A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ khó: dân lành, ruộng nương, săn thú
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp nội dung của từng đoạn truyện.
2. Đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, oán hận ngút trời
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần anh dũng bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B. Kể chuyện:
a. Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
b. Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Cổ Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị:
- Yêu cầu h/s viết số: 5247.
+ Gọi hs đọc số vừa viết.
+ Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy
+ Số 5247 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
+ 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
+ Yêu cầu h/s viết thành tổng
+ 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7.
- Tiếp tục yêu cầu hs viết:
- 7070 = 7000 + 70
3. Luyện tập:
* bài 1: Giáo viên yêu cầu hs tự làm bài.
- Học sinh làm vở bài tập, 2 hs làm trên bảng:
a) 1952 = 1000 + 900 + 50 +2
b) 6006 = 6000 + 6
- Nhận xét, chữa bài của h/s.
* Bài 2:
- Gọi h/s đọc đầu bài
- 1 học sinh đọc.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Viết các tổng thành số:
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Lớp làm VBT, 2 hs lên bảng làm
a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567
b) 9000 + 10 + 5 = 9015
- Nhận xét, chữa bài của h/s.
* Bài 3:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Viết số
- Yêu cầu hs làm bài.
- Lớp làm vở bài tập, 1 học sinh lên bảng.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
a) 8555; 8550; 8500
* Bài 4:
- Yêu cầu hs tự làm
- 1111; 2222; 3333; 4444;
5555; 6666; 7777; 8888; 9999
4 Củng cố, dặn dò:
Dặn hs về nhà luyện tập thêm.
Chính tả
Trần bình trọng
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác bài văn “ Trần Bình Trọng”
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l với n; phân biệt vần iêc với iêt.
II. Đồ dùng dạy - học:
Nội dung các bài tập chính tả viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
- Gọi 3 hs lên bảng, giáo viên đọc cho hs viết các từ: lành lặn, nao núng, lanh lảnh.
- 3 hs viết trên bảng lớp, lớp viết vào giấy nháp.
- N/x, cho điểm hs
2. Dạy – học bài mới:
2.1. G/t bài: Ghi đầu bài.
- Nghe giới thiệu
2.2. HD viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung:
- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần.
- Theo dõi Gv đọc, 2 hs đọc lại
- Em hiểu câu nói của TBT như thế nào?
- Ông là người y/n, có chí khí, thà chết vì đất nước mình chứ không phản bội TQ....
b. HD cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- 6 câu
- Câu nói của TBT được viết như thế nào?
- Viết sau dấu (:), trong dấu “ “
- Ngoài chữ đầu câu trong bài còn những chữ nào phải viết hoa?
- TBT, Nguyên, Nam, Bắc.
c. HD viết từ khó:
- Yêu cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết
- Sa vào, tước vương, làm ma nước Nam
- Y/c hs đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
d. Viết chính tả:
- Giáo viên đọc
- Viết bài theo lời đọc của Gv.
đ. Soát lỗi.
g. Chấm bài
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2:
a. – G/viên yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài, sau đó dùng bút chì tự điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài.
- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT:
nay là - liên lạc - nhiều lần - luồn sâu - nắm tình hình - có lần -ném lựu đạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được.
Thứ năm ngày tháng năm
Luyện từ và câu
Nhân hoá
Ôn cách đặt và trả lời câuhỏi: Khi nào?
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình ảnh nhân hoá và cách nhân hoá trong đoạn thơ cho trước. - Ôn tập về mẫu câu “Khi nào?”. Tìm BP trả lời câu hỏi “Khi nào?”, Trả lời câu hỏi viết theo mẫu “khi nào”.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Viết sẵn các đoạn thơ, câu văn bài tập 1,2,4 lên bảng
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/T: Ghi đầu bài
2. Dạy – học bài mới:
2.1. Làm quen với nhân hoá.
* Bài 1:
- Yêu cầu hs đọc 2 khổ thơ trong bài tập 1
- 1 hs đọc, lớp theo dõi SGK.
