1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : trìu mến, ánh lên, hoàn cành, gian khổ, trở về
- Ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ mới trong được chú giải cuối bài (trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn).
- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 Trường tiểu học số 1 Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh
A .Mở đầu khởi đầu lớp hát
B .Dạy bài mới
1 .Giới thiệu bài :Nêu MĐ,YC tiết học - Ghi tựa
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
* GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh vào tờ giấy Ao và có ghi nội dung tranh.
GV nhận xét tuyên dương nhóm có tranh ảnh đúng chủ đề và có ý nghĩa
Hoạt động 2: Chơi trò chơi chuyền hộp
-GV chuẩn bị các câu hỏi để trong hộp:
1) Nêu tên một số hoạt động thông tin liên lạc
2) Hoạt động bưu điện có ích lợi gì ?
3) Hoạt động truyền hình có ích lợi gì ?
4) Hoạt động truyền thanh có ích lợi gì ?
5) Nêu tên các hoạt động nông nghiệp ?
6) Nêu ích lợi của việc trồng rừng ?
7) Nêu ích lợi của việc trồng lúa ?
8) Nêu ích lợi của việc trồng cao su ?
9) Nêu ích lợi của việc trồng cây ăn quả
10) Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại ?
11) Hãy kể tên 1số siêu thị cửa hàng mà em biết ?
12) Thế nào là gia đình 2 thế hệ ?
13) Thế nào là gia đình 3 thế hệ ?
14) Gia đình em gồm có mấy thế hệ cùng chung sống ?
Các câu hỏi này được viết vào các tờ giấy nhỏ gấp tư để vào hộp .
_GV nêu thể lệ trò chơi: HS vừa hát vừa chuyền tay nhau bốc câu hỏi và trả lời cứ tiếp tục chuyền đến bạn cuối lớp .
Bạn nào trả lời đúng lớp TD 1 tràng pháo tay Bạn nào trả lời sai bước lên bục giảng bị phạt nhảy lò cò xuống cuối lớp .
-GV tổ chức cho HS chơi, nhận xét từng câu trả lời của HS.
Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở . Xem trước bài sau “Bài 40 Thực vật”
*Chú ý giữ gìn sách vở cẩn thận .
Lớp hát vỗ tay
Nhắc lại
HS thực hiện trình bày các nội dung về hoạt động nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, thông tin liên lạc, y tế giáo dục.
- Các nhóm trình bày trước lớp-lớp nhận xét tuyên dương
- Lớp nhận xét tuyên dương
- HS tham gia chơi
HS vừa hát vừa chuyền hộp thư bốc câu hỏi rồi trả lời
Bạn nào trả lời đúng lớp TD 1 tràng pháo tay Bạn nào trả lời sai bước lên bục giảng bị phạt nhảy lò cò
TOÁN
Tiết 97 : LUYỆN TẬP .
I . MỤC TIÊU
Giúp HS :
Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước
II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC
BT3, phiếu học tập, VBT, bảng con.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét - Ghi điểm .
3.Dạy bài mới
Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu
Ghi tựa
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
a.
- GV hướng dẫn - Phân tích mẫu
+Bước 1: đo độ dài cả đoạn thẳng AB (4cm)
+Bước 2 :Chia độ dài đoạn thẳng AB thành 2 phần bằng nhau (mỗi phần bằng2 cm)
+ Bước 3: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB sao cho AM bằng AB(AM =2 cm)
2cm 2cm
A M B
+ Những em nào có kết quả đúng như bạn ? khen .
b . GV Cho 1 HS lên bảng thực hành
Cho HS kiểm tra. Những em nào đúng ? khen.
GV NX chốt bài 1 luyện tập được điều gì ?
Bài 2 :Cho HS nêu yêu cầu .
A B I B
C D C K D
(Gấp tờ giấy để đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC)
-GV chốt giúp đỡ những em yếu
GV nhận xét sửa sai hoặc tuyên dương
4 . Củng cố dặn dò :
Thưởng trò chơi.(Ai nhanh nhất) GV chia lớp thành 2 đội treo bảng mẫu Yêu cầu mỗi đội chọn 3 bạn tham gia trò chơi: các
Bạn được đội chọn tham gia lên bảng Xếp hàng dọc. Khi nghe hiệu lênh bạn thứ nhất chạy lên ghi kết quả xong chạy về đưa phấn cho bạn kế tiếp cứ như thế đến hết. Đội nào xong trước và đúng mẫu là thắng cuộc.
