A. Mục tiêu: I. Tập đọc:
- Đọc đúng các từ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang. . - Hiểu được nghĩa của các từ có ở cuối bài.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
II. Kể chuyện:
- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Nguyễn Thị Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ nói gì?
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Rủ, Bây.
3. Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ R một dòng cỡ nhỏ. Các chữ Ph, H : 1 dòng.
- Viết tên riêng Phan Rang 2 dòng cỡ nhỏ
- Viết câu thơ 2 lần.
- Nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.
4. Chấm chữa bài
III. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Hai em lên bảng viết : Quang Trung, Quê, Bên
- Lớp viết vào bảng con.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Các chữ hoa có trong bài: P, R.
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Phan Rang.
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
+ Khuyên mọi người chăm lao động cấy cày sẽ có ngày sung sướng no đủ.
- Lớp thực hành viết trên bảng con: Rủ, Bây.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của gv
- Nộp vở.
- Nêu lại cách viết hoa chữ R, Ph.
Tập làm văn
NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
A. Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn một cách trôi chảy và tự nhiên.
- Làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
C. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
Bài tập 1:
- Gọi 2 hs đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yc HS tập kể. HS tập kể theo nhóm 3.
+ Gọi đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Gọi đại diện các nhóm lên thi kể.
- Nhận xét, tuyên dương .
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên?
III. Củng cố - dặn dò:
- Dặn HS luyện kể lại câu chuyện.
- 3 em đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi.
- Theo dõi GV giới thiệu bài.
- 2 hs đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
+ Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
Thứ sáu ngày22 tháng 02 năm 2013
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian.
- HS biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
B. Đồ dùng dạy - học:
- Một đồng hồ thật và một đồng hồ bằng nhựa.
- Bảng phụ ghi rõ nội dung bài tập 2.
C. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫ cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút):
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Yc HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Tương tự như vậy với tranh vẽ thứ 3.
- GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc gờ theo 2 cách.
3. Luyện tập:
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài1.
- Gọi một em làm mẫu câu A.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi ba học sinh lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc
- Hai em lên bảng viết các số La Mã.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi GV giới thiệu.
- Lần lượt nhìn vào từng tranh vè đồng hồ rồi trả lời:
+ Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
+ 6 giờ 13 phút.
+ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút.
- Cả lớp làm bài.
- 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút
C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút
E. 10 giờ39 phút G. 16 giờ kém3 phút.
- Một em đọc đề bài 2 (Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút; 12 giờ 34 phút; 4 giờ kém 13 phút)
- Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ.
- Ba em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung- Đổi vở để KT.
- Một em đọc yêu cầu bài tập: (Nối theo mẫu)
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em đọc số giờ do GV quay.
Chính tả
TIẾNG ĐÀN
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác một đoạn trong bài “Tiếng đàn”.
- Làm đúng bài tập tìm và viết đúng các từ có âm đầu x/s hoặc mang thanh hỏi / ngã.
B. Đồ dùngdạy học:
- 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
- HS có đầy đủ vở bài tập tiếng việt.
C. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
- Nhận xét đánh giá chung.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b.
- Yc cả lớp dựa theo mẫù làm bài cá nhân.
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng, gọi 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét chốt ý chính.
- Gọi một số em đọc kết quả đúng.
+ Âm s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, song song, sòng sọc …
III. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người.
- Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2b
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nx và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- 2 học sinh đọc lại kết quả:
+ Âm x: xanh xao, xinh xắn, xấp xỉ, xấu xa, xộc xệch, xúc xắc,…
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 24, từ đó có hướng khắc phục.
- GD HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Nội dung sinh hoạt.
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
+ Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ.
+ Lớp phó học tập báo cáo hoạt động học tập của lớp.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
a. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển lớp sinh hoạt.
b. GV đánh giá chung:
- Ưu điểm:
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ
+ Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
+ Một số em đã có ý thức phát biểu, xây dựng bài.
+ Làm tốt công tác chăm sóc bồn hoa.
- Khuyết diểm: Một số còn nói chuyện riêng trong lớp, chưa chú ý nghe giảng.
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
- Tổ: 2
- Cá nhân:
5. Kế hoạch tuần tới:
- Làm LĐ vệ sinh chuyên: chăm sóc bồn hoa.
- Duy trì nền nếp đã có, phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm.
Nhận xét của BGH
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 24..doc