- Gọi 1 hs đọc câu hỏi a và yêu cầu hs trả lời.
- Con đom đóm được gọi bằng “anh”
- Chúng ta thường dùng từ “anh” để chỉ người hay vật?
- Để chỉ người
- Gv: Để gọi đom đóm là 1 con vật t/g dùng từ chỉ người là “anh”, đó được đọc gọi là nhân hoá.
- Dùng từ chỉ vật như người gọi là nhân hoá.
- Tính nết của đom đóm được miêu tả bằng từ nào?
- Chuyên cần.
- Chuyên cần là từ chỉ tính nết của con người.
- Hđ của đom đóm được miêu tả bằng TN nào?
- Lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
Những TN vừa tìm được là từ chỉ hđ của con người hay của vật?
- Là các từ chỉ hđ của con người.
- Khi dùng các từ chỉ tính nết, hđ của con người để nói về tính nết, hđ của con vật cũng được gọi là nhân hoá.
- Hs nghe giảng và rút ra kết luận: Dùng từ chỉ tính nết hđ của người để nói về tính nết hđ của vật tả vật như người nhân hoá.
- Giáo viên yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập.
* Bài 2:
- Yêu cầu 1 hs đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 hs đọc lại bài thơ “Anh Đom Đóm”
- 1 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhẩm theo.
- Nêu tên các con vật có trong bài?
- Cò Bợ, Vạc
- Các con vật này được gọi bằng gì?
- Chị Cò Bợ, Thím Vạc.
- Hđ của chị Cò Bợ được miêu tả như thế nào?
- đang ru con Ru hỡi! Ru hỡi ! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ cho ngon giấc.
- Thím Vạc đang làm gì?
- Đang lặng lẽ mò tôm.
- Vì sao có thể nói hình ảnh của Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân hoá?
- Vì Cò Bợ và Vạc được gọi như con người là chị, thím đang ru con ngủ, lặng lẽ mò tôm.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập.
2.2. Ôn tập về mẫu câu “Khi nào”
* Bài 3:
- Yêu cầu hs đọc đề bài
1 hs đọc, lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu hs gạch chân dưới bộ phận TLCH “khi nào?” trong các câu văn?
- 1 hs lên bảng làm bài, lời dùng bút chì làm vào SGK.
a) Anh Đom Đóm đi gác khi trời đã tối.
b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c) Chúng em học bài thơ “Anh Đom Đóm” trong học kỳ I.
- Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Hs theo dõi Gv chữa bài và làm bài vào vở.
*. Bài 4:
- Yêu cầu hs đọc đầu bài
- 1 học sinh đọc
- Các câu hỏi được viết theo mẫu nào?
- “Khi nào”
- Đó là mẫu câu về t/g hay địa điểm?
- Về thời gian.
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp.
- T/h yêu cầu của Giáo viên
a) Lớp em bắt đầu học học kỳ II từ đầu tuần.
b) Học kỳ II kết thúc vào khoảng cuối tháng 5.
c) Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em hiểu thế nào là nhân hoá?
- Nhân hoá là gọi và tả vật như gọi và tả người.
- Tổng kết giờ học, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Nghe kể: Chàng trai làng Phù Đổng
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Chàng trai làng Phú ủng”đúng nội dung, kể tự nhiên.
- Viết lại câu trả lời về nội dung câu chuyện rõ ràng, dùng từ đúng, đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
- Viết sẵn câu hỏi gợi ý về nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t: Ghi đầu bài.
2. Dạy – học bài mới:
2.1. HD kể chuyện:
- Gv kể lần 1.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Chàng trai làng Phủ ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
- Gv: THĐ tên thật là Trần Quốc Tuấn, ông được phong là Hưng Đạo Vương nên còn gọi là THĐ. Ông là 1 tướng giỏi thống lĩnh quân đội, đánh tan quân Nguyên Mông năm 1258 và 1288.
