Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Phan Thị Kiều Hoa

I. Mục đích yêu cầu:

 A.Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: uống trà, lỉnh kỉnh, chứng kiến,

 - Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ mới: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến.

 - Hiểu nội dung truyện: Khen ngợi 2 chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

 B. Kể chuyện:

 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện “ Nhà ảo thuật” theo lời kể của Xô- phi ( hoặc Mác)

 2. Rèn kĩ năng nghe:

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: - HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT. - HS tự làm bài vào vở. 1 số HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi trong SGK. - HS nêu cách làm. - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở. - Nhận xét, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. Bài 3: HS tự ghép 8 hình tam giác thành 1 hình theo ý thích. 5. Củng cố, dặn dò: - Nêu đơn vị kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Luyện từ và câu Đ 23 Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Như thế nào?” I.Mục đích, yêu cầu: 1, Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá. 2, Ôn luyện cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi “ Như thế nào?” II. Đồ dùng, dạy học: - Mô hình đồng hồ 3 kim. - 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài tập 3. Bảng lớp viết 4 câu hỏi của BT 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) 2 HS làm miệng BT 1, 3. Nhận xét. B. Bài mới(31/') 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn bài tập: Bài 1: - HS đọc bài, nêu yêu cầu - 1 HS đọc lại bài thơ “ Đồng hồ báo thức”. - GV đặt trước lớp 1 cái đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đòng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng. Kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh. - Cả lớp trao đổi theo cặp. - GV mời 3 HS thi trả lời đúng và nhanhcác ý , a của bài. - Cả lớp và GV nhận xét thống nhất lời giải đúng. - HS trả lời câu c. Các em có thể thích hình ảnh kim giờ, kim phút, kim giây, cũng có thể thích cả 3 hình ảnh. HS giải thích được vì sao mình thích hình ảnh đó. - GV chốt lại. HS viết vào vở các câu trả lời câu hỏi a, b. Bài 2 - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài - Từng cặp HS trao đổi: 1 em hỏi, 1 em trả lời. - GV mời nhiều cặp thực hành hỏi đáp trước lớp. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3 - HS đọc bài nêu yêu cầu bài - Nhiều HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò(1/) - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS Thủ công Đ 23 Đan nong đôi( tiết 1) I. Mục tiêu: - HS biết cách đan nong đôi. - Đan nong đôi đúng quy trình kĩ thuật - HS yêu thích đan nan. II. Chuẩn bị: Kéo giấy thủ công, tranh qui trình III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút): Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B. Dạy bài mới:(33 phút) 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn HS nhận xét. - GV gợi ý để HS so sánh tấm đan nong đôi với tấm đan nong mốt. - GV nêu tác dụng và cách đan nong dôi trong thực tế. 3, Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu: - GV treo tranh quy trình và nêu các bước thực hiện: + Bước1: Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: Đan nong đôi: nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau1 nan dọc( cùng chiều giữa 2 hàng nan đan liền kề) + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - GV gọi 1 số HS nhắc lại các bước thực hiện. - HS thực hành kẻ, cắt các nan đan và tập đan nong đôi. GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành. 3. Củng cố,dặn dò:(1 phút) - GV hệ thống kiến thức. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. Chính tả Đ46 Nghe- viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. I. Mụcđích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả: nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.” 2. Làm đúng các bài tập điền âm đầu, vần, phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn l/n. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết nội dung BT 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) GV đọc cho 2 HS viết bảng, lớp viết nháp 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/n. B. Bài mới:(31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài 1 lần - 1 HS đọc. - GV hỏi: + Nêu nội dung đoạn vừa đọc ? + Đoạn viết có mấy câu ? + Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ? - HS tập viết những tiếng các em dễ viết sai. - Nêu cách trình bày đoạn viết ? b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài. c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài.. 3. Hướng dẫn bài tập: Bài 2: - GV chọn BT2a, 1 HS nêu yêu cầu của bài tập( Điền l/n vào chỗ chấm) - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chữa bài. Chốt lời giải đúng - 4-5 HS đọc lại bài làm đúng. Bài 3: - 1 HS đọc 2 câu mẫu. GV hướng dẫn cách làm - 1 số HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét chữ bài. Chốt lại kết quả đúng. Lời giải : + nồi- lồi: Nhà em có nồi cơm điện./ Mắt con cóc rất lồi. + no- lo: Chúnh em đã ăn no./ mẹ đang rất lo lắng. 4. Củng cố, dặn dò - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2008 Toán Đ115 Chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số( tiếp theo). I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4 ')2 HS lên bảng làm BT2, 3. Nhận xét. B. Bài mới:(29') 1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 4218 : 6. - HS tự đặt tính và tính như ở tiết 113 - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. Nhận xét, chữa bài. - Vài HS nêu cách thực hiện như (SGK). 3, Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 2407 : 4. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. - Chữa bài. GV lưu ý HS cách chia: + Em có nhận xét gì về thương của 2 phép tính chia này?( thương có chữ số 0) 4, Thực hành: Bài1: - HS đọc bài, nêu yêu cầu của BT. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét, vài HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện vài phép tính cụ thể. Bài 2: - 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán nào? - 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: - HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài tập. - GV cho HS nhận xét để tìm ra phép tính đúng hay sai. - GV phân tích cái sai, sau đó HS thực hiện cả 3 phép tính chia để tìm thương đúng. 3. Củng cố dặn dò (2') - Nêu đơn vị kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tự nhiên xã hội Đ46 Khả năng kì diệu của lá cây. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu chức năng của lá cây. - Kể ra 1 số lợi ích của lá cây. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 88, 89. II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/)Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây? Nhận xét. B. Bài mới:(31/) 1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hoạt động 1:Làm việc với SGKtheo cặp: *) Bước 1: Làm việc theo cặp: - GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD: + Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào: + Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì? *) Làm việc cả lớp: - HS thi đua đặt ra câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây. 3, Hoạt động2: Thảo luận nhóm: *) Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương. *) Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên lá cây được dùng vào việc như: + Để làm thuốc + Để làm nón + Để gói bánh gói hàng + Để lợp nhà. + Để ăn. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung kiến thức của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò HS. Tập làm văn Đ 23 Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. I. Mục đích, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên 1 buổi biểu diễn nghệ thuậtđã được xem( theo gợi ý trong SGK) 2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được 1 đoạn văn ngắn( từ 7- 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết gợi ý trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(4/) 2 HS đọc lại bài viết về người lao động trí óc. B. Bài mới:(31/) 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập và cá gợi ý. - GV nhắc Hs : Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý. - GV gọi 1 HS làm mẫu( trả lời nhanh theo các gợi ý) - HS luyện kể theo cặp - Vài HS kể trước lớp. - GV nhận xét lời kể của HS để cả lớp rút kinh nghiệm. Bài 2: - HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. - GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. - HS viết bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu nội dung chính của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh. Thể dục Đ 46 Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. I. Mục tiêu : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. Riêng em Giang chỉ cần biết cách nhảy. - Chơi trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầubiết cách chơi và chơi tương đối chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi. II. Địa điểm, phương tiện : Sân trường VS sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu(5') - Tập hợp báo cáo. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học. - Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập. - Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 2. Phần cơ bản (25') a, Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: - GV chia lớp thành từng tổ, tập tại nơi quy định. Phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần. - GV tổ chức thi nhảy giữa các tổ 1 lần, tổ nào được tổng cộng số lần nhiều nhất sẽ được khen. b, Chơi trò chơi“ Chuyển bóng tiếp sức”. - GV tập hợp HS thành 2 hàng có số người bằng nhau. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần. - GV cho HS chơi chính thức, GV làm trọng tài, đội nào nhanh nhất, ít phạm quy thì đội đó thắng. 3. Phần kết thúc(5/) - Đi thường theo nhịp và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Dặn dò HS. ********************************************************************** Phần kí duyệt của giám hiệu.

File đính kèm:

  • docldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (7).doc
Giáo án liên quan