Giáo án Lớp 3 Tuần 21 Năm học: 2005 - 2006

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn ; đốn củi, vỏ trứng, triều đình, mĩm cười, nhàn rỗi

 2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:

 -Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: Đi sứ, lọng, bức tường, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.

 -Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ , nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 21 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81 sách giáo khoa . Dựa vào những hiểu biết thực tế học sinh K,G nói về ích lợi của những thân cây đối với đời sống con người và động vật dựa vào các gợi ý sau: + Kể tên một số cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật. + Kể tên một số cây cho gỗ để làm nhà, đónh tàu thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ…. + Kể tên một số thân cây cho nhựa. -Học sinh (TB,Y) nêu lại. Bước 2:Làm việc cả lớp. -Trình bày kết quả thảo luận bằng cách cho học sinh chơi đố nhau. Đại diệ các nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ một bạn nhóm khác nói thân cay đó được sử dụng và việc gì. Học sinh trả lời được lại đặt ra một câu hỏi khác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn nhóm khác trả lời. Kết luận: Thân cây được làm thức ăn cho người hoặc động vật, để làm nhà, đóng đồ dùng… Tiết3 Thủ công đan nong mốt I-Mục tiêu - Học sinh biết cách đan nong mốt. - Đan được nong mốt đúng quy trình kỹ thhuật. Yêu thích sản phẩm đan nan. II-Đồ dùng,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nan dọc và nan ngâng khác mầu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt, Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu hoặc giấy thủ công, bút chì, thước kẻ,kéo, hồ dán… 2.Phương pháp : Quan sát , luyện tập, thực hành… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt, cá nhân. III-Các họat động dạy học chủ yếu 1Tiết Họat động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. - Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (H1) và hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. - Giáo viên liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, đan rổ, rá… - Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như: mây, tre giang, nứa, lá dừa… Giáo viên nêu: Trong thực tế người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa… làmđồ dùng trong gia đình. Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong mốt bằng giấy., với cách đan đơn giản nhất. Họat động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Kẻ, cắt nan - Cắt nan dọc: Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các dòng kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 như hình vẽ. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước một ô, dài 9 ô. Cắt nan khác màu với nan dọc. Bước 2:Đan nong mốt bằng giấy . - Cách đan nong mốt là nhấc một nan đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa 2 hai hàng nan liền kề. + Đan nan ngang thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: Nhấc nan 1, 3, 5, 5, 7, 9 và luồn nan ngang thứ hai vào.Đồn khít nan thứ hai với nan thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: giống như đan nan ngang thứ nhất. + Đan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ hai. Cứ đan như vậy cho đến nan ngang thứ 7. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan: Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho nan trong tấm đan không bị tuột. - Học sinh ( K,G) nhắc lại cách đan nông mốt và nhận xét. Học sinh (TB,Y) nêu lại. Giáo viên tổ chức cho học sinh cắt các nan bằng giấy. Tiết 4 Toán Luyện tập chung A-Mục tiêu Giúp học sinh : - Củng cố về cộng, trừ ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 10000. - Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. B-Đồ dùng dạy học phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập., 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. C-Các hoạt động dạy học chủ yếu. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Bài 1: Cho học sinh nêu kết quả tính nhẩm. Khi chữa bài( Học sinh K,G nêu trước, nêu cách nhẩm; học sinh TB,Y nêu lại). Bài 2:Học sinh đặt tính rồi tính.Khi chữa bài, giáo viên nêu yêu cầu học sinh K,G nêu cách tính, học sinh TB,Y nhắc lại. Bài 3: Cho học sinh K,G tự tóm tắt rồi giải bài toán ; giáo viên giúp học sinh TB,Y thực hiện . Bài 4: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Bài 5: Hướng dẫn học sinh xếp hình như sau: - Học sinh K,G nêu, giáo viên cả lớp nhận xét. 3.Củng cố dặn dò. Thứ sáu ngày….tháng… năm 200…. Tiết 1 Tập làm văn Nói về trí thức. Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống I-Mục đích yêu câu Rèn kỹ năng nói: 1.Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. 2. Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung , kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện. II-Đồ dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa ; mấy hạt thóc hoặc một bông lúa. Bảng lớp viết 3 câu hỏi (trong sách giáo khoa) gợi ý học sinh kể chuyện Nâng niu từng hạt giống. 