Giáo án lớp 3 tuần 24 - Trường Tiểu học Khánh Thượn

Tập đọc - kể chuyện

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I/ Mục tiêu :

- Biết ngát nghỉ hơiđúng sau các dấu chấm, giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

* Kể chuyện :

- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.

II/Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ chép nội dung câu luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 tuần 24 - Trường Tiểu học Khánh Thượn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian đã cho dưới đây: 3 giờ 27 phút : đồng hồ B. 12 giờ rưỡi : đồng hồ G 1 giờ kém 16 phút : đồng hồ C. 7 giờ 55 phút: đồng hồ A. 5 giờ kém 23 phút : đồng hồ E 10 giờ 8 phút : đồng hồ I. 8 giờ 50 phút : đồng hồ H 9 giờ 19 phút : đồng hồ D. Thủ công ( 24 ) Đan nong đôI( tiết 2) Đã soạn ở tuần 23 Ký duyệt của ban giám hiệu Buổi 2 Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2010 (Dành cho HS yếu, trung bình) Tập đọc Mặt trời mọc ở đằng tây I. Mục tiêu Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Rèn kỹ năng đọc hiểu. Học thuộc lòng bài thơ II. Các hoạt động dạy học - 1.Giới thiệu bài 2.Luyện đọc a.GV đọc diễn cảm bài. b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu. GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trước lớp. GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc với giọng kể chậm chãi nhẹ nhàng, biểulộ thái độ kính trọng Bác * Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc theo cặp. - Cả lớp đọc ĐT cả bài . 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài Học sinh đọc thầm bài trả lời câu hỏi. H:Câu truyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? H: Câu thơ của người bạn Pu- ski có gì vô lý? H: Pu- ski đã chữa thơ giúp bạn như thế nào? H: Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu- ski hợp lý? GV nhận xét HS ghi phần trả lời bài vào vở. GV nhận xét tiết học – Dặn chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________ Chính tả Mặt trời mọc ở đằng… tây! I. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh. Luyện viết chính xác trình bày đúng bài. II.Các hoạt động dạy học GV giới thiệu bài Hướng dẫn học sinh viết chính tả: Đoạn 1và 2 + GV đọc bài một lượt + Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết. H: Câu thơ của người bạn Pu- ski có gì vô lý? H: Pu- ski đã chữa thơ giúp bạn như thế nào? H: Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu- ski hợp lý? + HS chỉ ra những chữ viết hoa trong bài? + Cho biết vì sao phải viết hoa chữ cái ấy? HS đọc thầm đoạn viết, tập viết những vần dẽ lẫn? + GV đọc cho học sinh viết bài vào vở HS nghe và viết bài vào vở + GV chấm một số bài GV nhận xét tiết học- Dặn chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________ Luyện từ và câu Ôn tuần 23 I . Yêu câu. - Học sinh biết cách tìm các hình ảnh nhân hoá - Luyện cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? II. Các hoạt động dạy học Học sinh hoàn thành vở bài tập trắc nghiệm. HS làm thêm các bài tập sau vào vở ô li Bài 1: Ghi lại các từ ngữ chỉ đặc điểm và hoạt động của người lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật trong các dòng thơ sau. Phì phò như bễ Biển mệt thở rung Ngàn con sóng khoẻ Lon ta lon ton. Bài 2: Đặt câu cho bộ phận in nghiêng trong mỗi câu sau. Khi còn bé . Nam rất tinh nghịch. Mô - da là một nhạc sĩ thiên tài. Cỗu thủ Hồng Sơn đi bóng rất điêu luyện. Gv quan sát hướng dẫn HS làm bài. GV chấm một số bài nhận xét chung. Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài – chuẩn bị bài sau ____________________________________________________________________ Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010 (Dành cho HS giỏi) Tập đọc Mặt trời mọc ở đằng tây Yêu cầu cao hơn so với HS yếu: - HS đọc diễn cảm bài văn - HS trả lời tốt các câu hỏi tìm hiểu bài - HS tự làm được các bài tập trong Sách Tiếng việt Bổ trợ và nâng cao ________________________________________________ Tập viết Ôn bài 23: Ôn chữ hoa Q I. Mục đích, yêu cầu : - Củng cố cách viết các chữ viết hoa Q thông qua bài tập ứng dụng: 1. Viết tên riêng : Quang Trung. 2. Viết câu ca dao: Quê em đồng lúa nương dâu, Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang II. Các hoạt động dạy- học : 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết trên bảng a. Luyện chữ viết hoa - HS tìm các chữ hoa có trong bài - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. b. HS viết từ ứng dụng (tên riêng) - GV giới thiệu: Quang Trung c. Luyện viết câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao : Quê em đồng lúa nương dâu, Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang 3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu về chữ viết.Nhắc nhở HS ngồi viết đúng thế. 4. Chấm, chữa bài - GV chấm nhanh 5,7 bài. __________________________________________________ Tập làm văn Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật Đề bài: kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã biết I. Yêu cầu - Rèn kỹ năng nói . - Rèn kỹ năng viết. II. Các hoạt động dạy học GV giới thiệu bài. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu bài HS đọc gợi ý SGK. Một HS làm mẫu theo gợi ý. Một vài học sinh kể, GV nhận xét lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm. Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài. GV nhắc lại những điều em đã kể sao cho rõ ràng thành câu. HS viết bài GV theo dõi giúp đỡ Một số HS đọc bài. GV chấm điểm một số bài viết hay. + Lớp bình chọn một số bài viết hay. + GV nhận xét tiết học dặn hoàn chỉnh bài. ____________________________________________________________________ Sinh hoạt lớp (tiết 23) Nhận xét tuần 1. Nhận xét công việc Tuần 23: - Về tỉ lệ chuyên cần: Đa số các em đi học đều, đúng giờ. Trong tuần không có em nào đi học muộn và nghỉ học - Xếp hàng ra vào lớp: Thực hiện nghiêm túc. - Truy bài đầu giờ: Các em thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số em còn nói tự do hoặc đi lại trong giờ truy bài cần phải rút kinh nghiệm (Tú, Chiến, Thắng) - Tập thể dục giữa giờ: Các em thực hiện tốt, tập đúng và đều các động tác thể dục. Các em đã thuộc các động tác múa của bài thể dục nhịp điệu do phụ trách đội hướng dẫn, nhìn chung các em tích cực, hăng hái tập. Trong tuần chỉ còn 1 HS chưa nghiêm túc khi tập (Trí) - Học tập: Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài, học và làm bài ở nhà đầy đủ. Nhiều em học tập có tiến bộ như: Dũng, Cường… - Trong tuần các em xếp loại A về chữ viết đã tham dự kiểm định của Phòng giáo dục đạt kết quả cao (Khánh Linh: 17,25 điểm. Thảo: 17 điểm. Dũng: 16,5 điểm. Giang: 16,5 điểm. Phúc: 15 điểm) - Vệ sinh lớp học: Trong tuần các em đã tự giác phân công và thực hiện việc vệ sinh lớp học tương đối tốt. Việc thay chậu nước còn đôi khi chưa tự giác. - Lao động vệ sinh sân trường: Các em có ý thức thực hiện tốt, sân trường sạch sẽ. * Tuyên dương: + Tổ + Cá nhân: 2. Công việc Tuần 24 - Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học, đặc biệt không có tình trạng nghỉ học tự do. - Chuẩn bị tốt các điều kiện để đón đoàn kiểm tra của Phòng giáo dục - Mọi học sinh đều cần cố gắng hơn nữa về học tập, lao động. ____________________________________________________________________ Phần nhận xét của ban giám hiệu: Đạo Đức( tiết 24) tôn trọng đám tang I/Mục tiêu: 1. HS hiểu : - Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. -Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 2. HS biết cách ứng sử khi gặp đám tang. 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II/Đồ dùng dạy học:VBTĐ, Bìa màu, Giấy to, nhị hoa… III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ : Khi giao tiếp với khách nước ngoài em cần chú ý đIều gì ? 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giới thiệu bài HĐ1 : kể chuyện đám tang . *MĐ : HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xứ cần thiết khi gặp đám tang. *Cách tiến hành: 1/GV kể chuyện " Đám tang " 2/ GV nêu yêu cầu đàm thoại. - Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ? - Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang ? - Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích - Qua câu chuyện trên các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao phải tôn trọng đám tang ? GV gọi HS trình bầy. 3/GV nhận xét, Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. HĐ2 : Đánh giá hành vi : *MT : HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang . *Cách tiến hành : 1/ GV phát phiếu học tập.( bài tập 2 trang 37SGK). 2/ YCHS làm việc cá nhân. 3/ YCHS trình bày kết quả làm việc. 4/ GV kết luận: Các việc b, d là việc làm đúng , thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a,c,đ,e là những việc không nên làm. HĐ3 : Tự liên hệ. *MT : HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. * Cách tiến hành : GV nêu yêu cầu tự liên hệ. YCHS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân. GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp. GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. Hướng dẫn thực hành : Thực hiện tôn trọng đám tang. - HS nghe kể chuyện. - Lớp thảo luận nêu nội dung. - lớp nhận xét . - HS làm việc theo nhóm. - đại diện nhóm trình bày. - HS trình bầy nhận xét. - HS nêu các việc làm đúng, thể hiện khi gặp đám tang. - Lớp nhận xét. - HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ. HS trao đổi với bạn trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. Tiết 2 Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến *Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Cách tiến hành 1/ GV đọc từng ý kiến ( BT3 tr-37) HS suy nghĩ và bày tỏ tháI độ tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự bằng cách giơ thẻ màu . 2/ Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận về lí do tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự . 3/ GV kết luận : nên tán thành với các ý kiếnb,c.Không tán thành với ý kiến a Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang. Cách tiến hành: 1/ GV chia nhóm , phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống( bài tập 4 - tr 38 SGK) 2/ Các nhóm thảo luận. 3/ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.Cả lớp trao đổi, nhận xét. 4/ GV kết luận:các cách ứng xử ở từng tình huống. Hoạt động 3. Trò chơi nên và không nên. Mục tiêu: Củng cố bài. Cách tiến hành: 1/ GV chia nhóm, phát chi mỗi nhóm một tờ giấy to,bút dạ và phổ biến luật chơi. 2/ HS tiến hành chơi. 3/ Cả lớp nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm. 4/GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ.Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 24.doc
Giáo án liên quan