được tôn trọng . Xâm phạm chúng là việc làm... vi phạm...
- Mọi người cần tôn trọng...riêng của trẻ em .
b, Xếp những cụm từ chỉ hành vi , việc làm thành hai cột "Nên làm" hoặc "Không nên làm ":
Theo từng nội dung đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
c, HĐ3: Liên hệ trực tế
*Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọngthư từ, tài sản của người khác.
*Tiến hành:
- Yêu cầu từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi :
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ?
+Việc đó xảy ra như thế nào ?
- GV mời một số học sinh trình bày
- GV tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
- Từng cặp trao đổi đưa ra những việc đã làm
- HS trình bày trước lớp
*GVKL : Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn
trọng . Xâm phạm chúng là sai trái , vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng .
4.Củng cố, dặn dò: - Thực hiện việc tôn trọng thư từ , tài sản của người khác.
Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009
Thể dục – Toán – TNXH: Đ/c Liên dạy
Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
Toán
Tiết 130: Kiểm tra định kì ( giữa học kì 2)
A- Mục tiêu:
*Kiểm tra kết quả học tập môn toán giữa học kì 2 của học sinh, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng:
- Tìm số lớn nhất trong các số, tìm kết quả của phép tính đúng, tìm x, tìm trong 1 năm có tháng nào có 30 ngày .
- Giải toán có lời văn.
B- Đồ dùng:
GV : Đề bài
HS : Phô tô đề kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- T. nêu y/c của giờ kiểm tra
- HS làm bài kiểm tra
Đề bài:
A. Hãy chọn phương án đúng nhất rồi đánh dấu x vào phiếu trả lời.
*Câu 1: Tìm số lớn nhất trong các số: 4375; 4735; 4537; 4573.
A- 4375 B - 4735 C - 4537 D - 4573
* Câu 2:
9996 – 6669 = ?
A. 3317 B. 3227 C. 3327 D. 3337
* Câu 3: Trong cùng một năm những tháng nào có 30 ngày ?
A. Tháng 1; Tháng 2; Tháng 11.
B. Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11.
C. Tháng 4; Tháng 5; Tháng 9; Tháng 11.
* Câu 4: Tìm x ?
X : 3 = 1527
A. 4581 B. 4561 C. 4571 D. 4591
* Câu 5:
Có 36 viên thuốc chứa đều trong 6 vỉ. Hỏi mỗi vỉ có bao nhiêu viên thuốc ?
A. 30 viên B. 6 viên C. 7 viên D. 5 viên
B. Bài toán:
*Bài 1: Có 40 kg ngô đựng đều trong 8 túi. Hỏi 10 túi như thế có bao nhiêu kg ngô ?
*Bài 2: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 17 mét, chiều dài hơn chiều rộng
10 mét. Tính chu vi khu vườn đó ?
*Cách cho điểm:
A. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi câu đúng cho 1 điểm: Câu 1: Đ/án đúng là B
Câu 2: Đ/án đúng là C
Câu 3: Đ/án đúng là B
Câu 4: Đ/án đúng là A
Câu 5: Đ/án đúng là B
B. Bài toán: Mỗi bài 2,5 điểm
Bài 1: Đáp số 50 kg
Bài 2: Đáp số 48 m
C. Củng cố, dặn dò:
- GV thu bài và nhận xét giờ.
- Chuẩn bị giờ sau.
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói : Biết kể về 1 ngày hội theo gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp HS hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Rèn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý
HS : Vở tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh bài TLV tuần 25.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. HD HS kể
*Bài tập 1/72: Kể về 1 ngày hội mà em biết.
- Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ BT y/c kể về 1 ngày hội nhưng các em có thể kể về 1 lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
(VD: Lễ hội kỉ niệm 1 vị thánh có công với làng, với nước: hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc,…)
- Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim,….
- Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh & hoạt động trong ngày hội.
- GV nhận xét
*Bài tập 2 / 72
- Nêu yêu cầu BT
- Nhắc HS chú ý: Chỉ viết những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e)
- GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
- GV chấm điểm 1 số bài làm tốt.
- 2 HS kể
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT + gợi ý( sgk -T 72)
- HS phát biểu ý kiến.
- HS theo dõi
- 1 HS kể giỏi kể mẫu.
- 1 vài HS tiếp nối nhau thi kể.
- Bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn
+Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành 1 đoạn văn khoảng 5 câu.
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc bài viết
- Cả lớp và GV nhận xét
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy
Tự nhiên xã hội: Cá
I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
- Nêu ích lợi của cá.
II- Đồ dùng dạy học:
Thầy: - Hình vẽ SGK trang 100, 101.
- Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
Trò: - Sưu tầm các ảnh về việc nuôi cá, đánh bắt cá.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
- Nêu ích lợi của tôm, cua?
3-Bài mới:
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm
a-Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
b. Tiến hành:
- Cho HS quan sát hình trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá đã sưu tầm.
- Bên ngoài cơ thể của những con cá có gì bảo vệ. Bên trong cơ thể của chúng có xương hay không?
- Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì ?
Di chuyển bằng gì ?
*KL: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ, có vây.
*Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
a-Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá
b-Cách tiến hành:
+GV nêu câu hỏi cho cả lớp trả lời:
- Kể tên 1 số cá sống ở nước ngọt và
nước mặn mà em biết ?
- Nêu ích lợi của cá ?
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá mà em biết ?
- Hát
- Vài HS
- HS quan sát, thảo luận nhóm theo câu hỏi
- Đại diện báo cáo KQ.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Cá sông, cá đồng… : cá chép, cá trê, cá mè...
- Cá biển: cá thu, cá mực...
- Làm thức ăn, xuất khẩu...
- HS nêu 1số hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá mà em biết.
*KL: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể.
ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
4-Củng cố- Dặn dò:
- Nêu ích lợi của cá?
- Nhận xét giờ học
- VN học bài
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 26
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
- GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét u điểm :
- Giữ gìn vệ sinh trường , lớp sạch sẽ
- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
- Trong lớp chú ý nghe giảng : Lê Hà, Hồng, Tuấn ....
- Chịu khó giơ tay phát biểu : Phong, Phương, Uyên, Trang.....
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Hạnh, Trang, Thu
2. Nhược điểm :
- Chưa chú ý nghe giảng : Sơn, Thảo, Khánh, Hiếu,
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả : Hiếu, Phương, Tài, Anh
- Cần rèn thêm về đọc : Nam, Quyền, Hiếu
- Thiếu khăn bông bay: Quyền, Thảo
3. Cho HS nhận xét, bổ sung
4. Vui văn nghệ:
Múa hát, đọc thơ, kể chuyện,….
5. Đề ra phương hướng tuần sau
- Duy trì mọi nền nếp tốt, tiếp tục trồng và chăm sóc hoa.
- Phát huy những ưu điểm
- Khắc phục mọi tồn tại để tuần sau làm tốt hơn.
- Nhắc HS thu nộp các loại quỹ.
File đính kèm:
- Tuan 26.doc