I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, .
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó: công đường, bồi thường
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách sử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
B. Kể chuyện:
1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Phan Thị Kiều Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh thảo luận để tìm tất cả các hcn có trong các hình sau đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của mỗi hình.
Bài 4:HS suy nghĩ và tự vẽ hình.
4. Củng cố, dặn dò:
- ? Nêu đặc điểm của hcn vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là hcn.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Luyện từ và câu Đ17
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
- Ôn tập mẫu câu: Ai thế nào?
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng, dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:(4/) 2 HS làm miệng BT1, 3 của tuần 16. Nhận xét.
B.Bài mới(31/)
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học.
2.Hướng dẫn bài tập:
Bài 1:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu. GV nhắc nhở HS có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của 1 nhân vật.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV ghi nhanh lên bảng:
+ Mến: dũng cảm/ tốt bụng/ không ngần ngại cứu người/ biết sống vì người khác/...
+ Đom Đóm: chuyên cần/ chăm chỉ/ tốt bụng.
+ Chàng Mồ Côi : thông minh/ tài trí/ công minh/ biết bảo vệ lẽ phải/ ....
+ Chủ quán: tham lam/ dối trá/ xấu xa/ vu oan cho người/....
Bài 2:
- HS đọc bài, nêu yêu cầu bài ( đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?)
- 1 HS đọc lại câu mẫu.
- HS làm bài vào VBT.
- Gọi 1 số em lên bảng làm. Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Ai?
thế nào?
Bác nông dân
rất chăm chỉ/ rất chịu khó/ vui vẻ khi vừa cày xong thửa ruộng/...
Bông hoa trong vườn
thật tươi tắn/ thơm ngát/ thật tươi tắn trong buổi sáng mùa thu/...
Buổi sớm hôm qua
lạnh buốt/ lạnh chưa từng thấy/ chỉ hơi lành lạnh/...
Bài 3:
- HS đọc bài nêu yêu cầu bài ( điền dấu phẩy...)
- HS tự làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò(1/)
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS
Thủ công Đ17
Cắt dán chữ vui vẻ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biếtvận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ vui vẻ.
- Kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm cắt dán chữ.
II. Chuẩn bị: - Kéo giấy thủ công, tranh qui trình
- Mẫu chữ VUI Vẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC( 2 phút): KT đồ dùng học tập.
B. Dạy bài mới: (33 phút)
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu chữ: Vui vẻ.
- HS quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ. Nhận xét khoảng cách giữa các chữ.
- HS nêu lại cách kẻ, cắt, dán chữ v, u, i, v, e.
- Nhận xét củng cố cách kẻ, cắt chữ.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu và thực hành:
- GV vừa nêu lại các bước thực hiện vừa làm cho HS quan sát.
- HS nêu lại các bước:
+ Bước 1: Kẻ, cắt, dán chữ cái của chữ vui vẻ và dấu hỏi.
+ Bước 2: Dán thành chữ vui vẻ.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò:(1 phút)
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS.
Chính tả Đ34
Nghe- viết: Âm thanh thành phố.
I. Mụcđích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp đoạn cuối bài Âm thanh thành phố.Viết hoa đúng các tên riêng....
- Làm đúng các bài tập:Tìm các từ chứa tiếng có vần khó ui/uôi, chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học: VBT TV- 3
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3/):1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp 5 chữ bắt đầu bằng d/gi/ r.
B.Bài mới: (32/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần - 2 HS đọc.
- GV hỏi:
+ Trong đoạn có những chữ nào viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- HS đọc thầm đoạn văn ghi nhớ những từ các em viết sai : pi- a- nô,...
b) GV đọc HS viết bài vào vở. Soát bài.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm1 số bài, nhận xét từng bài..
3. Hướng dẫn bài tập:
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- Mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức: mỗi em viết nhanh 1 từ có vần ui/ uôi rồi bạn sau viết tiếp...
- Nhiều HS nhìn bảng, đọc kết quả. GV nhận xét bổ sung. HS sửa vào VBT.
VD: + ui: củi, cặm cụi, dùi cui, mủi lòng,....
+ uôi: chuối, buổi sáng, đá cuội, ....
Bài 3a:
- GV chọn cho HS làm BT3a. H/s nêu yêu cầu.