- Nghe giảng.
- Gv kể lại câu chuyện lần 2, yêu cầu hs trả lời từng câu hỏi của bài tập 1.
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Ngồi đan sọt.
- Vì sao quân lính đam giáo vào đùi chàng trai?
+ Vì chàng mãi mê đan sọt, không để ý thấy kiệu của THĐ đã đến, quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh…
- Vì sao THĐ đưa chàng trai về kinh đô?
- Vì THĐ mến trọng chàng trai …
- Chia hs thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 hs, yêu cầu lần lượt từng hs kể lại câu chuyện trong nhóm của mình.
- Tập kể lại câu chuyện trong nhóm.
- Gọi 1 số đại diện hs kể trước lớp, mỗi lần cho 3 hs kể tiếp nối.
Đại diện hs kể chuyện.
- Tuyên dương hs kể tốt.
2.2. Rèn k/n viết:
- Yêu cầu hs đọc đề bài 2.
- Yêu cầu hs chọn 1 trong 2 ý b và c, sau đó tự viết câu trả lời của mình vào vở.
- Hs tự làm bài, sau đó 1 số hs đọc bài của mình trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Số 10.000 - luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết số 10.000 (mười nghìn và một vạn)
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.
II. Đồ dùng dạy – học:
10 tấm bìa viết số 1000 như SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t số 10.000:
- Cho hs lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK: Có tất cả mấy nghìn?
- 8 nghìn, hs đọc: tám nghìn
- Cho hs lấy thêm 1 tấm bìa ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa và TL: Chín nghìn? thêm 1 nghìn là mấy nghìn?
- 10.000, nhìn số 10.000 và đọc: mười nghìn.
- Giáo viên: Số 10.000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
- 3 hs nhìn Gv chỉ số và đọc lại số đó.
- Số 10.000 có mấy chữ số?
- 5 chữ số: 1 chữ số 1 và 4 chữ số 0.
- Gồm những chữ số nào?
2 Luyện tập
Bài 1 : Gọi hs nêu yêu cầu và trả lời miệng bài tập.
Bài 2 : Tiền hành tương tự bài 1
Bài 3 :HD hs làm bài , lưu ý để hs nhận ra thế nào là các số tròn chục.
Bài 4 : gọi hs đọc đề bài và hướng dẫn
Có số 9999 muốn có số 10 000 ta làm thế nào ?
Y/c hs tự làm tiếp
Bài 5 : GV đọc từng số rồi yêu cầu hs viết số liền trước, số liền sau
Nhận xét và cho điểm
Bài 6 : GV hướng dẫn hs vẽ tia số
Y/c đọc các số trên tia số
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn hs về làm bài tập
ngày tháng năm 2007
Thể dục
ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kỹ năng về ĐHĐN.
- Yêu cầu HS tập luyện tốt, đúng kỹ năng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, kẻ vạch cho trò chơi “ Chạy tiếp sức”
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Số lần
T.Gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Đi đều theo 4 hàng dọc.
1-2’
1’
2
- Theo 4 hàng dọc
Cơ bản
- Ôn các động tác ĐHĐN
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”
10-12’
10-12’
- GV cho lớp ôn lại động tác đi đều, quay phải, quay trái.
+ Các tổ tự tập lại.
+ Yêu cầu các tổ biểu diễn các động tác ĐHĐN trước lớp.
+ GV nhận xét, sửa chữa kỹ năng HS
- GV phổ biến lại luật chơi.
+ Cho các tổ thi chạy tiếp sức: 2 lần
+ TK trò chơi.
Kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Giao BVN: Ôn các động tác RLTTCB
1’
2’
- Tự ôn luyện 15-20’
-2-3 hs đọc
- HS tự làm bài vào vở
-…ta chỉ cần thêm một đơn vị
-5 hs lên bảng, lớp làm vào vở
-Đọc các số từ 9990 đến 10000
-Đọc xuôi , đọc ngược
File đính kèm:
- Tuan19.doc