Giáo án Lớp 3 Tuần 21 Trường Tiểu học xã Chàng Sơn

 - Luyện đọc đúng các từ: tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, .

- Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu chấm câu giữa các cụm từ

- Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện.(HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn truyện)

-GDHS tinh thần tinh thần học tập, sáng tạo.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 Trường Tiểu học xã Chàng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................ Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013 Toán Tiết 105: THÁNG - NĂM A/ Mục tiêu Biết các đơn vị đo thời gian : tháng , năm biết được một năm có 12 tháng . Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng . Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ,…) - GDHS yêu thích học toán B/ Đồ dùng dạy học: - Một tờ lịch năm 2005. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng làm BT2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636 8493 - 3667 - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng . - Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu. + Một năm có bao nhiêu tháng ? + Đó là những tháng nào ? - Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng . - Mời hai học sinh đọc lại. * Giới thiệu số ngày trong một tháng . + Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? + Tháng 2 có mấy ngày ? - Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. - Lần lượt hỏi học sinh trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng. - Cho HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. c/ Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2009 và TLCH. - Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3) Củng cố - Dặn dò: - Những tháng nào có 30 ngày ? - Những tháng nào có 31 ngày ? - Tháng hai có bao nhiêu ngày ? - Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch. - Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài: - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời: + Một năm có 12 tháng + §ó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12. - Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng. + Tháng một có 31 ngày. + Tháng hai có 28 ngày. - HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh) - Một em nêu yêu cầu bài. - Cả lớp tự làm bài. - 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung. - Một em đọc đề bài . - Cả lớp quan sát lịch và làm bài. - 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung: - Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày. - Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 12 có 31 ngày. - Tháng hai có 28 hoặc 29 ngày. - Lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Tập làm văn Tiết 21: NÓI VỀ TRÍ THỨC NGHE - KỂ:NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG A/ Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Quan sát tranh nói đúng về những trí thức được nói trong tranh và công việc họ đang làm. Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin. - Rèn kĩ năng nghe: Nghe - kể câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống “. Nhớ nội dung kể lại đúng tự nhiên câu chuyện. - GDHS yêu thích học tiếng việt. B/ Đồ dùng dạy học: C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : b/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Mời HS làm mẫu. - Yêu cầu lớp quan sát tranh theo nhóm và nói rõ những người trí thức trong tranh vẽ là ai ? Họ đang làm gì ? - Yêu cầu đại diện các nhóm thi trình bày trước lớp. - Nhận xét chấm điểm. Bài tập 2: - Gọi HS đọc bài tập và gợi ý . - Yêu cầu HS quan sát ảnh ông Lương Định Của trong SGK. - Giáo viên kể chuyện lần 1: + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ? + Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa? - Giáo viên kể lại lần 2 và lần 3. - Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp - Mời HS thi kể trước lớp. - Giáo viên lắng nghe bình chọn học sinh kể hay nhất. + Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ? 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Hai em đọc yêu cầu bài tập. - 1HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1). - Lớp quan sát các bức tranh trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm 4 em. - Đại diện các nhóm thi trình bày nội dung từng bức tranh trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất. - Một học sinh nêu nội dung yêu cầu - Quan sát tranh vẽ hình ông Lương Định Của và lắng nghe giáo viên kể chuyện để trả lời các câu hỏi : + Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý . + Vì lúc ấy trời đang rét nếu đem gieo hạt nảy mầm sẽ bị chết rét. + Ông chia 10 hạt ra hai phần. 5 hạt đem gieo trong phòng TN, còn 5 hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. - Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện. - 1 số em thi kể trước lớp. - Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất. + Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt giống. - Hai em nhắc lại nội dung bài học. - Lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Tự nhiên xã hội Tiết 42: THÂN CÂY ( Tiếp theo ) A/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Nêu được chức năng của thân đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người. - GDHS trồng và chăm sóc cây xanh B/ Đồ dùng dạy học: C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo. - Kế tên 1 số cay có thân gỗ, thân thảo. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 sách giáo khoa. + Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa ? + Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì ? + Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác ? - KL: Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. * Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. + Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật ? + Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà , đóng tàu , bàn ghế ? + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn ? - Mời một số em đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. - KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật. - Yêu cầu HS nhắc lại KL. c) Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét - Xem trước bài mới . - 2HS trả lời về nội dung bài học. - Lớp quan sát và TLCH: - Khi ta dùng dao hoặc vật cứng làm thân cây cao su bị trầy xước ta thấy một chất lỏng màu trắng chảy từ trong thân cây ra điều đó cho thấy trong thân cây có nhựa. -HS quan s¸t tr¶ lêi - Thân cây còn nâng đỡ cành, mang lá, hoa, quả … - Các nhóm trao đổi thảo luận. - Lần lượt nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét đánh giá - Hai em nhắc lại nội dung bài học . - Một vài học sinh nhắc lại. - Lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Thủ công ĐAN NONG MỐT A/ Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong mốt.Kẻ, cắt được các nan đan tương đối đều Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật,dồn được nan đan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan - GDHS Yêu thích các sản phẩm đan lát . B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đan nong mốt . Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán . C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu. - Đan nong mốt được ứng dụng làm những đồ dùng gì trong gia đình ? - Những đồ vật đó được làm bằng vật liệu gì ? * Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Treo tranh quy trình và hướng dẫn. Bước 1 : Kẻ cắt các nan . - Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ đến hết ô thứ 8. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan để làm nẹp: rộng 1 ô, dài 9 ô. Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy bìa. - Hướng dẫn đan lần lượt từ nan ngang thứ nhất , nan ngang thứ hai, cho đến hết: Cách đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nan, 2 nan liền nhau đan so le. Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm nan. - Hướng dẫn bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại rồi dán vào tấm đan để không bị tuột. + Gọi HS nhắc lại cách đan. - Cho HS cắt các nan đan và tập đan nong mốt. - Theo dõi giúp đỡ các em. 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu nhắc lại các bước kẻ, cắt và đan nong mốt. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài , xem trước bài mới . - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Cả lớp quan sát vật mẫu. - Nêu các vật ứng dụng như : đan rổ , rá , làn , giỏ ... - Hầu hết các vật liệu này là mây, tre, nứa lá dừa … - Lớp theo dõi GV hướng dẫn. - 2 em nhắc lại cách đan. - Cả lớp thực hành cắt các nan và tập đan. - Nêu các bước kẻ, cắt, đan nong mốt. - Lắng nghe. ........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA Moi.doc
Giáo án liên quan