Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo .

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu ND và ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

 - Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t những chữ dễ viết sai ra vào nháp + HS viết bài vào vở. + Tìm nhanh các từ gồm hai tiếng, tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét. - Nhiều em đọc kết quả * Lời giải : - Bắt đầu bằng s : sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, .... - Bắt đầu bằng x : xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xốn xang, xao xuyến, .... C. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Đạo đức: Tôn trọng đám tang (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Tài liêu và phương tiện - Phiếu học tập, các tấm bìa đỏ, xanh, trắng - Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi ghép hoa III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ? - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến *Mục tiêu: HS biết cách trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. *Tiến hành: - Gv lần lượt đọc từng ý kiến a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b, Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ. c, Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá. *KL: Nên tán thành b, c Không nên tán thành ý kiến a b, Hoạt động 2: Xử lý tình huống. *Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang. *Tiến hành: - Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống. * KL: + Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn Hát - Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc phạm đến đám tang. - HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng. - Hs nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống: + Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang - Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang +Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang. + Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ. - Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp trao đổi nhận xét. thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường. +Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi chạy sang xem, chỉ trỏ. + Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. + Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn. c. Hoạt động 3: Trò chơi nên và không nên. - Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ biến luật chơi: Trong 1 thời gian nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng cuộc. - Gv nhận xét khen những nhóm thắng cuộc. - Hs nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi. - Hs tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm. - Cả lớp nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm. * Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 4.Củng cố - Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2009 Thể dục – Toán – TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2009 Toán Tiết 120: Thực hành xem đồng hồ A- Mục tiêu - Tiếp tục củng cố biểu tượngvề thời gian ( chủ yếu là về thời điểm). - Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút). B- Đồ dùng GV : Mô hình đồng hồ- Phiếu HT HS : SGK C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: GV cho HS nhìn vào mặt đồng hồ rồi đọc 3/ Bài mới: a) HĐ 1: HD xem đồng hồ. - Quan sát hình 1. - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút? - Quan sát đồng hồ thứ hai. - Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào? + GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút. - Tính số phút mà kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ ba sau số 2? - Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? - Quan sát đồng hồ thứ ba. - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút? - Vậy còn thiếu mấy phút thì đến 7 giờ? - Vậy ta đọc cách hai là 7 giờ kém 4 phút. b) HĐ 2: Thực hành * Bài 1: Đọc đề? - Chia nhóm đôi, thực hành xem giờ. * Bài 2: - Phát phiếu HT - Gọi 2 HS vẽ trên bảng - Nhận xét, chữa bài. * Bài 3: Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ - Gọi từng nhóm 4 HS lên bảng - GV đọc số giờ - Nhận xét, cho điểm. 4/ Củng cố, dặn dò: - Đánh giá giờ học - Dặn dò: Thực hành xem đồng hồ ở nhà. - Hát + HS đọc theo y/c - Quan sát đồng hồ 1 - 6 giờ 10 phút - Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. - Quan sát đồng hồ 2 - Kim giờ ở qua vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ. - Nhẩm miệng 5, 10( đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút. - Chỉ 6 giờ 13 phút - Quan sát đồng hồ 3 - Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút - Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm 1 vạch nhỏ nữa. - Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ - Đọc: 7 giờ kém 4 phút - Đọc y/c + HS 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? + HS 2: Nêu số giờ của từng đồng hồ. ( Đổi vị trí cho nhau) + Vẽ kim phút vào phiếu HT - 4 HS cùng quay kim đồng hồ chỉ số giờ GV đọc Tập làm văn Nghe kể : Người bán quạt may mắn I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ truyện kể, bảng lớp viết câu hỏi gợi ý trong SGK. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở viết của 1 số em B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD HS nghe - Kể chuyện a. HS chuẩn bị - Nêu yêu cầu BT b. GV kể chuyện + GV kể chuyện lần 1. - Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? - Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? - Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? + GV kể chuyện lần 2 c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện - Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ? - Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? - HS lấy vở - Nghe và kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn - HS nghe - Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn. - Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua. - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật quý giá. + HS kể chuyện theo nhóm. - Đại diện các nhóm kể - Vương Hi Chi là 1 người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. - Người viêt chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội: Quả I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Quan sát so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loài quả. - Kể tên 1 số bộ phận thường có của 1 quả - Nêu được các chức năng và ích lợi của quả. II- Đồ dùng dạy học: Thầy:- Hình vẽ SGK trang 92,93. - Sưu tầm các loại hoa khác nhau khác nhau, ảnh chụp các loại quả. Trò:- Sưu tầm ảnh chụp các loại quả khác nhau. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Nêu chức năng và ích lợi của hoa? 3-Bài mới: Hoạt động 1: QS và thảo luận nhóm. a-Mục tiêu: Biết quan sát để tìm ra sự khác nhau về mầu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loài quả. Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả. b-Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình SGK thảo luận câu hỏi: - Chỉ, nói tên và mô tả mầu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loài quả. - Trong các loại quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó? - Chỉ các hình của bài và nói tên từng bộ phận của quả? *KL: Có nhiều loại quả, chúngkhác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có thịt hoặc vỏ và hạt. *Hoạt động 2: Thảo luận a-Mục tiêu: Nêu được chức năng và ích lợi của quả. b-Cách tiến hành: - Quả được dùng để làm gì? - Hạt có chức năng gì? *KL: Quả thường dùng: ăn, làm mứt, làm rau, ép dầu... Gặp điền kiện thích hợp hạt mọc thành cây, duy trì giống cây. 4- Củng cố- Dặn dò: - Nêu chức năng và ích lợi của quả? - Về học bài. - Hát - Vài HS nêu - Thảo luận quan sát & thảo luận nhóm. - Đại diện báo cáo KQ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS trả lời - Các bạn nhận xét bổ sung - HS nêu Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 24 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II. Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh - Truy bài và tự quản tốt - Thể dục & múa hát tập thể ra nhanh tập đều - Trong lớp chú ý nghe giảng, hay giơ tay phát biểu : Tâm Phương, Lê Hà, Tuấn, Hạnh, Lê Linh. 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Đỗ Anh, Long, Hiếu. - Chữ viết chưa đẹp : Sơn, Hiếu, Hạnh. - Sai nhiều lối chính tả : Thu - Cần rèn thêm về đọc : Nam( còn đọc ngọng) 3. HS bổ sung 4. Vui văn nghệ : - Cho HS vui văn nghệ chủ đề quê hương, đất nước...... 5. Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì tốt các nề nếp của lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Giáo án liên quan