Giáo án Lớp 3 Tuần 24 Thứ 6

I/Mục tiêu:

-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1dòng), Ph, H (1dòng);viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy có ngày phong lưu (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

(HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết)

II/Chuẩn bị :

- Mẫu chữ viết hoa R

- Các chữ “ Phan Rang ” và câu thơ được viết trên dòng kẻ ô li.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 Thứ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012 TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA: R I/Mục tiêu: -Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1dòng), Ph, H (1dòng);viết đúng tên riêng Phan Rang (1 dòng) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy…có ngày phong lưu (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. (HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết) II/Chuẩn bị : - Mẫu chữ viết hoa R - Các chữ “ Phan Rang ” và câu thơ được viết trên dòng kẻ ô li. III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) - Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà ( trong vở tập viết) - Học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước? - Giáo viên đọc: Quang Trung , Quê 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) HĐ 1(11ph): Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: a) Luyện viết chữ hoa: - Học sinh tìm các chữ viết hoa trong bài?. - GV treo từng chữ mẫu và giới thiệu cấu tạo chữ . - GV viết chữ mẫu kết hợp hướng dẫn cách viết . b) Học sinh luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): - Từ ứng dụng hôm nay chúng ta viết là từ ứng dụng nào ?. - Giáo viên treo từ ứng dụng (tên riêng) và giới thiệu “ Phan Rang ” là tên một Thị xã thuộc tình Ninh Thuận. - Giáo viên viết mẫu từ ứng dụng và hướng dẫn cách viết. c) Học sinh viết câu ứng dụng: - Câu ứng dụng hôm nay chúng ta viết là câu gì ? - Giáo viên treo bảng phụ câu ứng dụng và giới thiệu cho học sinh hiểu câu ca dao: - Giải thích cho học sinh các địa danh: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc bắc từ bê hồ dẫn vào đền Ngọc Sơn (xây trên một hòn đảo nhỏ giữa hồ). HĐ 2(10ph): Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết: - Giáo viên nêu yêu cầu viết: - Viết chữ R: 1 dòng + Viết các chữ Ph, H: 1 dòng + Viết tên riêng: “Phan Rang”: 1 dòng. + Viết câu ca dao: 1 lần - Hướng dẫn HS cách viết trong vở tập viết. - Cho học sinh quan sát vở tập viết của Giáo viên, nhắc nhở học sinh luyện viết vào vở. HĐ 3(5ph) Chấm - chữa bài: - GV chấm 1 số vở, nhận xét chữa bài. HĐ 4(2ph):Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Biểu dương những HS viết đúng, đẹp.CB: Ôn chữ hoa S - Quang Trung - Quê emđồng lúa ... - bên dòng sông... - Học sinh viết bảng con - 2 Học sinh lên bảng viết. - P (Ph), R. - Học sinh viết bảng con - 2 Học sinh lên bảng viết. - Phan Rang - Học sinh viết bảng con - 1Học sinh lên bảng viết. - Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ ... - Học sinh viết bảng con : Rủ, Xem - 1 Học sinh lên bảng viết. - Học sinh quan sát - Học sinh luyện viết vào vở ************************************** TOÁN THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ/123 I. Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ) - Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút .(BTCL: 1,2,3) II. Đồ dùng - Đồng hồ thật ( loại chỉ có một kim ngắn, 1 kim dài ) - Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa III. Các hoạt động dạy học GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ (5ph) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) HĐ 1(12ph): Hdẫn học sinh cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ) a. Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ - Giáo viên treo đồng hồ lên bảng và giới thiệu cấu tạo cảu mặt đồng hồ- Gọi học sinh lên bảng chỉ các vạch chia phút trên mặt đồng hồ. b. Hướng dẫn đọc giờ trên mặt đồng hồ phần bài học - Giáo viên treo 3 đồng hồ lên bảng và hỏi: + Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? + Quan sát đồng hồ 2 và cho biết vị trí kim ngắn và kim dài. + Vậy đồng hồ 2 chỉ mấy giờ ? + Ai nêu được đồng hồ 3 chỉ mấy giờ ? + Vì sao em biết ? * Tiếp tục: Giáo viên vặn kim đồng hồ đến ( 8 giờ 38 phút hoặc 9 giờ kém 22 phút ) gọi học sinh đọc. * Lưu ý: Thông thường chúng ta chỉ đọc giờ theo 1 hoặc 2 cách: - Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ thì đọc theo cách thứ nhất ) * Ví dụ: 5 giờ 10 phút - Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ thì nói theo cách thứ hai ) * Ví dụ: 8 giờ kém 5 phút. (HĐ 2(14ph): Thực hành * Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài - Cho học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên gắn các mặt đồng hồ trên bảng, hướng dẫn học sinh xác định vị trí của các kim - Gọi học sinh nêu đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh trả lời đúng. * Bài 2: Đọc yêu cầu đề bài - Cho học sinh dùng bút chì để vẽ thêm kim vào đồng hồ SGK. - Giáo viên chấm 1 số vở - nhận xét Bài 3: Dùng bút chì kẻ nối thời gian với đồng hồ - Tổ chức trò chơi nối nhanh. Thi đua giữa 4 tổ, tiếp sức để nối giờ. Giáo viên nhận xét trò chơi HĐ 3(2ph):Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học Bài sau: Thực hành xem đồng hồ ( TT ) - 2 học sinh lên bảng - Học sinh quan sát và nghe - Học sinh lên bảng chỉ vạch chia phút trên mặt đồng hồ. - Cả lớp chỉ trên đồng hồ cá nhân - 6 giờ 10 phút - Kim ngắn chỉ hơn 6 giờ - Kim dài chỉ khoảng giữa số 2 và số 3 ( khoảng 3 phút ) - 6 giờ 13 phút - 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút - Vì còn thiếu mấy phút nữa thì tới 7giờ, tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch ghi số 12 là còn 4 phút nữa. - Học sinh nhìn đồng hồ đọc các cách khác nhau. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu - Học sinh đọc yêu cầu của đề bài - Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Học sinh dùng bút chì ghi giờ dưới đồng hồ và trình bày. A: 2 giờ 9 phút B: 5 giờ 16 phút C: 11 giờ 21 phút D: 10 giờ kém 26 phút E: 11 giờ kém 21 phút G: 4 giờ kém 3 phút - Học sinh nêu yêu cầu của đề bài - Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ: a. 8 giờ 7 phút b. 12 giờ 34 phút c. 4 giờ kém 13 phút. - Học sinh dùng bút chì vẽ kim vào đồng hồ SGK. - Học sinh thi đua nối nhanh ********************************** TẬP LÀM VĂN NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I/Mục tiêu: - Nghe - kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn. II/Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK, thêm một chiếc quạt giấy lớn viết 1 số chữ Hán bằng mực tàu. - Viết sẵn 3 câu hỏi gợi ý trong SGK. III/Các hoạt động dạy học : GV HS 1.Ổn định (1ph) 2.K/tra b/cũ - Kiểm tra bài viết của 1 số học sinh tuần trước viết chưa đạt, về nhà viết lại. - 2 học sinh đọc bài trước lớp.(5ph) 3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph) HĐ1(26ph):Hdẫn HS nghe-kể chuyện: a) Học sinh chuẩn bị: - Tranh vẽ gì ? b) Giáo viên kể chuyện: - Giáo viên kể chuyện lần 1, vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ. Cảnh ngộ: tình trạng không may mà người ta gặp phải. Hỏi: + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? - Giáo viên kể lần 2, lần 3. c) Học sinh thực hành kể, tìm hiểu câu chuyện: - Chia nhóm 4 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm thi kể. - Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh. - Giáo viên hỏi: + Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện? Giáo viên chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sỹ- có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin (mua) chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ một tài sản quý. Ở ta cũng có 1 số nhà thư pháp Đền Văn Miếu - Quốc Tử Giám ( ở thủ đô Hà Nội) co thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ. HĐ 2(2ph): Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nêu nhận xét tiết học. -CB:Kể về lễ hội - 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi - Cả lớp theo dõi SGK. + Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt. + Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn. + ...Viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão . Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. họ mua quạt như mua một tác phẩm quý giá. - Học sinh nghe + Học sinh tập kể lại câu chuyện trong nhóm (thời gian 4’). + Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. + Học sinh phát biểu. ****************************************

File đính kèm:

  • docThứ 6.doc
Giáo án liên quan