Giáo án lớp 3 Tuần 21 - Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường Tiểu Học Gio Quang

 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, nhàn rỗi,

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, )

-Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc, và dạy lại cho dân.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 21 - Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường Tiểu Học Gio Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” I . MỤC TIÊU Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. Chơi trò chơi “lò cò tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động II . ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN 1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn. 2) Phương tiện :còi, kẻ vạch cho trò chơi, bàn. III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP . 1.Phần mở đầu : -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài giờ học -Đứng thành vòng tròn xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông . Chơi trò chơi “Có chúng em” 2.Phần cơ bản - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân - GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa dđộng tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng *Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức ”. - GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơivà luật lệ chơi - GV cho một số HS chơi thử . Sau đó cho các em chơi chính thức. - HS tham gia chơi chủ động đúng luật GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 ) 3.Phần kết thúc : -Đứng tại chỗ thả lỏng sau đó vỗ tay và hát . -GV hệ thống bài Dăn dò :về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. -GV hô “giải tán”, HS hô: “khoẻ”. ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ SINH HOẠT LỚP Nội dung : Tháng chủ điểm “ Mừng Đảng Mừng Xuân” 1 . Lớp trưởng :Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần về các mặt 2 . Giáo viên : Nhận xét ,tuyên dương, khuyến khích và nhắc nhở . 3 .Kế hoạch tuần tới : Thực hiện LBG tuần 22 -Thi đua học tốât, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp. - Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt * Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng,đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học. ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ Đạo đức Thứ ba Thứ tư TẬP ĐỌC NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC I. MỤC TIÊU: 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc đúng các từ ngữ : nấm pê-ni-xi-lin , hoành hành, tận tuỵ, … Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục và thương tiếc bác sĩ Đặng Văn Ngữ. 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài ( trí thức, nấm pê-ni-xi-lin , khổ công nghiên cứu). Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ – một trí thức yêu nước đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa kọc và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to) III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định 2 . Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét – Ghi điểm 3 .Bài mới : Giới thiệu bài: Bài đọc người yêu nước sẽ cho các em biết đến một trí thức nổi tiếng ở nước ta – bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ là một thầy thuốc giỏi, yêu nước, đã có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp vá chống Mĩ . Hiện nay, ở thủ đô Hà Nội, có một đường phố mang tên Đặng Văn Ngữ. - Ghi tựa Hoạt động 1:Luyện đọc a.GV đọc mẫu bài : giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. b . Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : -Đọc từng câu: - Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghìa từ : GV chốt kết luận bài văn có thể chia thành 4 đoạn . + GV nhắc nhở HS đọc ới giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng bác sĩ Đặng Văn Ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu. + Giúp các em hiểu một số từ ngữ chưa hiểu -Đọc từng đoạn trong nhóm . GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng . Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài + Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước cuả bác sĩ Đặng Văn Ngữ ? GV : Chỉ có người có lòng yêu nước thiết tha mới bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, trở về hết lòng phục vụ đất nước đang có chiến tranh ; mới bỏ hậu phương xin vào chiến trường đấy khó khăn, nguy hiểm. + Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm ? + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến ? + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hi sinh trong hoàn cảnh nào ? + Em hiểu điều gì qua câu chuyện này ? GV tổng kết bài Hoạt động 3:Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm đoạn văn : Năm 1967… của chúng ta. - GV và lớp nhận xét . Củng cố - Dặn dò : GV hỏi lại bài - GV nhận xét tiết học . - 3 HS đọc bài Bàn tay cô giao và trả lời các câu hỏi. - 3 HS nhắc lại Lớp lắng nghe - 2 HS đọc nấm pê-ni-xi-lin - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc từûng câu (2 lượt) - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài - HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong nhóm . - 2 HS thi đọc cả bài - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài . -1 HS đọc cả bài. Cả lớp thầm … HS trao đổi phát biểu + Vì yêu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã rời Nhật Bản- một nước có điều kiện sống tốt hơn, để trở về nước tham gia kháng chiến. + Vì yêu nước nên cả khi đã gần 60 tuổi , có thể ở lại miền Bắc là hậu phương an toàn hơn, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ . - 1 HS đọc thønh tiếng cả bài . … ông thử tiêm trên chính cơ thể mình những liều thuốc đàầu tiên. - 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm. …Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã gây được một va li nấm pê-ni-xi-lin. Nhờ va nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa bệnh cho thương binh. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ông ra mặt trận, chế được thuốc sốt rét. Thuốc sả xuất ra đã có hiệu quả cao. … ông đã hi sinh trong một trận bom của kẻ thù. HS trao đổi nhóm đôi + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất yêu nước, rất tận tuỵ với công việc chưa trị cho thương binh. + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm, đã tiêm thuốc thử trên cơ thể mình. + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ. + Em rất cảm phục, kính trọng bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Nhân dân không bao giờ quên những người hết lòng vì nước vì dân như bác sĩ Đặng Văn Ngữ. 2 HS đọc thi đoạn văn 2 HS đọc cả bài - Lớp theo dõi nhận xét – bình chon cá nhân đọc hay nhất. THỦ CÔNG Bài 13 : ĐAN NONG MÓT (T2) I .MỤC TIÊU : HS biết cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. Yêu thích sản phẩm đan nan. . II . CHUẨN BỊ Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc vá nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp nội dung bài, ghi tựa. Hướng dẫn thực hành -GV yêu cầu một số HS nhắc lại qui trình đan nong mốt. GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt : - GV tổ chức cho HS thực hành. - GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. GV chọn tấm đan đẹp và khen ngợi HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật. * Nhận xét – Dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT - Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong đôi“ 1 HS nêu miệng lại quy trình + Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2 : đan nong mốt bằng giấy bìa (Theo cách đan nhấc một nan, đè một nan ; đan xong mỗi nan cần dồn cho khít) + Bước 3 : dán nẹp xung quanh tấm đan. - HS đan nong mốt bằng bìa HS quan sát trả lời câu hỏi Thứ sáu MĨ THUẬT TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG I.Mục tiêu HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc HS có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp. HS yêu thích giờ học Tập nặn. II.Đồ dùng dạy học Aûnh các tác phẩm điêu khắc của Việt Nam và thế giới. Một vài pho tượng thạch cao loại nhỏ. III.Các hoạt động lên lớp Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài: GV giới thiệu ảnh hoặc tượng và gợi ý HS quan sát, nhận biết: +Tượng có nhiều trong đời sống xã hội(ở chùa, bảo tàng,…) +Tượng làm đẹp thêm cuộc sống; +Tượng khác với tranh:Tượng được tạc, đắp, đúc,… bằng đất, đá, thạch cao, xi măng,… có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tượng thường chỉ có một màu. Hoạt động 1:Tìm hiểu về tượng -GV hướng dẫn HS ảnh về tượng có trong vở tập vẽ và nêu tóm tắt:ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ thấy một mặt như tranh; các pho tượng này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. -Ỵêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi gợi ý: +Hãy kể tên các pho tượng +Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ? +Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng…. Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá GV nhận xét tiết học. Động viên, khen ngợi HS phát biểu ý kiến Dặn dò Quan sát các pho tượng thường gặp. Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí. HS quan sát, nêu nhận xét. HS kể một số tượng mà các em quan sát được. HS quan sát và trao đổi theo gợi ý của GV

File đính kèm:

  • docgiaoanlop3dhgsaukhfwioe (18).doc
Giáo án liên quan