- GV nhận xét chọn đội thắng cuộc .
- Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở. Xem trước bài sau. “So sánh các số trong phạm vi 10000”.
3 HS lên bảng làm bài
1 tổ nộp vở
- 3 HS nhắc lại
- 2 HS đọc yê cầu bài
- Lớp theo dõi
-HS tự đọc đề toán, nêu yêu cầu của bài
- tính nhẩm và làm bài vào vở. 4 : 2 =2cm
1 HS lên giải ở bảng lớp
HS tự đọc đề toán,
- 1 HS lên thực hành ở bảng lớp
- Cả lớp thực hành theo phần hướng dẫn SGK
- HS nhận xét
- HS tự đọc đề toán. Tìm trung điểm của đoạn thẳng .
HS lên thực hành ở bảng lớp
Cả lớp thực hành theo phần
HS tham gia trò chơi .
Dãy A Dãy B
Tìm trung điểm các đoạn thẳng sau :
AB = 10cm
NM = 20cm
PQ = 24 cm
THỂ DỤC
Bài 39: ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN- ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I . MỤC TIÊU
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1-4 hàng dọc. Yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. HS biết cách chơi, tham gia trò chơi chủ động đúng luật
II ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN
1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn.
2) Phương tiện :còi, kẻ sẵn các vạch chuẩn bị cho tập ĐHĐN, kẻ sân chơi cho trò chơi
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Đ/l
Nội dung và P/pháp
Đội hình tập luyện .
2-3phút
1phút
1lần
8phút
6-8phút
3-5phút
1)Phần mở đầu
-GV nhận lớp, phổ biến ND,YC bài..
-YC HS tích cực học tập ..
Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập.
Khởi động các khớp
Chơi trò chơi”Có chúng em ”
2) Phần cơ bản
*Ôân tập hợp hàng ngang, dóng hàng,đi đều theo 2-4 hàng ngang :
+ Tập từ 2-3 lần liên hoàn các động tác, mỗi lần tập, GV hoặc cán sự có thể chọn các vị trí đứng khác nhau để tập
+Chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng đều khiển cho các bạn tập
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái:
Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV
HS tập theo tổ hoặc nhóm.
GV quan sát NX sửa sai
Sử dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua, trình diễn cho thêm phần sinh động. nhóm nào tập thuộc nhất được biểu dương, nhóm nàokém nhất hoặc chưa đạt yêu cầu sẽ phải chạy một vòng xung quanh sân.
* Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”:
GV nêu lạicách chơi và những trường hợp phạm quy, sau đó cho HS cho chơi chính thức, có phân thắng bại có thể cho cán bộ lớp làm trọng tài để giám sát cuộc chơi.
GV quan sát nhận xét, sửa sai. Hướng dẫn cách kĩ cách bật nhảy để tránh chấn động mạnh
- Nhắc nhở HS chơi chủ động đúng luật và đảm bảo an toàn.
3) Phần kết thúc
Đứng tại chỗ thả lỏng -Cả lớp vỗ tay theo nhịp và hát .
- GV hệ thống bài học, nhận xét tiết học
Dăn dò :về nhà ôn luyện Động tác đi đều
GV hô “giải tán”HS hô: “khoẻ”.
t
t
THỦ CÔNG
Bài 13 : ĐAN NONG MỐT (T1)
I .MỤC TIÊU :
HS biết cách đan nong mốt.
Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm đan nan. .
II . CHUẨN BỊ
Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc vá nan ngnang khác màu nhau.
Tranh quy trình đan nong mốt.
Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa.
Hoạt động 1 : GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét .
GV giới thiệu tấm đan nong mốt (h1) và hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- GV liện hệ thực tế : Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá…
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan bằng nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa,…
Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, các em sẽ học cxách đan nong mốt bằng giấy, với cách đan đơn giản.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan
- GV hướng dẫn lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa
- GV hướng dẫn cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan .
Bôi hồ vào mặt sau của bốn nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát máp tấm đan cho đẹp.
* Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong mốt tt “
HS nhắc tựa.
HS quan sát trả lời câu hỏi
HS quan sát mẫu, nhắc lại từng bước thực hiện.
HS lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
- HS tập đan theo hướng dẫn.
- HS bôi hồ vào nép dán xung quanh.
HS thực hành trên giấy nháp.
THỦ CÔNG
File đính kèm:
- TUAN20~1.DOC