I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng,.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Kể chuyện:
1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào câu hỏi gợi ý, HS kể lại được câu chuyện, kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VD:
+ Trưng Trắc, Trưng Nhị.
+ Hồ Chí Minh: Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà; tiếp đó lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ giành thắng lợi. Được UNESCO phong danh hiệu"Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn".
+ Nguyễn Huệ(Quang Trung): lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn- cuộc khởi nghĩa đập tan các tập đoàn phong kiến mục nát. Đặc biệt, ông là người chỉ huy cuộc đại phá quân xâm lược Xiêm(1785) và Thanh(1789).
+ Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Lê Lợi,...
Bài 3:
- HS đọc bài nêu yêu cầu bài(Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng?)
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân vào VBT.
- 1 HS lên làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS chữa vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò(1/)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS
Thủ công Đ 20
Ôn tập chương II: Cắt dán chữ cái đơn giản(tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố cách cắt dán chữ cái đơn giản theo đúng qui trình.
- Giáo dục h/s ý thức học tập tốt để hoàn thành sản phẩm.
II. Chuẩn bị: Kéo, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC( 2 phút): Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Dạy bài mới(33 phút)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Thực hành:
- GV nêu yêu cầu: Các em tiếp tục tự cắt, dán 2 – 3 chữ cái đã học ở chương 2.
- Gọi 1 số em nêu lại qui trình cắt chữ H, U, I, E, V.
- GV gọi 1 số HS nêu bài làm của mình: ? Em thích cắt và dán chữ nào?
- HS làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS làm xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố,dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét giờ, tinh thần học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau.
Chính tả Đ 40
Nghe - viết: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
I. Mụcđích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài “ Trên đường mòn Hồ Chí Minh”.
- Làm đúng các bài tập: phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn( s/x). Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/): GV đọc cho HS viết vào vở nháp, 2 HS lên bảng viết các từ sau: sấm, sét, xe sợi, chia sẻ. Nhận xét.
B. Bài mới(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết chính tả. 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?( Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc)
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- HS tập viết những tiếng các em dễ viết sai: trơn, lầy, thung lũng, lúp xúp,...
b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài..
3. Hướng dẫn bài tập:
Bài 2:
- GV chọn cho HS làm BT2a, HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào VBT. 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải : a) sáng suốt – xao xuyến – sóng sánh – xanh xao.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu BT( Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở BT 2)
- HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả ra giấy nháp.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi em viết 1 câu, viết xong xuống cho bạn khác lên viết. HS chơi trong thời gian 4 phút.
- Nhận xét, tìm ra nhóm thắng cuộc.
VD:
+ Ông em đã già nhưng vẫn sáng suốt.
+ Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn.
+ Thùng nước sóng sánh theo từng bướcc chân của mẹ em.
+ Bác em bị ốm nên da mặt xanh xao.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2008
Toán Đ 100
Phép cộng các số trong phạm vi 10000.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000(đặt tính và tính đúng).
- Củng cố về ý nghia của phép cộng qua giải toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(1/): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:(34/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: 3526 + 2759
- GV ghi bảng: 3526 + 2759 = ? Yêu cầu HS nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài. GV gọi 1 số HS trình bày cách làm.
- Hỏi: Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta làm thế nào?
3. Thực hành:
Bài1:
- HS đoc yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài cá nhân, viết vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét. GV yêu cầu HS nêu lại cách làm.
Bài 2: Bỏ ý a.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài tập(Đặt tính rồi tính)
- 2 HS lên bảng làm ý b.
- Nhận xét, chữa bài(HS nêu lại cách làm)
- Hỏi: Bài tập 2 củng cố cho em kiến thức gì?
Bài 3:
- 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm theo. GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
3. Củng cố dặn dò (2')
- Nêu đơn vị kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tự nhiên- xã hội Đ40
Thực vật.
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- HS giới thiệu được cây mà mình ưa thích.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3/): Kể về các thế hệ của gia đình em cho các bạn nghe?
B. Bài mới:(32/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. HĐ1(20/): Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
*) Bước 1: Tổ chức hướng dẫn:
- GV chia nhóm, phân công khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực cac s em được phân công.
- GV giao nhiệm vụ và gọi 1 vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát.
*) Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực đã phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây.
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
*) Bước 3:Làm việc cả lớp.
- Hết giờ, GV cho HS xếp hàng 3, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- GV giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77.
VD: Cây khế, cây vạn tuế, cây trắc bách diệp, cây kơ- nia, cây lúa trồng ở ruộng bậc thang, cây hoa hồng, cây súng.
3. HĐ 2:(10phút) Làm việc cá nhân:
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì để vẽ1 hoặc vài cây hoa mà em quan sát được.
( Phần tô màu và hoàn chỉnh, GV cho HS vào trong lớp hoặc về nhà.)
- Lưu ý HS: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
- Gọi 1 số cá nhân tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá nội dung bức tranh.
3.Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tập làm văn Đ 20
Báo cáo hoạt động.
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời kể rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin.
2.Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi thầy( cô giáo) theo mẫu đã cho.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/)
- Hai HS kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù ủng. Trả lời câu hỏi b, c. Nhận xét.
- 1 HS đọc lại bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
B. Bài mới:(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài( Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội", hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng vừa qua)
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội".
- GV nhắc HS:
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình,...
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, tự tin.
- Các tổ làm việc: Trao đổi, thống nhất ý kiến, mỗi HS tự ghi nhanh ra giấy nháp, HS lần lượt đóng vai tổ trưởng, báo cáo trước các bạn, cả tổ nhận xét, chọn bạn báo cáo hay tham gia cuộc thi trình bày báo cáo.
- Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo hay nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin nhất.
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- GV nhắc HS: điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
- HS làm bài.
- Gọi 1 số HS đọc báo cáo trước lớp. Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thể dục Đ 40
Trò chơi "Lò cò tiếp sức".
I. Mục tiêu :
- Ôn động tác đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. Riêng em Giang yêu cầu thấp hơn.
- Học trò chơi " Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi. Em giang chỉ cần biết cách chơi.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường vệ sinh sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:(5')
-Tập hợp báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Trò chơi: Qua đường lội(TD1)
2. Phần cơ bản: (25')
a) Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc:
- Lần đầu GV chỉ huy, những lần sau cán sự điểu khiển, GV bao quát chung và nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác.
- Chia tổ cho HS tập luyện theo khu vực đã định.
b) Làm quen với trò chơi"Lò cò tiếp sức"
- Trước khi tập cho HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, gối, hông và hướng dẫn HS cách lò cò: lò cò của từng chân, cách nhún của chân, phối hợp đánh tay để tạo đà lò cò. Sau đó cho HS chơi thử 1- 2 lượt.
- HS chơi chính thức, GV quan sát sửa động tác sai cho HS.
3.Phần kết thúc:(5/)
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS: Ôn lại động tác đi đều.
Phần kí duyệt của giám hiệu
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (23).doc