Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai.

 - Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến,.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi 2 chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu trẻ em.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện Nhà ảo thuật theo lời của Xô - phi.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có âm vần dễ lẫn : l/n, ut/uc. II. Đồ dùng GV : ảnh Văn Cao, phiếu viết ND BT2, BT3 HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Viết tiếng bắt đầu bằng l/n. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe - viết a. HD HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lần. - Giải nghĩa từ Quốc hội, Quốc ca - Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa ? - Cho HS viết từ khó vào b/c b. GV đọc bài - T. đọc cho HS viết bài - GV theo dõi HS viết bài c. Chấm, chữa bài - GV chấm bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT chính tả *Bài tập 2 / 47 - Nêu yêu cầu BT2a - Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, chốt lời giải đúng *Bài tập 3 / 48 - Nêu yêu cầu BT3a - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. - Nhận xét - HS theo dõi SGK. - HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao - 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. - Chữ đầu câu và đầu mỗi dòng, tên riêng: Văn Cao - HS tập viết những chữ dễ viết sai + HS viết bài vào vở - HS tự sửa lỗi sai + Điền vào chỗ trống l / n - HS làm bài cá nhân - 1 em lên bảng làm - Các bạn nhận xét *Lời giải : Buổi trưa lim dim Nghìn con mắt lá Bóng cũng nằm im Trong vườn êm ả. + Đặt câu phân biệt 2 từ trong từng cặp. - 1 HS đọc 2 câu mẫu - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm VD: Nhà em có nồi cơm điện/ Mắt con cóc rất lồi. Chúng em đã ăn no./Mẹ đang rất lo lắng. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Đạo đức: Tôn trọng đám tang (T1) I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Tài liêu và phương tiện - Phiếu học tập, các tấm bìa đỏ, xanh, trắng - Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi ghép hoa - Truyện kể về chủ đề dạy học III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài? - Nhận xét đánh giá 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang *Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang & thể hiện 1 số cách cư xử cần thiết khi gặp đám tang. *Tiến hành: - GV kể chuyện ( sử dụng tranh) + Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang? + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích? + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao phải tôn trọng đám tang? * KL: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi *Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. *Tiến hành: - Phát phiếu học tập cho hs y/c hs làm bài tập. a, Chạy theo xem chỉ trỏ b, Nhường đường c, Cười đùa - KL: Các việc b, d, là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e, là những việc việc không nên làm. c, Hoạt động 3: Liên hệ *Mục tiêu: HS biết cách tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. *Tiến hành: - Gv nêu y/c liên hệ. - Gv mời 1 số hs trao đổi với các bạn trong lớp. - Gv nhận xét và khen những hs đã biết cách cư xử đúng khi gặp đám tang. 4. Củng cố dặn dò: - HS thực hành: Thực hiện tốt việc tôn trong đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Hát - HS nêu - HS theo dõi - Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng lại cho đám tang đi qua. - Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ. - Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang. - Phải dừng xe nhường đường, không chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang. - Đám tang là nghi lễ chôn cất người chết, là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ. - HS nhận phiếu ghi vào ô trống chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai: d, Ngả mũ, nón đ, Bóp còi xe xin đường e, Luồn lách, vượt lên trước. - Hs trình bày và giải thích vì sao hành vi đó đúng hoặc sai. - Hs tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân. - 1 số hs trao đổi việc ứng xử của mình khi gặp đám tang. Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2009 Thể dục - Toán - TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009 Toán: Tiết 115 Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số( T3) A- Mục tiêu - HS biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số O ở thương - Rèn luyện kĩ năng giải toán có 2 phép tính. B- Đồ dùng Bảng phụ- phiếu HT C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: đặt tính rồi tính 9436 : 3 ; 1272 : 5 - Nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới: a) HĐ1: HD thực hiện phép chia 4218 : 6 - ghi bảng phép chia 4218 : 6 - Gọi 1 HS đặt tính và thực hiện tính trên bảng. - Nhận xét, nếu HS làm sai thì HD từng bớc nh SGK. - Tơng tự HD phép chia 2407 : 4 b) HĐ 2: Thực hành * Bài 1: -BT yêu cầu gì? - Gọi 3 HS làm trên bảng - Chữa bài, cho điểm. * Bài 2: - Đọc đề? - Có bao nhiêu mét đường? - Đã sửa bao nhiêu? - Muốn tìm quãng đường còn phải sửa tiếp ta làm ntn? - Ta cần tìm gì trước? - Gọi 1 HS giải trên bảng - Chấm bài, nhận xét. *Bài 3:- Đọc đề? - Muốn biết phép tính nào đúng hay sai ta cần làm gì? - Nhận xét, chữa bài. 4/ Củng cố, dặn dò: - Tổng kết giờ học - Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát - 2 HS làm trên bảng - Nhận xét - Đặt tính và thực hiện ra nháp. 4218 6 2407 4 01 00 18 703 07 601 0 3 - Thực hiện phép chia - Lớp làm phiếu HT 3224 4 1516 3 2819 7 02 806 01 505 01 402 24 16 19 0 1 5 - 1215 mét - 1/3 quãng đường đó - Lấy độ dài quãng đường trừ quãng đường đã sửa - Tìm quãng đường đã sửa. - Lớp làm vở Bài giải Quãng đường đã sửa là: 1215 : 3 = 405(m) Đội công nhân còn phải sửa quãng đường là: 1215 - 405 = 810(m) Đáp số: 810 mét. - Ta thực hiện phép chia sau đó đối chiếu với phép chia. - KQ: a) Đúng; b) Sai; c) Sai Tập làm văn Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. - Rèn kĩ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể, viết được 1 đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết gợi ý cho bài kể, tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài viết về người lao động trí óc. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 / 48 - Nêu yêu cầu BT. - T. viết gợi ý lên bảng ( Như SGK - T48) - GV nhận xét, bổ sung *Bài tập 2 / 48 - Nêu yêu cầu BT - GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu - GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV chấm 1 số bài - 2 HS đọc bài - Nhận xét + Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. - HS đọc lại - Dựa vào gợi ý 1 HS làm mẫu VD: Kể lại 1 buổi xem xiếc Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. Em cùng bố mẹ và em trai đi xem. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục: đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp....... - 1 vài HS kể trước lớp + Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về 1 buổi diễn nghệ thuật mà em được xem. - HS viết bài. - 1 số HS đọc bài C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội Khả năng kì diệu của lá cây I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nêu chức năng của lá cây. - Kể ra những ích lợi của lá cây. II- Đồ dùng dạy học: Thầy:- Hình vẽ SGK trang 88, 89. Giấy khổ Ao và băng keo. Trò: - Sưu tầm các loại lácây khác nhau. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: -Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây? 3.Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp *Mục tiêu: Biết chức năng của lá cây *Cách tiến hành: - Yêu cầu: QS hình trang 88, tự đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD: - Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? - Quá trình quang hợp xẩy ra trong điều kiện nào ? - Trong qua trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? - Ngoài chức năng quang hợp cây còn có chức năng gì ? - Cho đại diện các nhóm báo cáo *KL: Lá cây có 3 chức năng - Quang hợp - Hô hấp - Thoát hơi nước Hoạt động 2: Thảo luận nhóm *Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của lá cây *Cách tiến hành: - T. chia nhóm - Phát giấy - Giao việc: Dựa vào thực tế và QS hình trang 89 SGK nói về ích lợi của lá cây? *KL: Lá cây có ích lợi: Để ăn, làm thuốc, gói bánh, làm nón, lợp nhà,...... 4- Củng cố - Dặn dò: - Nêu chức năng & ích lợi của lá cây? - Về học bài. - Hát - Vài HS nêu - HS quan sát hình T 88 - 1 HS đặt câu hỏi , 1 HS trả lời theo nhóm 2. - Đại diện báo cáo KQ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm báo cáo - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS nêu Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 23 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh - Truy bài và tự quản tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng : Linh, Huyền, Lê Hà, Hồng. - Chịu khó giơ tay phát biểu : Tuấn, Hạnh, Dương - Có nhiều tiến bộ về đọc : Quyền, Nam 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng :Hiếu, Sơn - Chữ viết chưa đẹp : Thảo, Sơn - Sai nhiều lỗi chính tả : Thu 3. HS bổ sung về ưu điểm và nhược điểm 4. Vui văn nghệ 5. Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Một số bạn về nhà cần rèn thêm về chữ viết.

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan