Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Đặng Thị Thu Thanh

* Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý đọc đúng tên nước ngoài : Ê - đi - xơn, các từ ngữ : nổi tiếng, khắp nơi.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới ( nhà bác học, cười móm mém )

 - Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

* Kể chuyện

 - Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

 - Rèn kĩ năng nghe.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Đặng Thị Thu Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nhóm lên trình bày. *Lời giải : - Tiếng bắt đầu bằng r : reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, ra lệnh, .... - Tiếng bắt đầu bằng d : dạy học, dỗ dành, dấy binh, dạo chơi, sử dụng, dang tay, .... - Tiếng bắt đầu bằng gi : gieo hạt, giao việc, giáo dục, giả danh, gióng giả,.... C. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà ôn bài. Đạo đức: Giao tiếp với khách nước ngoài (Tiết 2) I.Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu: - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục....) 2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài. 3. HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II.Tài liệu và phương tiện - Vở bài tập đạo đức 3 - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Khi gặp khách nước ngoài chúng ta cần có thái độ ntn? 3. Bài mới a. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế *Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài. * Tiến hành: - Y/c từng cặp hs trao đổi với nhau - Em hãy kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, ti vi, đài báo) - Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - GVKL: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là 1 việc làm tốt chúng ta nên làm. b. Hoạt động 2: Đánh giá vi *Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài *Tiến hành: - Gv chia nhóm và y/c các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong các trường hợp. - Gv theo dõi, giúp đỡ hs thảo luận. - GVKL: + Tình huống a: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của khách nước ngoài. +Tình huống b: Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua thì thôi, không nên bám theo, làm cho họ khó chịu..... - Tình huống c: Giúp đỡ khách là tỏ lòng mến khách. c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai. *Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể *Tiến hành: - Gv chia thành các nhóm y/c thảo luận và cách ứng xử cần thiết trong tình huống. - GVKL: Hát - Chào hỏi, cười nói thân thiện chỉ đường nếu học nhờ giúp đỡ. - Từng cặp hs trao đổi với nhau. - Một số hs trình bày trước lớp. - Các hs khác bổ sung. - Hs thảo nhóm, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp: a. BạnVi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện b. Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối. c. Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. - Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp nhận xét, bổ sung. họ (vui đầu hoặc quay đầu nhìn đi chỗ khác) - Hs thảo luận nhóm các tình huống sau: a, Có vị khách nước ngoài đến thăm trường và hỏi em về tình hình học tập. b. Em nhìn thấy 1 số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. - Thảo luận sắm vai. Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi bổ sung. a, Cần chào đón khách niềm nở b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp. - Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước con người VN. 4.Củng cố, dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009 Thể dục - Toán - TNXH: Đ/c Liên dạy Tiếng Anh: Đ/c Hằng dạy Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009 Toán Tiết 110 : Luyện tập A- Mục tiêu - Rèn kĩ năng nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số(có nhớ 1 lần). - Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có 2 phép tính. B- Đồ dùng GV : Bảng phụ- phiếu HT HS : SGK. C- Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Tổ chức: 2/ Kiểm tra: Chữa bài tập 3 (113) 3/ Bài mới * Bài 1(114):- Đọc đề? - Làm thế nào để chuyển thành phép nhân? - Gọi HS làm trên bảng - Chữa bài, nhận xét * Bài 2: Số? - Muốn điền số vào cột 1 ta làm ntn? - Số cần điền ở cột 2, 3, 4 là thành phần nào của phép tính? - Nêu cách tìm SBC? - Gọi 1 HS làm trên bảng - Chữa bài, nhận xét. * Bài 3: Đọc đề? - BT cho biết gì? hỏi gì? - Muốn tìm số dầu còn lại ta làm ntn? - Làm thế nào tìm được số dầu ở hai thùng? - Gọi 1 HS giải trên bảng - Chấm bài, nhận xét. * Bài 4: - Đọc đề? - Thêm 1 số đơn vị ta thực hiện phép tính gì? - Gấp1 số lần ta thực hiện phép tính gì? - Gọi 2 HS làm trên bảng - Chữa bài, nhận xét 4/ Củng cố, dặn dò: - Đánh giá giờ học - Dặn dò: Ôn lại bài - Hát - HS chữa trên bảng - Viết thành phép nhân - Đếm số các số hạng bằng nhau của tổng rồi chuyển thành phép nhân - Lớp làm phiếu HT 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028 - Điền số - Lấy SBC chia cho số chia - Tìm SBC. - Lấy thương nhân với số chia - Lớp làm phiếu HT Số bị chia 423 423 9604 5355 Số chia 3 3 4 5 Thương 141 141 2401 1071 - HS nêu - Lấy số dầu cả hai thùng trừ số dầu đã bán. - Lấy số dầu 1 thùng nhân 2 - Lớp làm vở Bài giải Số dầu ở hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 ( l ) Số dầu còn lại là: 2050 - 1350 = 700 ( l ) Đáp số: 700 lít dầu. - Đọc y/c - Phép cộng - Phép nhân - Lớp làm phiếu HT Số đã cho 113 1015 1107 1009 Thêm 6 đơn vị 119 1021 1113 1015 Gấp 6 lần 678 6090 6642 6054 Tập làm văn Nói, viết về người lao động trí óc I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : kể được 1 vài điều về một vài người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người đó ). - Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ về 1 số tri thức, bảng viết gợi ý về 1 người lao động trí óc. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại chuyện : Nâng niu từng hạt giống. - T. nhận xét, cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 / 38 - Kể tên 1 số nghề lao động trí óc mà em biết ? - T. nhắc HS các em có thể kể về 1 người thân trong gia đình( ông, bà, cha mẹ, anh chị,....); 1 người hàng xóm; hoặc 1 người mà em biết qua đọc truyện, sách, báo, xem phim,..... - GV và cả lớp nhận xét. * Bài tập 2 / 38 - Nêu yêu cầu BT. - GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài. - GV chấm 1 số bài. - Nhận xét bài viết của HS. - 2 HS kể lại chuyện + Kể về 1 người lao động trí óc mà em biết. - Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, nhà thông thái,... ..... - 1, 2 HS nói về người lao động trí óc mà em biết *VD: - Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? ở đâu ? Quan hệ với em ntn? - Công việc hàng ngày của người ấy là gì? - Người đó flàm việc ntn? - Công việc ấy quan trọng ntn với mọi người? - Em có thích làm công việc như người ấy không ? - Từng cặp HS tập kể trong nhóm. - 4, 5 HS thi kể trước lớp. + Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu. - HS viết bài vào vở. - 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Âm nhạc: Đ/c Điệp dạy Tự nhiên xã hội: Rễ cây (Tiết 2) I-Mục tiêu + Sau bài học , học sinh biết: - Nêu được chức năng của rễ cây. - Kể ra được ích lợi của 1 số rễ cây. II- Đồ dùng dạy học GV : Hình trong sách trang 84, 85. HS : SGK. III- Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. 1-Tổ chức 2-Kiểm tra: - Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ ? 3-Bài mới: Hoạt động1: Làm việc theo nhóm *Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây. *Cách tiến hành: - Cho HS quan sát hình trang 82 SGK và trả lời câu hỏi: - Nói lại việc bạn đã làm? - Giải thích vì sao không có rễ cây , cây không sống được? - Rễ có chức năng gì ? - Các nhóm báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung. *Kết luận: Rễ cây đâm xuống đất dể hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. * Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của 1 số rễ cây. * Cách tiến hành: - Cho HS làm việc theo cặp - Chỉ ra rễ cây dùng để làm gì ? - Con người dùng 1 số loại rễ cây để làm gì? * Kết luận: Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường... 4.Hoạt động nối tiếp: - Nêu chức năng của rễ cây? - Kể ra ích lợi của 1 số rễ cây? - Nhắc nhở h/s công việc về nhà - Hát - Học sinh nêu - Nhận xét, bổ sung. - HS quan sát SGK, thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét, bổ sung - HS quan sát SGK - Thảo luận theo cặp - Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét, bổ sung - HS nêu. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 22 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt. - Giáo dục HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động. - Vui văn nghệ chủ đề chú bộ đội. II. Nội dung sinh hoạt 1. GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh trường , lớp sạch sẽ - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Trong lớp chú ý nghe giảng : Lê Hà, Hồng, Tuấn, Hạnh, .... - Chịu khó giơ tay phát biểu : Phong, Phương, Uyên, Trang..... - Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Hạnh, Trang, Thu 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Sơn, Thảo, Khánh, Hiếu, - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi chính tả : Hiếu, Phương, Tài, Anh - Cần rèn thêm về đọc : Nam, Quyền, Hiếu - Thiếu khăn bông bay: Thảo, Linh 3. Cho HS nhận xét, bổ sung 4. Vui văn nghệ: Múa hát, đọc thơ, kể về những tấm gương anh bộ đội cụ Hồ..... 5. Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì mọi nền nếp tốt - Phát huy những ưu điểm - Khắc phục mọi tồn tại để tuần sau làm tốt hơn. - Nhắc HS thu nộp các loại quỹ. - Tiếp tục chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. - Chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong tuần tới.

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc
Giáo án liên quan