Giáo án Lớp 3 Tuần 18 Năm 2004-2005

1. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :

- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :

- Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 

doc40 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 18 Năm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu em điều gì ? Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư Yêu cầu cả lớp viết thư Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. Cá nhân Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị. Cá nhân Lớp nhận xét và bổ sung Cá nhân Ôn Chính tả GV tiếp tục ôn cho học sinh nghe viết đúng chính tả để chuẩn bị thi kiểm tra viết. Giáo viên đọc bài thơ chuẩn bị cho học sinh viết chính tả Gọi học sinh đọc lại bài thơ : “ Anh đom đóm”. Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ. GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở. Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả. Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi : + Bạn nào viết sai chữ nào? GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu ) Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc Học sinh đọc Cá nhân HS chép bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay Tập làm văn Toán I/ Mục tiêu : Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học Thực hiện nhân số có hai hoặc ba chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ), thực hiện phép chia số có ba chữ số với số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ). Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. Tính chu vi hình chữ nhật Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút Giải bài toán có hai phép tính. II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút : Tính nhẩm : 6 x 5 = … 3 x 9 = … 8 x 4 = … 18 : 3 = … 64 : 8 = … 42 : 7 = … 72 : 9 = … 9 x 5 = … 4 x 4 = … 56 : 7 = … 28 : 7 = … 7 x 9 = … Đặt tính rồi tính : 54 x 3 = … 306 x 2 = … 856 : 4 = … 734 : 5 = … Tập làm văn Toán I/ Mục tiêu : Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học Thực hiện nhân số có hai hoặc ba chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ), thực hiện phép chia số có ba chữ số với số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ). Tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính. Tính chu vi hình chữ nhật Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút Giải bài toán có hai phép tính. II/ Dự kiến đề kiểm tra trong 40 phút : Tính nhẩm : 6 x 5 = … 3 x 9 = … 8 x 4 = … 18 : 3 = … 64 : 8 = … 42 : 7 = … 72 : 9 = … 9 x 5 = … 4 x 4 = … 56 : 7 = … 28 : 7 = … 7 x 9 = … Đặt tính rồi tính : 54 x 3 = … 306 x 2 = … 856 : 4 = … 734 : 5 = … Tính giá trị của biểu thức : 14 x 3 : 7 42 + 18 : 6 Một cửa hàng có 96kg đường, đã bán được số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường ? Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm là : A. 25cm B. 35cm C. 40cm D. 50cm Đồng hồ chỉ : 5 giờ 10 phút 2 giờ 2 phút 2 giờ 25 phút 3 giờ 25 phút III/ Hướng dẫn đánh giá : Bài 1 : ( 2 điểm ). Mỗi phép tính đúng được điểm. Bài 2 : ( 2 điểm ). Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được điểm Bài 3 : (1 điểm). Tính đúng giá trị của mỗi biểu thức và trình bày đúng được điểm Bài 4 : ( 3 điểm ) Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số đường của cửa hàng được điểm. Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm số đường còn lại của cửa hàng được 1 điểm Viết đáp số đúng được điểm Bài 5 : ( 2 điểm ) Khoanh vào D được 1 điểm Khoanh vào câu C được 1 điểm Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết được sự ô nhiễm của rác thải đối với sức khoẻ con người. Kĩ năng : HS nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải, các hình trong SGK trang 68, 69 Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ôn tập và kiểm tra học kì 1 ( 4’ ) Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, … mà em biết Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Vệ sinh môi trường Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( 13’ ) Mục tiêu : HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người Phương pháp : quan sát, thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý : + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, … thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp ( 13’ ) Mục tiêu : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Phương pháp : quan sát, thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho từng cặp học sinh quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời câu hỏi theo gợi ý : + Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai. + Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống : đường phố, ngõ xóm, bản làng … Giáo viên vẽ bảng để điền những câu trả lời của học sinh và căn cứ vào phần trả lời của học sinh, Giáo viên giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh. Tên xã (huyện) Chôn Đốt Ủ Tái chế Hoạt động 3: tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn, hoặc những hoạt cánh ngắn để đóng vai Giáo viên cho học sinh sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát “Chúng cháu yêu cô lắm” Giáo viên giới thiệu : Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh Cô dạy chúng cháu vui học hành Tình tính tang, tang tính tình Dạy chúng cháu yêu lao động Giáo viên cho học sinh trình bày bài hát của mình Nhận xét, tuyên dương Hát Học sinh liên hệ Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn…) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh Xác chết xúc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như : ruồi, muỗi, chuột,… Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh liên hệ ( 7’ ) Học sinh sáng tác bài hát Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 37 : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ) . Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập về các chữ hoa đã học. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N cỡ nhỏ Cho học sinh viết : Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở.

File đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 18.doc
Giáo án liên quan