Giáo án Lớp 3 Tuần 20 Trường TH La Ngâu

Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).

- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

* HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

* Tích hợp kĩ năng sống:

- Đảm nhận trách nhiệm

- Tư duy sáng tạo.: bình luận nhận xét.

- Lắng nghe tích cực

* Kể chuyện

 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện .

 - HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 Trường TH La Ngâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dẫn cách làm. Học sinh làm vào bảng con. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng: a/ Bốn nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn ? A 6855, 6588, 6845, 6548 B 6548, 6584, 6845, 6854 C 8654, 8564, 8546, 8645 D 5684, 5846, 5648, 5864 Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm và làm vào vở bài tập – khoanh vào ý B b/ Trong các độ dài 200m, 200cm, 2000cm, 2km, độ dài lớn nhất là: A 200m B 200cm C 2000cm D 2km Học sinh đọc yêu cầu, nêu cách làm và làm vào vở bài tập – khoanh vào ý D Bài 3: Số? Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn cách giải Kết quả : a/ 100 b/ 1000 c/ 999 d/ 9999 Bài 4: Nối trung điểm của đoạn thẳng AB với số thích hợp Học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn Học sinh làm vào VBT Chấm chữa bài Câu a/ Nối số 500 Câu b/ Nối số 600 3. Củng cố, dặn dò Học sinh nêu lại cách đọc, viết các số có bốn chữ số Xem bài sau. Nhận xét tiết học Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Luyện từ và câu Tiết 20 TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY Thời gian dự kiến: 40 phút I/ Mục tiêu: - Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1). - Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2). - Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3). *Lồng ghép ĐĐ Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu , hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc II / Đồ dùng dạy học: Gv: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1, 3 Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu trong BT2 III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: Xếp các từ trong SGK/17 vào nhóm thích hợp - Một học sinh đọc yêu cầu . Cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên hướng dẫn - học sinh làm vào VBT - Giáo viên mở bảng phụ, gọi học sinh làm bài - Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. a/ Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn b/ Những từ cùng nghĩa với bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ c/ Những từ cùng nghĩa với xây dựng: dựng xây, kiến thiết Bài tập 2: Nói về các vị anh hùng dân tộc - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh kể về các anh hùng dân tộc. - Học sinh kể tự do, thoả mái và ngắn gọn. - Học sinh có thể kể dựa theo các bài tập đọc đã học và cũng có thể kể qua việc đọc sách báo. - Giáo viên giúp đỡ các em. Đối với các em yếu không kể được thì gv gợi ý hoặc kể cho các em nghe. *Lồng ghép GDĐĐHCM: Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đât nước. Bài 3: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ trống trong mỗi câu in nghiêng - Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm vào vở bài tập. - Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên và cả lớp chốt lại lời giải đúng. Lời giải: Bấy giờ,....khởi nghĩa. Trong những năm đầu,...bị giặc vây.Có lần,...Lê Lợi. 3. Củng cố, dặn dò. - Cho hs nêu lại: Khi nào ta cần dùng dấu phẩy. - Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Chính tả ( Nghe - Viết ) Tiết: 40 TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH Sách giáo khoa trang 19, TGDK 40 phút I /Mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT (2) a (chọn 3 trong 4 từ) II / Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết bài tập 2a,b .Viết lông để hs thi làm bài tập 3 III / Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: học sinh viết lại các từ viết sai ở bài trước. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Giáo viên đọc một lần đoạn 1 bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả: + Đoạn văn trên nói lên điều gì? ( Nỗi vất vả của đoàn quân khi vượt dốc ). + Tìm các tên riêng có trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào? ( Hồ CHí Minh . Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng ). - Học sinh tự nêu các từ dễ viết sai, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai. - Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh.. - Chấm, chữa bài. + Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. + Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài 2: học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn Học sinh làm VBT a/ sáng suốt – xao xuyến – sóng sánh – xanh xao 3 Củng cố, dặn dò Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau. Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Mĩ thuật Tiết 20 VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI Thời gian dự kiến: 35 phút I /Mục tiêu: - Tập vẽ tranh đề tài ngày Tết hoặc lễ hội. - HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. * Tích hợp HĐNGLL: Học sinh hứng thú học tập hơn sau khi chơi trò chơi II / Đồ dùng dạy học: Gv : Chuẩn bị một số tranh ảnh về ngày Tế hoặc Lễ hội - Hình gợi ý cách trang trí hình vuông - Một vài bài của học sinh lớp trước. III/Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ 2. Bài mới Giới thiệu bài: * Tích hợp HĐNGLL: Trò chơi “Vô địch vật tay” - GV chọn khoảng 4 cặp tổ chức thi vật tay đấu loại trực tiếp, những em thắng sẽ tiếp tục vật với nhau cho đến khi chọn được 1 em mạnh nhất bầu em này là « nhà vô địch vật tay » Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - Giáo viên giói thiệu tranh, ảnh để học sinh nhận biết: + Không khí ngày Tết lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt); + Ngày Tết và lễ hội thường có: rước lễ, các trò chơi,... + Trang trí trong ngày Tết, lễ hội rất đẹp( cờ, hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, tươi vui,...) + Yêu cầu học sinh kể về ngày Tết và hoặc lễ hội ở quê mình. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh +Giáo viên gợi ýcho học sinh chọn một nội dung để vẽ như: Chúc Tết, đi chợ, múa lân, hoặc lễ hội ở quê hương ,... + Giúp hs tìm thêm các hình ảnh phụ để vẽ cho phù hợp như: đường làng, bờ sông,... Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm: + Nội dung đề tài + Tìm và vẽ hoạt động chính và các hình ảnh phụ cho bài vẽ thêm sinh động. - Gợi ý vẽ màu: Chọn màu sắc rực rỡ, vui tươi vào phần chính để làm rõ đề tài. - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ. 3. Nhận xét, đánh giá, dặn dò - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ. - Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. - Dặn dò: Tìm và xem tượng. - Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** Tự nhiên và xã hội Tiết 40 THỰC VẬT Sách giáo khoa trang 76 - 77 . TGDK 35 phút I/Mục tiêu: - Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả. - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây. *Tích hợp kĩ năng sống: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. - Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trang 76 -77 SGK. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: (Không yêu cầu HS vẽ) 1. Bài cũ: Ôn tập 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên *Tích hợp kĩ năng sống: -Quan sát -Thảo luận nhóm + Mục tiêu: Nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. + Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - Giáo viên chia nhóm, phân công khu vực, hướng dẫn từng nhóm quan sát - Giáo viên nêu nhiệm vụ và gọi học sinh nhắc lại nhiệm vụ Bước 2: Làm việc ngoài trời Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ học sinh. Bước 3: Làm việc cả lớp Các nhóm tập trung về lớp để báo cáo kết quả thảo luận. Giáo viên giúp học sinh nhận ra sự đa dạng của cây cối + Kết luận: Như SGK/77 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân + Mục tiêu: Nêu được các bộ phận của cây. + Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt nêu các bộ phận của cây Cây thường có: Rễ, thân, lá, hoa, quả, … 3. Củng cố, dặn dò. Giáo viên hệ thống lại bài học Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ******************************** SINH HOẠT CHỦ NHIỆM I. Đánh giá công tác chủ nhiệm trong tuần . - Tác phong đến lớp gọn gàng, sạch sẽ. - Thể dục đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc. - Đi học đúng giờ, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. - Có ý thức học tập song một số em còn yếu. - Các hoạt động khác thực hiện tốt. II. Phương hướng tuần tới. - Tiếp tục dạy và học theo phân phối chương trình. - Nâng cao chất lượng dạy và học. - Phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu.Quyền, Sơn, Thái ; Bồi dưỡng hs giỏi: Hương, Thuý, Hoài Vy. - Rèn chữ viết cho học sinh. - Thực hiện tốt ATGT, VSHĐ, XHPH, YTHĐ, sử dụng điện nước tiết kiệm, bảo vệ cơ sở vật chât. - Duy trì nề nếp tác phong khi đến lớp. - Thực hiện tốt các hoạt động vào giờ ra chơi.

File đính kèm:

  • docTuan20cuc chuan.doc
Giáo án liên quan