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập.,phương pháp giao tiếp… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các họat động dạy học A-Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc báo cáo về họat động của tổ trong tháng vừa qua; giáo viên nhận xét cho điểm. B-Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: -Giáo viên nêu yêu câu MĐ của tiết học. 2.Hướng dẫn làm bài tập. a) Bài tập 1: -Học sinh K,G đọc yêu câu của bài . - Một học sinh K,G làm mẫu ( nói nội dung tranh 1) Ví dụ: Người trí thức trong tranh 1 là bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sí xem nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của em. - Học sinh quan sát 4 tranh trao đổi ý kiến theo bàn, nhóm. - Đại diện các nhóm thi trình bày. - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu : Nói đúng nghề của các tri thức trong tranh; nói chính xác họ đang làm gì; nói thành câu khá tỉ mỉ bằng một vài câu. b) Bài tập 2: -Học sinh(K)đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. Quan sát ảnh của ông Lương Định Của tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa . - Giáo viên kể 2,3 lần ( giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự nâng niu của ông Lương Định Của với từng hạt giống). Học sinh chăm chú nghe kể. - Giáo viên kể xong một lượt hỏi học sinh : + Viện nghiên cứu nhận được quà gì?( Mười hạt giống quý) + Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống? (Vì lúc ấy trời rét..) + Ông Lương Định Của đã làm gì để bào vệ hạt giống? (Ông chia mười hạt thóc giống thành hai phần….làm cho thóc nảy mầm) - Giáo viên kể lần 2. - Học sinh tập kể. + Học sinh (K,G) tập kể theo nội dung câu chuyện, tiếp theo đến học sinh (TB,Y) kể trước lớp. - Cuối cùng giáo viên hỏi: Câu cuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? Học sinh (K,G) trả lời: (Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống, ông đã nâng niu từng hạt giống, ủ chhúng trong người, bảovệ chúng, cưu chúng khỏi chết vì giá rét) - Cả lớp và giáo viên bình chon những học sinh kể hay nhất. 3.Củng cố dăn dò: - Một, hai học sinh (K,G) nói về nghề lao động trí óc mà em biết qua giờ học. - Giáo viên dặn học sinh đọc trước sách, báo về nhà bác học Ê-đi-xơn để chuẩn bị cho tiết tập đọc sau. Tiết2 Âm nhạc học hát:bài cùng múa hát dưới trăng I-Mục tiêu -Học sinh biết bài Cùng múa hát dưới trăng là bài hát nhịp 3/4, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa. - Hát đúng giai điệu lời ca, biết thể hiện các tiếng có luyến. - Giáo dục tình bạn bè thân ái. II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : Chép lời ca vào bảng phụ, đánh dấu những tiếng có luyến .Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát. 2.Phương pháp :Thực hành,.làm mẫu 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các hoạt động dạy học chủ yếu Họat động 1: Dạy hát bài Cùng múa hát dưới trăng. -Giáo viên hát mẫu. -Đọc lời ca. -Dạy hát từng câu (chú ý nhấn vào phách 1 của nhịp 3/4). -Luyện tập luân phiên theo nhóm. Họat động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Học sinh đứng hát đung đưa theo nhịp 3/4. Mặt trăng tròn nhô lên Toả sáng xanh khu rừng…. - Học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp phách. Họat động 3: Trò chơi vỗ tay đệm theo nhịp 3/4. - 2 học sinh ngồi đối diện nhau, phách 1 từng em vỗ tay, phách 2,3 các em lần lượt vỗ vào lòng ban tay của nhau. Cứ tiếp tục và đếm 1- 2 - 3 vừa chơi vừa hướng dẫn , cần làm thật đều đặn, nhịp nhàng và đổi tay. Khi học sinh đẫ thực hiện thành thạo sẽ kết hợp vừa hát vừa chơi. IV- Củng cố dặn dò. Tiết3 Toán Thánh - năm I-Mục tiêu Giúp học sinh: - Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng. - Biết tên các tháng trong một năm. - Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm) II-Đồ dùng dạy học ,phương pháp - hình thức tổ chức dạy học : 1.Đồ dùng dạy học : tờ lịch năm 2007 2.Phương pháp : Đàm thoai gợi mở, luyện tập… 3.Hình thức tổ chức dạy học : Nhóm, đồng loạt. III-Các họat động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong tháng. a) Giới thiệu tên các tháng trong năm. - Giáo viên treo tờ lịch năm 2007 lên bảng giới thiệu: " Đây là tờ lịch năm 2007. Lịch ghi các tháng trong năm 2007; ghi các ngày trong từng tháng". - Giáo viên cho học sinh quan sát tờ lịch và hỏi: ? Một năm có bao nhiêu tháng? (12 tháng).Giáo viên nói và ghi tên các tháng lên bảng. - Học sinh (K,G-TB,Y lần lượt nhắc lại) Chú ý: - Trên tờ lịch, tên các tháng thường được viết bằng số. - Không nêu tên gọi các tháng khác với tên gọi trong sách, chẳng hạn : tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp. b) Giới thiêu số ngày trong từng tháng. - Giáo viên giới thiệu bằng cách đếm trên tay. 2. Thực hành Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài giáo viên có thể hỏi thêm học sinh : ? Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày. ? Tháng 4 năm nay có bao nhiêu ngày…. Bài 2: Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2007. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chung một câu, chẳng hạn: ngày 19 tháng 8 là ngày thứ mấy? Học sinh (K,G-TB,Y) lần lượt nêu theo hướng dẫn . IV-Củng cố dặn dò Sinh hoạt tập thể

File đính kèm:

  • docLlop 3LOP 3 T 21doc.doc
Giáo án liên quan