I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn kì 1.
- Hiểu nghĩa các từ trong phần chú giải.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B. Kể chuyện
Rèn kĩ năng nói và rèn kĩ năng nghe cho HS.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thơ văn : nhân hoá.
2. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu BT.
- HS làm vở nháp, 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết quả:
+Anh đom đóm đã được nhân hoá gọi bằng anh,.
+Tính nết của đom đóm: chuyên cần.
+Hoạt động của đom đóm: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo,...
Bài 2:
-1HS đọc bài, nêu yêu cầu bài.
- 2 HS đọc bài thơ: Anh Đom Đóm.
- HS làm vào VBT, gọi 1 số HS đọc kết quả.
- Nhận xét. Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- HS đọc bài nêu yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS xác định đúng, bộ phận nào trong câu trả lời câu hỏi: Khi nào?
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở. Nhận xét.
Bài 4:
- HS tự làm bài, nhẩm câu trả lời và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò(1/)
- GV: Gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối,.. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người gọi là nhân hoá.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS
Thủ công Đ19
ôn tập chương II: Cắt dán chữ cái đơn giản.
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố cách cắt dán chữ cái đơn giản theo đúng qui trình.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt để hoàn thành sản phẩm.
II. Chuẩn bị: Kéo, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC( 2 phút): Kiểm tra đồ dùng học tập.
B. Dạy bài mới(33 phút)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Thực hành:
- GV nêu yêu cầu: Các em tự cắt, dán 2 – 3 chữ cái đã học ở chương 2.
- Gọi 1 số em nêu lại qui trình cắt chữ H, U, I, E, V.
- GV gọi 1 số HS nêu bài làm của mình: ? Em thích cắt và dán chữ nào?
- HS làm bài tự cắt các chữ mà em thích.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS làm xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
3. Củng cố,dặn dò:(1 phút)
- GV nhận xét giờ, tinh thần học tập của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau.
Chính tả Đ38
Nghe - viết: Trần Bình Trọng.
I. Mụcđích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết đúng chính tả bài: Trần Bình Trọng. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài. Viết đúng các dấu câu, trình bày sạch đẹp.
2. Làm đúng các bài tập: Điền vào chỗ trống l/n.
II. Đồ dùng dạy học:Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/): GV đọc cho HS viết vào vở nháp, 1- 2 HS viết bảng lớp các từ sau: liên hoan, nên người, náo nức..
B. Bài mới(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần - 2 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
- GV hỏi:
+ Khi giặc dụ dỗ hứa phong tước vương, Trần Bình Trọng đã khảng khái trả lời như thế nào? Em hiểu câu nói này của Trần Bình Trọng như thế nào?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa?
+ Câu nào được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm?
- HS tập viết những tiếng các em dễ viết sai.
b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài.
3. Hướng dẫn bài tập:
Bài 2:
- GV chọn cho HS làm BT(2a)
- HS nêu yêu cầu BT: điền l/n vào chỗ chấm.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Nhận xét, chữa bài.
Lời giải : nay là - liên lạc – nhiều lần – luồn sâu – nắm tình hình – có lần – ném lựu đạn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2008
Toán Đ 95
Số 10000. Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết số 10000( mười nghìn hay 1 vạn).
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ học toán 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4 '): 1h/s chữa BT 4. Nhận xét.
B. Bàì mới:(29')
1. GTB:
- GV hỏi: Số lớn nhất có 4 chữ số là số nào?
- GV: Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 9999 là số nào.
2. Giới thiệu số 10000:
- Cho HS lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK.
? Có mấy nghìn?( 8000)
- GV yêu cầu HS lấy thêm 1 thẻ ghi số 1000 nữa đặt cạnh 8 thẻ số lúc trước, đồng thời cũng gắn thêm một thẻ số trên bảng.
? Chín nghìn thêm 1 nghìn nữa là mấy nghìn?( 10000). HS đọc.
- GV hỏi: Số mười nghìn gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào?
- GV: Mười nghìn còn gọi là một vạn.
3. Thực hành:
Bài1:
- GV gọi Hs đọc yêu cầu của đề(viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000)
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp. Nhận xét.
? Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn nghìn?(...là các số có tận cùng là 3 chữ số 0, riêng số 10000 có 4 chữ số 0 ở tận cùng)
? Em hiểu thế nào là các số tròn nghìn?(... là các số có tận cùng là 3 chữ số 0)
- HS đọc các số vừa viết được.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
? Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn trăm này?( ..có tận cùng là 2 chữ số 0)
- HS đọc số tròn trăm vừa tìm được và yêu cầu HS lấy VD về các số tròn trăm.
Bài 3: HS làm tương tự như bài 2.
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm. Nhận xét: Bạn viết đúng hay sai? Vì sao?
Bài 5:
- 1 HS đọc bài. GV hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm thế nào
- Hai HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Chữa bài.
Bài 6:
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và vẽ tia số vào vở.
? Tia số này bắt đầu từ đâu đến đâu? Các số được biểu diễn trong tia số là những số như thế nào?
- HS viết các số còn thiếu vào chỗ trống trên tia số.
- HS đọc các số trên tia số.
3. Củng cố dặn dò (2')
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tự nhiên xã hội Đ38
Vệ sinh môi trường(tiếp theo).
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Nêu được vài trò của nước sạch đối với sức khoẻ.(HĐ1)
- Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ.(HĐ2)
- Giải thích được vì sao cần phải xử lí nước thải.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3/) ? Nêu tác hại của việc người và gia sức phóng uế bừa bãi đối với môi trườngvà sức khoẻ con người?
B. Bài mới:(32/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. HĐ1: Quan sát tranh:
- HS quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra nơi bạn đang sinh sống không?
- Gọi vài nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý. HS đọc mục bạn cần biết.
3. HĐ2: Thảo luận về cách sử lí nước thải hợp vệ sinh.
- Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?
- Quan sát tranh 3, ỏctang73 SGK, thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi sau:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh, tại sao?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
- Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
- GV lấy ví dụ thực tế để phân tích cho học sinh hiểu: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học, 2 HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tập làm văn Đ19
Nghe – kể: Chàng trai làng Phù ủng.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: Nghe kể lại câu chuyện: Chàng trai làng Phù ủng. Nhớ lại nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
2.Rèn kĩ năng viết:Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c; Đúng nội dung, đúng ngữ pháp(viết thành câu) rõ ràng đủ ý.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3/) GV giới thiệu chương trình TLV học kì II.
B. Bài mới:(32/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn HS nghe kể:
Bài 1: HS nghe- kể chuyện:
- GV nêu yêu cầu bài tập, giới thiệu về Phạm Ngũ Lão.
- HS đọc yêu cầu và 3 câu hỏi gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện cho HS nghe(2 hoặc 3 lần)
- GV kể lần 1. Kể xong, GV hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+ Vì sao Trần Hưng Đạo lại đưa chàng trai về kinh đô?
- GV kể lần 2, 3.
- HS tập kể theo nhóm ba.
- Gọi 1 số nhóm HS thi kể chuyện theo vai(3 nhân vật).
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài(viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c).
- HS làm vào VBT.
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thể dục Đ38
ôn đội hình đội ngũ. Trò chơi: Thỏ nhảy.
I. Mục tiêu :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chủ động. Riêng em Giang yêu cầu thấp hơn.
- Chơi trò chơi: Thỏ nhảy. Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động. Em Giang chỉ cần biết cách chơi.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường vệ sinh sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu(5')
- Tập hợp báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- HS chạy chậm thành1 hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV.
- Trò chơi: Chui qua hầm.
2.Phần cơ bản (25')
*)Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.(15 phút)
- Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2 – 3 lần.
- Tập luyện theo tổ ở các khu vực đã phân công, HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đến từng tổ sửa sai cho HS.
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV.
*) Chơi trò chơi: Thỏ nhảy( 10 phút)
- Gv cho HS nêu lại cách chơi.
- Cho HS tập khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, hông và thực hiện động tác cúi gập thân.
-Cho HS chơi. GV điểu khiển và làm trọng tài cuộc chơi.
3.Phần kết thúc(5/)
- Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
******************************************************************
Phần kí duyệt của giám hiệu.
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (22).doc