Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý các từ ngữ : nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, .

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 - Hiểu các từ ngữ trong bài : tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố, .

 - Hiểu ND câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

* Kể chuyện :

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật, .

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. Chính tả ( Nghe viết ) Hội đua voi ở Tây Nguyên I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết đúng 1 đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. - Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch hoặc ưt/ưc. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết ND BT2 HS : Vở. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc : trong trẻo, chênh chếch, trầm trồ. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe - viết. a. HD chuẩn bị - GV đọc 1 lần bài chính tả. - Tìm những từ dễ viết sai trong bài ? b. GV đọc cho HS viết. - GV theo dõi , nhắc nhở HS viết bài. c. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT *Bài tập 2a / 64 - Nêu yêu cầu BT - T. nhận xét, chốt lời giải đúng - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con - Nhận xét. - 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - HS tự viết những tiếng dễ sai chính tả vào vở nháp. - Đổi nháp kiểm tra + HS viết bài vào vở. - HS tự sửa lỗi + Điền vào chỗ trống tr/ch. - HS đọc thầm ND BT. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. - Nhận xét, bổ sung *Lời giải: trông, chớp, trắng, trên - Nhiều HS đọc lại câu thơ hoàn chỉnh C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Đạo đức Thực hành kĩ năng giữa học kì 2 I. Mục tiêu : - Ôn tập các kiến thức đã học ở giữa học kì 2. - HS vận dụng tốt các hành vi đạo đức vào cuộc sống thực tế. II. Tài liệu và phương tiện: - Phiếu bài tập. - Vở bài tập đạo đức 3 III. Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức - Cả lớp hát bài: Tiếng hát bạn bè mình 2. Bài mới Hoạt động 1: Ôn tập các bài đã học ở giữa kì 2 *Mục tiêu: Củng cố nội dung các bài đã học *Tiến hành: - Kể tên các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ? *T. phát phiếu cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi + Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ? - Em hãy kể những việc làm để bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ? - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài ? - Cần làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ? +T. nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng Hoạt động 2: Xử lý tình huống - HS kể các bài: 1.Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 2.Tôn trọng khách nước ngoài 3.Tôn trọng đám tang - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày - Các bạn nhận xét, bổ sung. *Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng nhất trong các tình huống khi gặp đám tang. *Tiến hành: - T. chia nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về 1 cách ứng xử trong các tình huống sau: a.Em nhìn thấy bạn theo băng tang, đi sau xe tang. b. bên nhà hàng xóm có tang. c.Em thấy 1 số bạn chạy theo đám tang, cười đùa ầm ĩ - HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Các bạn nhận xét, bổ sung. +KL: Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối vói thiếu nhi quốc tế. *Mục tiêu: Củng cố bài học *Tiến hành: - Cho HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi. - T. nhận xét, đánh giá - HS hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm đã được chuẩn bị. - Cả lớp theo dõi nhận xét bạn nào thể hiện tiết mục của mình hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò; - Nhắc lại nội dung bài- Liên hệ - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009 Thể dục - Toán - TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009 Toán Tiết 125: Tiền Việt Nam A- Mục tiêu - HS nhận biết được các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000đồng, 10 000đồng. - Bước đầu biết đổi tiền. - Biết làm tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng. B- Đồ dùng GV : Các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Bài mới: a) HĐ 1: GT các tờ giấy bạc : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. - Cho HS quan sát từng tờ giấy bạc và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc. b) HĐ 2: Thực hành *Bài 1: - Chia HS thành các nhóm đôi, làm BT. - Chú lợn a có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để biết được? - Tương tự HS thực hành với các phần b và c. *Bài 2: - BT yêu cầu gì? a) Làm thế nào để lấy được 2000 đồng? b) Làm thế nào để lấy được 10 000đồng? + Tương tự HS tự làm phần c và d. *Bài 3(131): - Cho HS chơi trò chơi: Đi siêu thị - Gọi 1 HS sắm vai người bán hàng - Các HS khác sắm vai người mua hàng. ( Kê 2 bàn: Bàn 1: Xếp các đồ vật Bàn 2: Để các loại tờ giấy bạc) - Xếp các đồ vật theo thứ tự từ rẻ đến đắt và ngược lại? 3/ Củng cố, dặn dò: - Đánh giá giờ học - Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát - Quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ. + HS 1: Chú lợn a có bao nhiêu tiền? + HS 2: Chú lợn a có 6200 đồng ( vì 5000 + 1000 + 200 = 6200 đồng) + HS 2: Chú lợn b có bao nhiêu tiền? + HS 1: Chú lợn b có 8400 đồng. * Lấy các tờ giấy bạc để được số tiền bên phải. a.Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000 đồng b.Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng c.Ta phải lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000 đồng để được 10 000 đồng d.Ta phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng và 1 tờ loại 1000 đồng để được 5 000 đồng - HS thực hành chơi: + Người mua hàng: - Một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?......... + Người bán hàng: 2500 đồng. + Người mua hàng: Chọn loại giấy bạc và trả cho người bán hàng. - Mua xong các đồ vật, xếp các đồ vật theo thứ tự từ rẻ đến đắt và ngược lại. Tập làm văn: Kể về lễ hội I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK. HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. II. Đồ dùng GV : Hai bức ảnh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết 2 câu hỏi. HS : Vở. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện : Người bán quạt may mắn B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS làm BT - Đọc yêu cầu BT - GV treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì ? - GV nhận xét, cho điểm - 2 HS kể chuyện - Nhận xét - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. - Từng cặp HS quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh, và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. - Nhiều HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. - HS nhận xét, bổ sung VD: *ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê. Người tấp lập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm….Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 thanh niên đang chơi đu… *ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được treo trên bờ sông tăng vẻ náo nức cho lễ hội…. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại những điều mình vừa kể Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội: Côn trùng I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. - Kể tên được 1 số côn trùng có ích lợi và 1 số côn trùng có hại đối với con người. - Nêu 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. II- Đồ dùng dạy học: Thầy:- Hình vẽ SGK trang 96, 97. - Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. Trò:- Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Nêu đặc điểm giống và khác nhau của 1 số động vật ? 3-Bài mới: Hoạt động 1: QS và thảo luận nhóm a-Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùngquan sát được quan sát. b. Tiến hành: - Cho HS quan sát theo nhóm hình trang 96, 97 - Chỉ đâu là đầu, ngực, chân, cánh của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì ? - Bên trong cơ thể của chúng có chân hay không ? *KL: Côn trùng, ( sâu bọ) là những loại động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được. a-Mục tiêu: Kể được 1 số côn trùng có ích và 1 số côn trùng có hại đối với con người. Nêu được 1 số cách diệt trừ những côn trùng có hại. b-Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo nhóm. - Phân loại côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: Có ích, có hại, không ảnh hưởng gì đến con người. - T. nhận xét, khen các nhóm làm việc tốt, sáng tạo. +GV nêu : Côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi muỗi,…. Cần vệ sinh nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ…… 4- Củng cố- Dặn dò: - Về nhà thực hiện tốt theo bài học. - Hát 1 bài hát có tên con vật. - Vài HS nêu - HS quan sát và thảo luận câu hỏi - Đại diện báo cáo KQ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Các nhóm phân loại các con vật sưu tầm được theo 3 nhóm. - Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình. - Các bạn nhận xét, bình chọn nhóm trưng bày đúng đẹp. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 25 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II. Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Truy bài và tự quản tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng : Tâm, Đức Anh - Chịu khó giơ tay phát biểu : Hà, Uyên - Có nhiều tiến bộ về đọc Nam, Hải - Trong đợt thi giai điệu tuổi hồng văn nghệ đạt giải nhì. 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Thu, Long - Chữ viết chưa đẹp : Sơn, Hạnh, Thảo - Sai nhiều lỗi chính tả : Hiếu 3. HS bổ sung 4. Vui văn nghệ + Sinh hoạt sao nhi đồng. 5. Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Một số bạn về nhà rèn thêm về chữ viết.

File đính kèm:

  • docTuan 25.doc
Giáo án liên quan