A . Tập đọc
1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
-Đọc trơi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : ruộng nương, thuở xưa, xuống biển, ngút trời, võ nghệ,
-Giọng phù hợp với diễn biến của truyện
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
-Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1 .
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài (giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích).
-Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
33 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường Tiểu Học Gio Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS theo dõi và dò lỗi).
- Cho HS báo lỗi . NX – tuyên dương.
- Thu một số vở – chấm, ghi điểm.
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 2:
GV treo bảng phụ .
GV chốt lời giải đúng :
a) lành lặn, nao núng, lanh lảnh
b) đi biền biệt, thấy tiên tiếc, xanh biêng biếc.
Bài 3 a :
GV chốt lời giải đúng
Câu a) lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh, lập đông, la hét,…
4 .Củng cố :
GV nhận xét – tuyên dương.
Về nhà xem sửa lại những lỗi chính tả, làm các bài tập luyện tập vào vở.
* Nhận xét tiết học .
- Vài HS nhắc lại.
HS theo dõi.
…. 2 HS đọc lại đoạn văn
HS làm việc theo nhóm đôi.
HS làm việc theo nhóm tổ.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK
- HS viết bảng con các từ : lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử, …
- HS viết bài
- HS dùng bút chì dò lỗi chính tả
HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào giấy nháp
- 2 HS lên làm bảng lớp
- Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm)
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu đố .
- 3 HS nêu miệng kết quả
- HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
TOÁN
Tiết 92 : LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU :
Giúp HS
Củng cố về đọc viết các số có bốn chữ số (mỗi số đều khác 0).
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
Làm quen bước đầu với số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000)
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 + bài tập 2
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định
2 . Bài cũ :
-GV kiểm tra 1 số vở của HS.
- GV nhận xét – Ghi điểm
2 . Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học - Ghi tựaho
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : Viết (theo mẫu) :
Bảng phụ
Đọc số
Viết số
Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy
8527
Chín nghìn bốn trăm hai mươi hai
Một nghìn chín trăm hai mươi tư
Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm
Một nghìn chín trăm mươi mốt
Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt
Bài 2 : Viết (theo mẫu) :
Viết số
Đọc số
1942
Một nghìn chín trăm hai mươi hai
6358
4444
8781
Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
7155
Bài 1 và bài 2 củng cố cho ta gì ?
Bài 3 : Số ?
GV yêu cầu HS viết tiếp các số thích hợp vào ô trống
4.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi gạch của tia số.
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
-Về nhà ôn bài và làm lại bài tập 3
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS làm bài 3
- 1 tổ nộp vở
- 3 HS nhắc tựa
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán
- 5 nhóm làm giấy nháp. Đại diện 5 nhóm lên bảng điền vào bảng phụ các số : 9422; 1924; 4765; 1921; 5821 .
- 5 HS lên bảng điền vào bảng cách đọc số. Cả lớp làm giấy nháp.
+ Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
+ Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn.
+ Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt.
+ Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm.
+ Số : 9246
… Bài1 và bài 2 củng cố cho ta kiến thức cách đọc viết các số có 4 chữ số.
3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng – Cả lớp làm giấy nháp.
a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656.
b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126
c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500.
2 nhóm mỗi nhóm 7 HS lên chơi trò chơi tiếp sức viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi gạch của tia số.
THỂ DỤC
Bài 37:TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I . MỤC TIÊU :
Ôn các bài rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu HS thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
Học trò chơi : “Thỏ nhảy”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu.
II . CHUẨN BỊ:
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ luyện tập bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi.
III . LÊN LỚP
ĐL
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2phút
2phút
2phút
12-14 phút
10 -12 phút
2phút
1-2phút
1 . Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi“Bịt mắt bắt dê”
2 . Phần cơ bản
- Ôn các bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
- GV hướng dẫn hs ôn lại các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác thực hiện (2-3lần)
- GV nhận xét rối cho tập tiếp
- GV cho HS ôn tập theo từng tổ khu vực đã qui định.
* Chơi trò chơi “Thỏ nhảy “
- GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi.
- GV làm mẫu, rồi cho các em nhảy thử bằng hai chân theo cách nhảy của thỏ.
- GV trực tiếp điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết.
3 . Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay theo nhịp và hát .
- GV cùng hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học
Lớp tập trung theo đội hình 4 hàng dọc
t
THỦ CÔNG
Bài 13 : ĐAN NONG MỐT (T1)
I .MỤC TIÊU :
HS biết cách đan nong mốt.
Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm đan nan. .
II . CHUẨN BỊ
Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc vá nan ngnang khác màu nhau.
Tranh quy trình đan nong mốt.
Các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa.
Hoạt động 1 : GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét .
GV giới thiệu tấm đan nong mốt (h1) và hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- GV liện hệ thực tế : Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá…
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan bằng nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa,…
Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, các em sẽ học cxách đan nong mốt bằng giấy, với cách đan đơn giản.
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan
- GV hướng dẫn lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa
- GV hướng dẫn cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan .
Bôi hồ vào mặt sau của bốn nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát máp tấm đan cho đẹp.
* Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong mốt tt “
HS nhắc tựa.
HS quan sát trả lời câu hỏi
HS quan sát mẫu, nhắc lại từng bước thực hiện.
HS lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
- HS tập đan theo hướng dẫn.
- HS bôi hồ vào nép dán xung quanh.
HS thực hành trên giấy nháp.
Thứ sáu
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu
-HS hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
-HS biết cách trang trí hình vuông.
-Trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học
Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
Một số bài trang trí hình vuông.
Hình gợi ý cách trang trí.
III.Các hoạt động lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
GV đưa mẫu vật hình vuông có trang trí, giới thiệu, ghi tựa
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
-GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông và nêu một số câu hỏi để HS nhận xét.
-GV chỉ trên hình mẫu để HS thấy:Sắp xếp xen kẽ các họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt sẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Hoạt động 2:Cách trang trí hình vuông
-GV hướng dẫn:
+Vẽ hình vuông
+Kẻ các đường trục
+Vẽ hình mảng …
+Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng
-Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của bài trang trí.
Hoạt động 3:Thực hành
_GV hướng dẫn HS từng bước
-Gợi ý cách vẽ màu
-Hướng dẫn HS còn chậm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý HS nhận xét và xếp loại.
GV nhận xét
Dặn dò
Sưu tầm tranh đề tài ngày Tết và lễ hội.
HS nhận biết được:
+Cách sắp xếp họa tiết
-Họa tiết lớn thường ở giữa
-Họa tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh,
-Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+Cách vẽ màu:
-màu cần rõ ở trọng tâm
-màu có đậm, có nhạt.
HS quan sát
HS thực hành
Hs đánh giá sản phẩm.
File đính kèm:
- giaoanlop3dhgsaukhfwioe (9).doc