Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Năm học: 2013 - 2014

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (trả lời đợc các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ).

* Giáo dục kỹ năng sống ( Hoạt động 1, 3 ) Kiềm chế cảm xúc bằng hình thức Trình bày ý kiến cá nhân.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Năm học: 2013 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g daón: Chaỳng haùn. - So saựnh 2 soỏ coự soỏ chửừ soỏ khaực nhau. 999...1000 - HS ủieàn daỏu thớch hụùp vaứo choó chaỏm roài giaỷi thớch vỡ sao choùn daỏu ủoự (<) vỡ 999 coự ớt chửừ soỏ hụn 1000... - HS so saựnh tieỏp 9999 vaứ 10.000 tửụng tửù nhử treõn. - Trong 2 soỏ coự soỏ chửừ soỏ khaực nhau, soỏ naứo coự chửừ soỏ ớt hụn thỡ beự hụn, soỏ naứo coự nhieàu chửừ soỏ hụn thỡ lụựn hụn. (3- 4 HS nhaộc). Hoạt động 2: So sánh số có hai chữ số bằng nhau. (8’) Vớ duù 1: So saựnh 9000 vụựi 8999. Gọi 1-2 HS tửù neõu caựch so saựnh. Neỏu 2 soỏ coự cuứng soỏ chửừ soỏ thỡ so saựnh tửứng caởp chửừ soỏ ụỷ cuứng moọt haứng, keồ tửứ traựi sang phaỷi. Hoạt động 3: Thực hành: (12) Bài 1: Gọi HS nêu y/c; GV hướng dẫn HS hoàn thành BT (câu b dành cho HS K, G) ><= a) 1942 .... 998 b) 9650 ..... 9651 1999 .... 2000 9156 ....... 6951 900 + 9 .... 9009 6591 ...... 6591 GV gọi HS lên bảng chữa bài. Lụựp nhaọn xeựt. Bài 2: Gọi HS nêu y/c; Cho HS nhắc lại 1 km = ..... m; 1m = …. Cm; …. Sau ủoự cho HS laứm baứi vaứo vụỷ. 1km > 985m 600 cm = 6m 797 mm < 1m 60 phút = 1 giờ 50 phút 1 giờ - Lụựp laứm vaứo vụỷ, 1HS leõn baỷng laứm. - 1HS nhaọn xeựt baứi laứm treõn. Bài 3: GV nêu y/c; dành cho HS khá giỏi. GV gọi HS lên bảng chữa bài 3; GV nhận xét và chữa bài. Kết quả: a) 4753; b) 6019. Củng cố, dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn cách so sánh thêm. Luyện chữ Chú ở bên Bác Hồ I. Mục tiêu: - Luyện cho HS trình bày đúng, đẹp, tốc độ bài “Chú ở bên Bác Hồ”. - Rèn luyện tư thế ngồi viết cho HS. II. Hoạt động dạy - học: ổn định tổ chức: (1p) Hướng dẫn HS luyện viết: (32p) GV cho HS đọc thầm bài. Gọi hai HS đọc to bài thơ. Cả lớp đọc thầm. Yêu cầu HS tìm những từ viết dễ sai trong bài và những từ cần viết hoa. Ví dụ: dằng dặc, đảo nổi, hoe, giặc, ….. Các từ cần viết hoa: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk, …. HS tập viết từ khó vào bảng con. GV nhận xét, sửa sai. GV nhắc HS cách trình bày bài. GV đọc cho HS chép bài. HS chép và khảo bài, chữa lỗi trong bài. Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và soát lỗi. GV chấm bài. Nêu nhận xét chung về chữ viết của HS. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết tiến bộ. ________________________________ Luyện Tiếng việt Luyện đọc bài: chú ở bên bác hồ I. Mục tiêu: - Giúp HS học thuộc lòng toàn bài thơ. - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ. II. Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài. (1p) Luyện đọc: (32p) GV đọc diễn cảm toàn bài (Hai khổ thơ đầu đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh). HS theo dõi Hướng dẫn HS luyện đọc. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. - GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. Học thuộc lòng bài thơ. - Một HS đọc lại toàn bài thơ. - Hướng dẫn HS học thuộc từng khổ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Một số HS thi đọc TL cả bài thơ. Củng cố, dặn dò: (2p) - Một vài HS nói lại nội dung bài thơ. - GV nhận xét tiết học. ________________________________ Hoạt động tập thể vscn&vsmt: bài 4 giữ vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu - Nêu được sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi. - Nêu được khi nào cần đánh răng và kể ra những thứ có thể dùng để đánh răng. - Đánh răng thường xuyên và đúng cách. - Có ý thức giữ răng miệng sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học Bàn chải, kem nước, phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1) Hoạt động 1: (20p) Răng lợi Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp. HS quan sát răng của mình hoặc răng của bạn. + Có bao nhiêu răng tất cả ? + Có mấy loại răng, chúng khác nhau như thế nào ? + Cái gì giữ cho răng đứng vững ? + Em có nhận xét gì về hàm răng của em hoặc cảu bạn ? Bước 2: Gọi một số HS trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung và GV bổ sung chung. ( răng hàm ở phía trong để nhai và nghiền; răng cửa ở phía trước để cắn, ...). Kết luận: Răng mọc lần đầu gọi là răng sữa, răng mọc lần 2 gọi là răng vĩnh viễn ....... 2) Hoạt động 2: (13p) Thực hành đánh răng Bước 1: GV cho HS quan sát mô hình hàm răng và đặt câu hỏi. + Hàng ngày em đánh răng như thế nào ? Bước 2: GV làm mẫu các động tác đánh răng trên mô hình hàm răng, vừa làm vừa nói các bước: 1. Chuẩn bị cốc và nước sạch. 2. Lấy kem đánh răng vào bàn chải. 3. Đánh răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống. 4. Súc nước kĩ rồi nhả ra vài lần. 5. Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch sau đó cám vào chỗ qui định. Bước 3: Học sinh thực hành GV theo dõi và giúp đỡ những HS yếu hơn. Bước 4: Gọi một số HS làm mẫu trước lớp. Các học sinh khác nhận xét bổ sung. 3) Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học và dặn học sinh thường xuyên đánh răng đúng qui định. __________________________________ Luyện viết luyện viết tên riêng và câu tục ngữ I. Mục tiêu: - Viết tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Rèn luyện cho HS viết đúng, đều, đẹp và nhanh. Ngồi viết đúng tư thế. II. Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: (1p) Hướng dẫn viết: (32p) Hướng dẫn viết từ ứng dụng. - Gọi 1 em đọc từ ứng dụng Nguyễn Văn Trỗi. - GV viết mẫu. HS theo dõi. - Hướng dẫn HS viết. - HS viết bảng con từ ứng dụng. - Nguyễn Văn Trỗi là tên riêng ta phải viết như thế nào? (viết hoa). - Những chữ nào ta phải viết hoa? - GV nhận xét, sửa sai cho HS. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Gọi 1 em đọc câu ứng dụng, GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi. Tập viết nháp một số tiếng khó. (nhiễu điều, gương, ....). GV sửa sai cho HS. Hướng dẫn viết vào vở. - GV nêu yêu cầu bài viết. - HS viết, GV theo dõi và giúp đỡ thêm. Nhắc nhở HS viết liền nét giữa các tiếng, độ cao của chữ ..... - GV chấm một số vở. Nhận xét chữ viết của HS. Củng cố, dặn dò: (2p) - Tuyên dương những HS tiến bộ. - GV nhận xét tiết học. _______________________________ Buổi chiều Luyện toán Ôn tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông. II. Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài. (1p) Hướng dẫn HS làm bài tập: (32p) Bài 1: Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài 15cm và chiều rộng 8cm. Gọi HS nêu bài toán. + Bài toán cho biết gì? Cần tìm cái gì? + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? HS trả lời, nêu cách giải sau đó tự giải vào vở. Gọi một HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. Giải: Chu vi của hình chữ nhật là: (15 + 8) x 2 = 46 (cm) Đáp số: 46 cm Bài 2: Tính chu vi hình vuông cạnh 18cm. HS nêu bài toán. + Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? (HS trả lời). HS làm bài cá nhân và chữa bài. GV nhận xét, kết luận. Giải: Chu vi hình vuông là: 18 x 4 = 72 (cm) Đáp số: 72 cm Bài 3: Một mảnh đất HCN có chiều rộng 8m, chiều dài gấp hai lần chiều rộng. Tính chu vi mảnh đất đó. Hai HS đọc bài toán. Cho HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài. Mời một số nhóm nêu cách giải. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, nêu kết quả đúng. Giải: Chiều dài mảnh đất là: 8 x 2 = 16 (m) Chu vi mảnh đất là: (16 + 8) x 2 = 48 (m) Đáp số: 48m Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi). Một vườn hoa hình vuông cạnh dài 26m, người ta làm một cổng ra vào 3m. Hỏi khi rào xung quanh vườn hoa đó (trừ cổng ra vào) thì phải rào một hàng rào dài bao nhiêu mét? Gọi HS đọc bài toán, nêu cách giải quyết. GV hướng dẫn HS giải. Một HS lên bảng giải, dưới lớp giải vào vở. Giải: Chu vi vườn hoa là: 26 x 4 = 104 (m) Hàng rào phải xây là: 104 – 3 = 101 (m) Đáp số: 101m. Củng cố, nhận xét: (2p) GV chấm một số vở. GV chốt lại bài, nhận xét tiết học. ___________________________________ Luyện tiếng việt luyện tập làm văn I. Mục tiêu: Củng cố về kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng và dựa vào những lời vừa kể để viết được một đoạn văn ngắn nói về Phạm Ngũ Lão. II. Nội dung ôn luyện: Giới thiệu bài. (1p) Hướng dẫn HS nghe kể chuyện. (14p) - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. - Gọi 3 em đọc câu hỏi gợi ý - GV kể chuyện 2 lần kết hợp tranh + Truyện có những nhân vật nào ? + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? - GV cho HS làm việc theo cặp. - Gọi đại diện 1 số cặp kể trước lớp. - GV gọi 3 em HS lên kể trước lớp. Viết một đoạn văn ngắn vào vở ô li. (18p) - GV cho HS viết vào vở ô li và viết một đoạn văn ngắn nói về lòng yêu nước của Phạm Ngũ Lão. - HS viết bài. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - GVgọi một số HS đọc bài viết trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Củng cố, dặn dò: (2p) - GV chấm một số vở. - GV nhận xét tiết học. ___________________________ Tự học Luyện toán, luyện chữ và Đặt câu I. Mục tiêu: Ôn tập một số kiến thức của toán, đặt câu và luyện chữ. HS xác định được mình cần bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. II. Hoạt động dạy - học: ổn định lớp: (1p) GV chia lớp thành 4 nhóm. Luyện tập: (32p) * GV nêu yêu cầu tiết học. - Nhóm 1: Luyện chữ. - Nhóm 2: Luyện tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn. - Nhóm 3: Tập đặt câu. - Nhóm 4: Giải toán Olimpic. HS tự ghép vào các nhóm. - GV hỗ trợ nội dung cần luyện. + Nhóm luyện chữ cần sửa chữ ngay ngắn, viết đúng nét khuyết, đúng khoảng cách giữa các con chữ. + Nhóm luyện giải toán; GV ra lại các bài toán ở SGK chỉ thay đổi số. GV hướng giải mẫu cho 1 bài. + Nhóm tập đặt câu. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? HS tự đặt câu, chữa bài. GV nhận xét, bổ sung. + Nhóm giải toán Olimpic. HS lấy các bài ở vở Tự luyện giải toán Olimpic và giải vòng 11, GV giúp đỡ thêm. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc có hiệu quả. _________________________________ ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docGA 3 Tuan 20.doc
Giáo án liên quan