Giáo án lớp 3 Tuần 2- Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi

- Biết ngắt hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

 - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 2- Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). II. Chuẩn bị - GV: SGK. - HS: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ (4’) - Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập số 1 cột 4 và 5 và cột b của bài 3, bài 5 về nhà. - Yêu cầu mỗi em làm một cột . - Chấm tập 2 bàn tổ 4 . - Nhận xét đánh giá phần bài cũ . 2.Bài mới: (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Hôm nay chúng ta cùng nhau củng cố tiếp về các phép tính, giải toán theo tóm tắt qua bài “Luyện tập” * Ở tiết này giáo viên tiếp tục tổ chức cho học sinh tự luyện tập v Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh tự tính kết quả - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Yêu cầu lớp thực hiên vào vở và đổi chéo để tự chữa bài . - Giáo viên nhận xét đánh giá - Lưu ý học sinh về tổng của hai số có hai chữ số là số có 3 chữ số . Bài 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và giáo viên ghi bảng - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . - Gọi hai em đại diện hai nhóm lên bảng làm mỗi em làm một cột . - Gọi 2 HS khác nhận xét - HS tự kiểm tra lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS. - GV lưu ý HS về số 93 + 58 Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa . - Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời đề bài toán . - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải . - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 4: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách tính nhẩm . -Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả nhẩm. - Cả lớp cùng thực hiện nhẩm và đổi chéo vở chấm chữa bài - Gọi học sinh khác nhận xét + Nhận xét chung về bài làm của học sinh 3. Củng cố - Dặn dò (4’) - Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng, trừ. - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập 5. - Hai học sinh lên bảng sửa bài . + HS1 : Lên bảng làm bài tập 1 + HS 2: Làm bài 3b đặt tính và tính + HS 3: Làm bài tập 5 . - Hai học sinh khác nhận xét . - HS chú ý. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài - Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập - Tính? - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột . 367 487 85 108 +120 + 302 + 72 + 75 487 789 157 183 - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn . - HS chú y. - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - 2 HS lên bảng thực hiện . - Đặt tính và tính : 367 487 93 168 +125 + 130 + 58 + 503 492 617 141 671 - 2 HS nhận xét bài bạn . - Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau . - HS chú ý. - 1 em nêu bài toán trong SGK - HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán . - Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1HS lên bảng giải bài : Giải : Số lít dầu cả hai thùng có tất cả là: 125 + 135 = 260 ( lít ) Đ/S: 260 lít - HS khác nhận xét bài bạn . - HS chú ý. - Tính nhẩm. - Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm . - 1 HS nêu miệng kết quả nhẩm . 310 + 40 = 350 400 + 50 = 450 150 + 250 = 400 305 + 45 = 350 - HS thực hiện. - HS khác nhận xét bài bạn . - HS chú ý. - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học - HS chú ý. - Về nhà học bài và làm bài 5 còn lại ----------------š&›----------------- TẬP LÀM VĂN Tiết 1: Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1) - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT 2) . II. Chuẩn bị - GV: Mẫu đơn phô tô đưa cho HS. - HS: Sgk, Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Bài TLV hôm nay, các em sẽ học: “Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn” v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi 2 học sinh đọc bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tổ chức của đội TNTPHCM như sách giáo viên. - Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi . - Gọi đại diện từng nhóm nói về tổ chức của đội TNTPHCM . - Theo dõi và bình chọn học sinh am hiểu nhất về tổ chức đội . - Đội thành lập ngày tháng năm nào? Ở đâu? - Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Đội được mang tên Bác khi nào ? Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc bài tập . - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập - Hướng dẫn học sinh về đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm các phần như sách giáo viên . - Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào mẫu đơn đã chuẩn bị trước . - Gọi 3 học sinh nhắc lại bài viết . - Giáo viên lắng nghe và nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Nhắc học sinh học sinh về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi tới các thư viện đọc sách . - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên . - Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này . - Hai học sinh nhắc lại tựa bài . - Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn. - Lớp đọc thầm. - Học sinh lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về tổ chức đội . - Học sinh trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi . - Sau đó đại diện nhóm thi nói về tổ chức đội . - Lớp nghe và bình chọn người có am hiểu nhất về đội . - Đội thành lập vào ngày 15 / 5 / 1941 tại Pác Pó tỉnh Cao Bằng với tên gọi ban đầu là Đội …quốc. Lúc đầu có 5 đội viên đội trưởng là Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn, (Cao Sơn) Lí Văn Tịnh (Thanh Minh) Lí Thị Mì (Thủy Tiên) Lí Thị Xậu (Thanh Thủy). Đội mang tên Bác vào ngày 30/01/1970. - Một học sinh đọc bài . - Cả lớp theo dõi và đọc thầm . - Thực hành điền vào mẫu đơn in sẵn . - Ba học sinh đọc lại đơn . - Lớp theo dõi đánh giá bài bạn theo sự gợi ý của giáo viên - HS chú ý. - Hai đến ba học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về tập làm văn viết đơn . - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau ----------------š&›----------------- THỦ CÔNG Tiết 1: Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 1) I. Mục tiêu - Cách gấp tàu thủy hai ống khói. Gấp được tàu thủy hai ống khói theo quy trình kĩ thuật .Yêu thích gấp hình . II. Chuẩn bị - GV: Một chiếc tàu thủy có hai ống khói đã gấp sẵn .Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách gấp tàu thủy hai ống khói . v Hoạt động 2: Quan sát - Hướng dẫn quan sát và nhận xét - Cho quan sát mẫu một chiếc tàu thủy hai ống khói đã được gấp sẵn và hỏi : - Tàu thủy hai ống khói này có đặc điểm và hình dạng như thế nào ? - Giới thiệu về tàu thủy thật so với tàu thủy g ấp bằng giấy . - Gọi 1HS lên mở chiếc tàu thủy trở về tờ giấy vuông ban đầu . v Hoạt động 3: Thực hành Bước 1: Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông - Gọi một học sinh lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2 . Bước 2: Hướng dẫn HS gấp . - Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo các bước Hình 2 (SGK) . * Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói lần lượt qua các bước như trong hình 3, 4, 5,6, 7 và 8 trong sách giáo khoa - Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp tàu thủy 2 ống khói . - Giáo viên quan sát các thao tác . - Cho học sinh tập gấp bằng giấy . 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà làm lại và xem trước bài mới - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên . - Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên - Lớp sẽ lần lượt nhận xét về: Có đặc điểm giống nhau ở phần giữa tàu. Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng. - Lắng nghe giáo viên để nắm được sự khắc biệt giữa tàu thủy thật và tàu gấp bằng giấy . - 1 HS lên mở. - Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2 - Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau qua từng bước cụ thể như hình minh họa trong SGK - Tiếp tục quan sát GV hướng dẫn để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3 , 4, 5, 6, 7 và 8 để có được một tàu thủy hai ống khói. - 2 em nhắc lại lí thuyết về cách gấp tàu thủy có hai ống khói . - Theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp thành chiếc tàu thủy hai ống khói . - HS nêu nội dung bài học - HS chú ý. - Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau thực hành gấp tàu thủy có hai ống khói ----------------š&›----------------- ANH VĂN (Giáo viên bộ môn soạn) ----------------š&›----------------- SINH HOẠT LỚP A. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. - Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình. B. Lên lớp: 1. Lớp sinh hoạt văn nghệ 2. Nội dung sinh hoạt: - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ - Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp: - Các tổ sinh hoạt theo tổ. 3. Đánh giá các hoạt động trong tuần : * Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình. * GV đánh giá chung: a.Ưu điểm: - đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập. - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học. - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: b. Khuyết điểm: - Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe thầy giáo giảng bài - 1 số em còn thiếu vở bài tập. 4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc: - Tổ: .... ..............Cá nhân: .................................................................................. 4. Kế hoạch tuần tới: Tiếp tục mua sắm dụng cụ học tập. Duy trì các nề nếp đã có.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3CKTKN.doc
Giáo án liên quan