- HS tự làmvào vở. Gọi HS đọc kết quả, nhận xét.
KQ: a) giống – rạ - dạy
4. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh.
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Toán Đ 85
Hình vuông.
I. Mục tiêu:
- Biết được hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
- Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông.
II.Đồ dùng dạy học: ê- ke,...
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(2 '): KT đồ dùng học tập của HS
B. Bàì mới:(33')
1. GTB: GV nêu mục tiêu giờ học.
2.Giới thiệu hình vuông:
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hcn, 1hình tứ giác.
- Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông.
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
- Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Liên hệ:Tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- GV hỏi: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
3. Thực hành:
Bài1:
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.( dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình...)
- HS báo cáo kết quả. Nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: Yêu cầu HS vẽ hình như SGK vào vở ô li.
3. Củng cố dặn dò: (2')
- Nêu đơn vị kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tự nhiên xã hội Đ34
Ôn tập học kỳ 1.
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Kể tên các bộ phận của các cơ quan trong cơ thể.
- Nêu chức năng của 1 trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(3/) ? Nêu qui định đối với người đi xe đạp ?
B. Bài mới:(32/)
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. HĐ1: Chơi trò chơi: Ai nhanh ? Ai đúng ?
- Bước 1: GV chuẩn bị các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
+ Treo sơ đồ( sơ đồ câm) hình các cơ quan hô hấp, .... lên bảng.
+ HS thảo luận trong thời gian 5 phút để chuẩn bị cho trò chơi.
- Bước 2: Tổ chức cho các nhóm lên gắn thẻ vào tranh:
+ Cho HS nhận xét kết quả sau khi chơi, cho HS đọc kết quả đã thảo luận.
VD:
-Cơ quan hô hấp gồm:
+Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
+ Nhờ HĐ thở của cơ quan hô hấp mà cơ thể chúng ta luôn có đủ khí ô- xi để sống.
- Cơ quan tuần hoàn:
+ Các mạch máu và tim.
+ Tim luôn luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu:
+Thận phải, thận trái, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy racác chất thải độc hại...
+ Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu chúng ta cần tắm rửa thường xuyên sạch sẽ, thay quần áo hằng ngày, uống đủ nước và không nhịn đi tiểu.
- Cơ quan thần kinh:
+ Não, tuỷ sống, các dây thần kinh.
+ Ăn ngủ, học tập, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ, không làm việc căng thẳng, không lo nghĩ, buồn bực, tức giận, ... không dùng các chất kích thích...
3.Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung kiến thức của tiết học.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Tập làm văn Đ17
Viết về thành thị, nông thôn.
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết: Dựa vào nội dung bài TLV miệng tuần 16, HS viết được 1 lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị( hoặc nông thôn): thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn trình tự mẫu của lá thư.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:(4/) 2 HS kể lại những điều em biết về thành thị và nông thôn.
B. Bài mới:(31/)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn bài tập:
- HS đọc yêu cầu của bài( nhìn bảng phụ)
- GV mời 1 HS giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
- GV có thể nhắc HS viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn; trình bày thư cần đúng thể thức, nội dung hợp lí.
- HS làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc thư trước lớp. GV chấm điểm 1 số bài viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhắc những HS chưa viết xong bài về nhà viết tiếp.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh: Ôn lại tất cả các bài tập đọc, HTL từ đầu năm để giờ sau kiểm tra.
Thể dục Đ34
Ôn đội hình đội ngũ và thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
I. Mục tiêu :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu HS thực hiện động tác thuần thục.
- Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện : Sân trường vệ sinh sạch sẽ, còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:(5')
- Tập hợp báo cáo.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học.
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
2.Phần cơ bản (25')
a) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều:
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định, yêu cầu mỗi HS đều được tập làm chỉ huy ít nhất 1 lần.
- GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS.
b) Ôn đi chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái:
- Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2- 3m.
- GV điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn, trật tự.
- Từng tổ trình diễn đi đều 1- 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải, trái: 1 lần.
c) Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- GV điều khiển cho HS chơi. Có thể cùng một lúc cho 2- 3 đội cùng chạy đuổi.GV nhắc HS chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3.Phần kết thúc:(5/)
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò HS: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản.
File đính kèm:
- ldfahojweopkadihfiouaƯPFJAKSLDA (25).doc