I. MỤC TIÊU.
- Học sinh biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau).
- Vận dụng làm tính và giải toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HĐ1: Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút )
- HS làm bảng con : đặt tính và tính 1008 x 4 ; 1552 x 3
- Nêu cách thực hiện với mỗi phép tính.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Đỗ Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nghe, viết đúng , đẹp đoạn văn "Người sáng tác Quốc ca Việt Nam"
- Làm đúng bài tập phân biệt l / n. Đặt câu để phân biệt l / n.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (2á3')
- Viết bảng con : Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài (1á2')
b/ Hướng dẫn chính tả (8á10')
- Giáo viên đọc đoạn viết - học sinh đọc thầm
? Bài Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Giải nghĩa từ : Quốc hội, Quốc ca.
- Giáo viên hỏi : Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? Tên bài đặt trong dấu gì?
- Giáo viên lần lượt ghi bảng từ khó : tham gia, sáng tác, khởi nghĩa, nhanh chóng, cả nước.
- Học sinh lần lượt phân tích tiếng: gia, sáng, nghĩa, chóng, nước.
- Học sinh đọc từ đ Giáo viên xóa bảng.
- Giáo viên đọc tiếng khó đ Học sinh ghi bảng con.
c/ Viết chính tả : (13 á 15')
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Nhắc nhở tư thế ngồi.
- Giáo viên đọc đ học sinh viết bài.
d/ Hướng dẫn chấm chữa (3 á 5')
- Giáo viên đọc 2 lần đ Học sinh soát lỗi bút mực, bút chì.
- Học sinh chữa lỗi
e/ Hướng dẫn làm bài tập (3á5')
Bài 2a:
- Học sinh đọc yêu cầu : Điền l hay n vào chỗ trống.
- Học sinh làm vở
- Giáo viên chấm, chữa.
Bài 3a:
- Học sinh đọc yêu cầu : Đặt câu phân biệt
nồi - lồi ; no - lo
- Học sinh làm miệng
e/ Củng cố - Dặn dò (1 á 2')
- Nhận xét kết quả chấm.
- Về nhà chuẩn bị bài : "Đối đáp với vua"
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời
câu hỏi Như thế nào?
I. Mục đích - yêu cầu
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3 á5')
? Hãy tìm các từ ngữ chỉ trí thức.
? Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài (1á2')
b/ Hướng dẫn luyện tập (28 á 30')
Bài 1: (12á 14')
- Học sinh đọc đề
- Xác định yêu cầu:
+ Trong bài thơ những vật nào được nhân hóa.
+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào.
+ Em thích hình ảnh nào ? vì sao?
- Học sinh thảo luận cặp.
- Đại diện chữa bài
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : (6 á 8' )
- Học sinh đọc đề
- Xác định yêu cầu
- Trả lời câu hỏi
- Học sinh làm miệng
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3 (8á10')
- Học sinh đọc đề
- Xác định yêu cầu
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm
- Học sinh làm vở
- Giáo viên chấm, chữa.
3. Củng cố - Dặn dò : (3 á 5')
- Nhận xét kết quả chấm
- Về nhà ôn bài - Chuẩn bị tuần 24
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................
====================================================
Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013
Dạy bù vào chiều thứ 3
Thể dục
Bài 45: Ôn Trò chơi: "chuyền bóng tiếp sức"
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân, Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng.
- Chơi: "Chuyền bóng tiếp xúc". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm: Sân trường có kẻ vạch, còi, dây, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 5 - 6'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm quanh sân trường.
- Trò chơi "Kéo cưa lừa sẻ"
2. Phần cơ bản: 20 - 24'
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân hai chân
13-14'
- GV chia tổ tập luyện theo từng cặp, HS tập theo cặp thay nhau đếm số lượt.
- Thi nhảy giữa các tổ, tổ nào có bạn nhảy được lâu nhất được khen thưởng.
- GV tập hợp 4 hàng dọc, thực hiện động tác thả lỏng
* Chơi trò chơi:
9-10'
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi
Chuyền bóng tiếp sức
- HS chơi thử, GV ruút kinh nghiệm
- HS chơi chính thức, có thưởng phạt
3. Phần kết thúc: 5 - 6'
- Đi thường theo nhịp.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- GV giao bài về nhà: Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
_____________________
Toán
Tiết 115: Chia số có bốn chữ số cho số có một
chữ số.
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện và trình bày phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương )
- Vận dụng để giải toán hợp.
II. Các hoạt động dạy học.
1: HĐ1: Kiểm tra bài cũ ( 3-5 phút )
- HS làm bảng con : Đặt tính và tính 2487 : 2
- Nêu cách thực hiện.
=> GV nhận xét.
2: HĐ2: Dạy bài mới ( 15 phút )
* GV đưa phép chia 4218 : 6 HS đọc.
- HS đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng con ( GV kiểm tra việc đặt tính và trình bày phép chia của HS )
- HS nối tiếp nêu cách thực hiện.
+ Phép chia này thực hiện mấy lần chia ? Vì sao ?
