+ Tập đọc:
- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn (trae lời được các câu hỏi trong SGK)
+ Kể chuyện:
- Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện (HS khá giỏi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )
- GDHS chăm học.
* GDKNS:
- Thể hiện sự cảm thông.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Xác định giá trị.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-Mục tiêu:HS biết được các loại GTĐB.
Phân biệt các loại đường bộ
b- Cách tiến hành:
Treo tranh.
Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh?
Mạng lưới GTĐB gồm các loại đường nào?
Cho HS xem tranh đường đô thị.
Đường trong tranh khác với đường trên như thế nào?
*KL: Mạng lưới GTĐB gồm:
Đường quốc lộ.
Đường tỉnh.
Đường huyện
Đường xã.
HĐ2:Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ:
+Mục tiêu: HS biết được điều kiện an toàn và chưa an của các đường bộ.
Mục tiêu:Phân cáchb- +Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
Đường như thế nào là an toàn?
Đường như thế nào là chưa an toàn?
Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn?
HĐ3:Qui định đi trên đường bộ.
a-Mục tiêu:Biết được quy định khi đi trên đường.
b- Cách tiến hành:
HS thực hành đi trên tranh ảnh.
3- Củng cố- dăn dò.
Thực hiện tốt luật GT.
QS tranh.
- HS nêu.
Đường quốc lộ.
Đường tỉnh.
Đường huyện
Đường xã.
HS nêu.
HS nêu.
HS nhắc lại.
Cử nhóm trưởng.
- Đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB…
- Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn…
- ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
- Thực hành đi bộ an toàn.
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Hoàng Anh Hoàng Yến“. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
- GDHS thường xuyên tập thể dục
II. Địa điểm phương tiện : - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ.
- Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “ Chim bay cò bay “.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung
2 lần x 8 nhịp.
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân một lượt
- Lớp tập hợp theo đội hình 2 – 4 hàng ngang thực hiện các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy dây một lần.
- Gọi lần lượt mỗi lần 3 em lên kiểm tra.
- Đánh giá học sinh ở hai mức ( hoàn thành và chưa hoàn thành )
- Hoàn thành : nhảy liên tục từ 3 lần trở lên, động tác có tính nhịp điệu nhưng phối hợp toàn thân chưa tốt. Nếu học sinh nhảy được liên tục từ 6 lần trở lên, động tác có tính nhịp điệu phối hợp toàn thân tốt có nhiều cố gắng trong luyện tập sẽ được đánh giá là hoàn thành tốt.
- Chưa hoàn thành : Không nhảy được liên tục 3 lần động tác phối hợp giữa tay và chân chưa tốt, thiếu tích cực trong luyện tập.
* Học trò chơi “Hoàng Anh, Hoàng Yến “.
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
- Các đội khi chạy phải chạy thẳng không được chạy chéo sân không để va chạm nhau trong khi chơi....
3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
=========T]T========
Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013
Chính tả ( Nghe- viết)
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. Mục tiêu:
- Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Rước đèn ông sao“.
- Làm đúng bài tập 2a/b.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Đồ dùng dạy học::
- Ba tờ phiếu viết nội dung BT2a.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ HS thường hay viết sai.
- Nhận xét đánh giá chung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần:
- Yêu cầu hai học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn tả gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
* Viết bảng con:
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Viết vào vở:
- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
b/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a : - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.
- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ giấy lớn lên bảng.
- Yêu cầu 3 nhóm lên thi tiếp sức. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào VBT.
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- Hai em lên bảng viết các từ : dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh …
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện tự làm bài.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:
+ r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,..
+ d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư,…
+ gi : giường, giáp, giày, gì, giáng,…
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Tập làm văn
KỂ VỀ CÔ GIÁO CŨ
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Kể về một cô giáo cũ theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên.
- Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- GDHS chăm học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài :
Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn về cô giáo nào ?
- Gợi ý để học sinh kể
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt.
3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại để kể
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
Tự nhiên xã hội
CÁ
I. Mục tiêu:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy có vây.
- GDHS Ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp.
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Tôm - Cua".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1:
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết ?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người ?
Bước 2:
- Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp.
- Khen ngợi các nhóm giới thiệu đúng.
3) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm chung của tôm - cua.
+ Nêu ích lợi của tôm - cua.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vẩy. Bên trong có xương sống. Cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và đuôi.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Cá nước ngọt : cá chép, rô, lóc, chạch, lươn, trê,…
+ Cá nước mặn : Trích, nục, thu, ngừ, …
+ Ích lợi cá đối với con người là cung cấp thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
=========T]T========
File đính kèm:
- GA LOP 3 TUAN 26 CKTKN.doc