1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : quắm đen, thoát biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (tứ xứ, sới vật, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại, )
- Hiểu nội dung truyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một, trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
32 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 25 Trường tiểu học số 1 Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
2) Phương tiện :còi, hai em một dây nhảy, mỗi HS 1 bông hoa để đeo ở ngón tay (nữ) cờ nhỏ để cầm (nam)và kẻ sân cho trò chơi.
III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP .
Định lượng
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2phút
2phút
1 -2ph
6-8 phút
6-8 phút
6-8ph
1-2ph
2 phút
1.Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài giờ học
- Đi theo vòng tròn và hít sâu (8-10 lần) vừa đi vừa đưa tay từ thấp lên cao rồi đưa ngang (hít vào từ từ bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng). Sau đứng lại, quay mặt vào tâm vòng tròn, mỗi em cách nhau một cánh tay.
Trò chơi “Tìm những con vật bay được ”
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
2.Phần cơ bản
* Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
+ GV thực hiện trước một số động tác với hoa và cờ để các em nắm cách thực hiện các động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa động tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng
* Chơi trò chơi“Hoàng Anh – Hoàng Yến ”
- GV nêu tên trò chơi, Hướng dẫn cách chơi
- GV cho HS chơi thử 1-2 lần để hiểu cách chơi và nhớ tên hàng của mình.
- Khuyến khích thi đua giữa các tổ.
- HS tham gia chơi chủ động đúng luật
*GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 )
3)Phần kết thúc :
- Đi chậm theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu
- GV hệ thống bài
Dăn dò : Về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-GV hô “giải tán”, HS hô: “khoẻ”.
- Lớp triển khai đội hình thể dục.
- HS tập 8 động tác 1 – 2lần (nhịp 2 x 8)
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định, các em nhảy và đếm số lần cho bạn, sau tăng tốc độ và làm sao nhảy được nhiều lần.
- HS chơi thử. Sau đó cho các em chơi chính thức.
HS tích cực chơi một cách chủ động, chú ý đừng để phạm quy.
**********&**********
Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2008
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ LỄ HỘI
I . MỤC TIÊU
- Dựa vào quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh.
II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
- Hai bức ảnh lễ hội trong SGK(ảnh phóng to) Thêm một số tranh, ảnh thể hiện rõ hơn hai lễ hội trên.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 .Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét - Ghi điểm
B .Dạy bài mới
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn HS kể
-GV viết bảng lớp 2 câu hỏi :
+ Quang cảnh trong từng bức tranh như thế nào ?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ nội dung tranh.
-Tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
-Tổ chức cho HS kể trước lớp, GV sửa cho HS cách dùng từ đặt câu…
- GV tuyên dương những HS quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
4 . Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Biểu dương những HS kể hay.
- Chuẩn bị trước nội dung tiết Tập làm văn tới (Kể về một ngày hội mà em biết).
-3HS kể lại chuyện Người bán quạt may mắn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Quan sát từng tranh
- Từng cặp HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Cả lớp nhận xét (về lời kể, diễn đạt) bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CÔN TRÙNG
I . MỤC TIÊU
Sau bài học HS biết.
- Chỉ vào nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu một số cách tiêu diệt những con trùng có hại.
II . CHUẨN BỊ
- Các hình trong sách giáo khoa trang 96, 97.
- Sưu tàm các tranh ảnh côn trùng (hoặc côn trùng thật : bướm, châu chấu, chuồn chuồn …) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III . LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 .Ổn định
2 . Bài cũ
- Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.?
- GV nhận xét
3 . Bài mới:
Giới thiệu bài - Ghi tựa.
Hoạt động 1 :Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể côn trùng được quan sát.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Gv yêu cầu HS quan sát các hình ảnh côn trùng trong SGK trang 96, 97 và sưu tầm được.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương không ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Kết luận : Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân không phân thành các đốt. Phần lớn các loại con trùng đều có cánh.
Hoạt động 2 : Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Mục tiêu : Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét và khen các nhóm làm việc tốt, sáng tạo.
- GV gợi ý HS tìm hiểu thêm các thông tin về việc nuôi ong lấy mật …
4 . Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà ôn bài và chuẩn bị bài tiết sau
2 HS nêu
- HS quan sát tranh.
Nhóm trưỏng điều khiển các bạn thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo kết quả. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Sau đó cả lớp rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh theo 3 nhóm : có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người. (có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng khác không sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nươi những côn trùng đó. Các nhóm khác bổ sung
TOÁN
TIỀN VIỆT NAM
I . MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Nhận biết các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các tờ giấy bạc : 200 đồng, 500 đồng, 10000 đồng và các loại đã học.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2. Bài cũ
- GV nhận xét – Ghi điểm
3 . Bài mới
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng .
- GV giới thiệu khi mua bán hàng ta thường sử dụng tiền và hỏi :
+Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào ?
GV nói : “ Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp một số tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như :
- Màu sắc của tờ giấy bạc.
- Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000
- Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000
-Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000.
Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1 :
-GV hướng dẫn cách làm:đếm và cộng tất cả số tiền có trong mỗi con lợn.
-Tổ chức cho HS làm bài.
Bài 3
-Hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu
-Tổ chức cho HS làm bài
4 . Củng cố – Dặn dò
- Hỏi lại bài
- Về tập xem đồng hồ.
3 HS làm bài tập về nhà
HS quan sát, nhận xét
.
HS nêu yêu cầu.
HS đếm và cộng số tiền trong mỗi con lợn – Ghi bảng con:
6200 đồng
8400 đồng
4000 đồng
HS nêu yêu cầu
a) Trong các đồ vật đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay (1000đồng)
b) Mua một quả bóng và một chiếc bút chì thì hết 2500 đồng
c) Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng.
SINH HOẠT LỚP
Nội dung :
Tháng chủ điểm “Kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ”
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm ,tuyên dương ,khuyến khích và nhắc nhở .
3 .Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiện LBG tuần 26 -Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Giáo dục cho HS về ngày Quốc tế phụ nữ.
- Đóng góp quĩ vì bạn nghèo đợt 2.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt
* Lưu ý : -Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
- Những HS còn vi phạm nội qui lớp học phải sửa chữa, khắc phục.
- Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn.
- Chuẩn bị tốt cho thi giữa kì 2
4. Tổ chức một số trò chơi tập thể mà HS yêu thích.
File đính kèm:
- TUAN25~1.DOC