* GV đưa tiếp phép chia 2407 : 4 HS đọc và thực hiện tương tự như trên.
+ Em có nhận xét gì về thương của hai phép chia ? ( thương của hai phép chia có chữ số 0 do ở lần chia thứ hai không đủ chia nên phải viết 0 vào thương )
- GV chốt cách thực hiện và lưu ý HS khi hạ chữ số ở số bị chia xuống để chia mà không đủ chia thì viết 0 vào thương và tiếp tục hạ chữ số tiếp theo nếu có để chia như bình thường.
- HS đọc thầm mục khung xanh SGK.
3: HĐ3: Luyện tập thực hành ( 17 phút )
* Làm bảng : Bài tập 1:
- KT: Đặt tính và thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, trình bày đúng phép chia viết. Nêu cách làm.
=> Chốt cách thực hiện .
* Làm vở: Bài tập 2
- KT: Giải và trình bày đúng lời giải bài toán hợp liên quan đến dạng bài tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ( GV hoặc HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ )
=> Chốt các bước giải bài toán và tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Làm VBT : Bài tập 3:
- KT: Phát hiện kết quả đúng ( sai ) bằng cách thực hiện phép chia và giải thích vì sao sai ?
=> GV lưu ý HS chú ý không để sai tượng tự như trên.
4: HĐ4: Củng cố ( 3 phút )
- GV chữa bài tập 2.
* Dự kiến sai lầm của HS
-Chia sai do quên viết chữ số 0 ở thương
* Hướng khắc phục:
Hướng dẫn học sinh cách đặt tính sao cho thẳng cột, tính cho đúng.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạỵ
Rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------
tập làm văn
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục đích - yêu cầu
- Kể lai một cách tự nhiên, rõ ràng một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
- Dựa vào những điều em vừa kể viết được một đoạn văn (từ 7 á 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về một số loại hình nghệ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (3 á 5')
- Học sinh kể lại một người lao động trí óc mà em biết.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài (1á2')
b/ Hướng dẫn làm bài tập (28 á 30')
Bài 1 (14 á 15')
- Học sinh đọc yêu cầu: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật em được xem.
- Học sinh quan sát tranh ảnh về các buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Học sinh đọc câu hỏi gợi ý SGK.
Giáo viên: Khi kể có thể dựa vào câu hỏi gợi ý để kể, cũng có thể kể những điều mình thích, mình nhớ và ấn tượng về buổi biểu diễn.
- Học sinh tập kể theo gợi ý.
- Lớp nhận xét bổ sung, giáo viên uốn nắn.
- Học sinh kể theo cặp.
- 5 á 7 học sinh kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa lỗi, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2 (14 á 15')
- Học sinh đọc yêu cầu: Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết một đoạn văn
(7 á 10) câu về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Học sinh viết bài
- Giáo viên gọi 3 á 5 em đọc trước lớp bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò (3 á 5')
- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài Tuần 24
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------
thủ công
Đan nong đôi
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan
II. Chuẩn bị
- Tranh quy trình
- Tấm đan nong mốt, nong đôi.
- Giấy màu, keo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 3 - 5'
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
2. Dạy học bài mới
a/ Giới thiệu bài
b/ Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
* HĐ1: HD quan sát và nhận xét ( 5-6’)
- GV đưa 2 tấm hình đan nong đôi, nong mốt
? Nhận xét kích thước, màu sắc, cách đan của các nan đan
- Kích thước bằng nhau, nổi bật nan đan
- Nhấc 2, đè 2 cách nhau 1 dọc cùng chiều
? ứng dụng đan nong đôi
- Làm rổ, rá
* HĐ2: Hướng dẫn mẫu( 14-15’)
Bước 1: Kẻ, cắt các nan
- Tương tự đan nong mốt, lưu ý màu sắc từng nan
- Đan nong đôi cần chuẩn bị những loại nan nào
- Cắt hình vuông cạnh 9 ô, cắt nan dọc đến ô thứ 8
- 7 nan ngang
- 4 nan nẹp
Bước 2: Đan nong đôi
- Đan nan 1: Nhấc nan 2, 3, 6 7 luồn nan ngang vào dồn khít
- Đan nan 2: Nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 dồn khít nan 1
- HS quan sát
- Đan nan 3: Như nan 1, nhấc nan 1, 4, 5, 8, 9
- Đan nan 5 như nan 1
- Đan nan 6 như nan 2
- Đan nan 7 như nan 3
- Dùng keo phết lên 4 nan nẹp đ dán.
? Quy trình đan nong đôi
? Quy tắc đan: Nhấc 2 đề 2, cách nhau 1 nan dọc cùng chiều
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
* HĐ3: HS thực hành ( 6’)
- GV quan sát, giúp đỡ
- 1 HS thực hành
- HS thực hành
3. Nhận xét - dặn dò
- Biểu dương bài làm tốt, đúng quy trình, màu sắc đẹp.
- Dặn dò HS mang giấy mầu học "Đan hoa chữ thập"
File đính kèm:
- TUAN 23.doc